Những món ăn trị bệnh cao huyết áp hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những món ăn trị bệnh cao huyết áp hiệu quả

19/04/2015 05:56 AM
294

Những món ăn trị bệnh cao huyết áp hiệu quả. Bệnh nhân cao huyết áp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, cá thu, cá trích...






NHỮNG MÓN ĂN TRỊ BỆNH COA HUYẾT ÁP


CÀ CHUA SỐNG TRỘN ĐƯỜNG

- Cách dùng: Sáng sớm, khi chưa ăn uống gì, lấy 1-2 quả cà chua, dùng nước sôi rửa sạch, thêm chút đường cho đủ ngọt và ăn sống. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 3 ngày, sau đó lại tiếp tục như vậy.

- Công hiệu: Đặc biệt có ích với những người tăng huyết áp kèm theo xuất huyết dưới đáy mắt.

MỘC NHĨ HẦP

Mộc nhĩ là thức ăn có độ dinh dưỡng cao và theo YHCT, mộc nhĩ có vị cam, tính bình, không độc, có tác dụng: tư bổ cường tráng, tư vị ích khí, hòa trung lương huyết, giáng áp lợi tiện.

- Cách dùng: Mộc nhĩ khô 3g (mộc nhĩ đen hoặc trắng đều được), ngâm nước một đêm, hôm sau đem hấp chín, thêm chút đường phèn, ăn trước khi đi ngủ. Dùng liên tục 10 ngày, nghỉ 3 ngày lại tiếp tục. Có thể dùng lâu ngày mà không gây tác dụng phụ.

- Công hiệu: Hạ huyết áp, phòng trị xơ cứng mạch máu và xuất huyết đáy mắt.

CHÁO RAU CẨN

- Nguyên liệu: Rau cần tươi 60g-, gạo tẻ 70-100g.

- Cách nấu: Rau cần rửa sạch, thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi, đổ khoảng 600ml nước nấu thành cháo.

- Cách dùng: Mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng, buổi tối. Ắn khi cháo còn nóng, không nên để lâu. Cháo này tác dụng chậm, phải dùng lâu mới kiến hiệu.

- Công hiệu: Lợi tiểu, bổ thận, thanh nhiệt, bình can. Dùng cho người cao huyết áp, đái đường v.v…

CHÁO SẰN DÂY

- Nguyên liệu: Bột sắn dây 30g, gạo tẻ 50g.

- Cách nấu: Gạo tẻ ngâm nước một đêm. Hôm sau, dùng khoảng 500ml nước, cùng với bột sắn dây, cho vào nồi đất, dùng lửa nhỏ nấu đến khi thấy cháo đặc quánh lại là được.

- Cách dùng: Ắn khi cháo âm ấm, lúc nào cũng được.

- Công hiệu: Hạ huyết áp, thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát, cầm ỉa chảy… Dùng cho người cao huyết áp, bệnh động mạch vành, đái đường ở người già, mùa hạ khát uống nước nhiều.

- Cấm kî: Người tỳ vị hư hàn không dùng được.

CHÁO HẠT SEN

- Nguyên liệu: Hạt sen tán bột 15g, gạo tẻ 30g, đường đỏ tùy thích.

- Cách nấu: Ba thứ trên cùng cho vào nồi đất, đổ khoảng 300ml nước, đun cho sôi thì dùng lửa nhỏ nấu cho đến khi đặc quánh lại là được.

- Cách dùng: Ắn lúc nào cũng được.

- Công hiệu: Bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Thích hợp cho những người cao huyết áp tiêu hóa kém (tỳ hư), thận yếu, di tinh tiểu tiện nhiều lần, yếu tim, buồn bực mất ngủ v.v…

- Cấm kî: Khi bị ngoại cảm hoặc có chứng thực nhiệt không nên dùng.

CHÁO SƠN TRA

- Nguyên liệu: Sơn tra 30-40g, gạo tẻ 100g, đường cát 10g.

- Cách nấu: Cho sơn tra vào nồi đất, sắc lấy nước, bỏ bã. Cho gạo vào nấu thành cháo, khi cháo chín cho thêm đường vào.

- Cách dùng: Ắn thêm vào giữa các bữa ăn chính. Lúc đói không nên ăn. Mỗi liệu trình từ 7 đến 10 ngày.

- Công hiệu: Làm mạnh tỳ vị, tiêu thực tích, tán huyết ứ. Dùng cho người cao huyết áp, đau thắt tim, xơ vữa động mạch vành. Có thể dùng cả cho trẻ em chán ăn, bụng đầy.

CHÁO CÀ RỐT

- Nguyên liệu: Cà rốt, gạo tẻ.

- Cách nấu: Cà rốt thái nhỏ, cùng gạo cho vào nồi nấu chín thành cháo.

- Cách dùng: Ắn nóng vào buổi sáng và buổi tối. Cháo này dễ bị thiu, chỉ nên nấu bữa nào ăn bữa ấy.

- Công hiệu: Kiện tỳ hòa vị, hạ khí hóa trệ, sáng mắt, lợi tiểu, hạ huyết áp. Dùng cho những người cao huyết áp, tiêu hóa kém, quáng gà. Có thể dùng cả cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng.

Bệnh nhân cao huyết áp nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, cá thu, cá trích...

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ lên đến 87% ở những người bị cao huyết áp do cholesterol cao, ít bổ sung vitamin A và vitamin E. Vì thế bác sĩ khuyên mọi người nên bổ sung vitamin trong bữa ăn hàng ngày để phòng và trị chứng cao huyết áp. Cụ thể các loại vitamin đó có trong một số thực phẩm quen thuộc như:

1. Vitamin E: 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới dùng hơn 30 đơn vị vitamin E giảm 37% nguy cơ bệnh tim mạch. Những người muốn giảm cao huyết áp bằng vitamin E nên sử dụng 800 đơn vị vitamin E tự nhiên mỗi ngày.

Một số thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu...

huongduong-jpg-1355118244_500x0.jpg

Hạt hướng dương giúp phòng và trị cao huyết áp. Ảnh: Thaphimex.

Y văn thế giới ghi rõ, vitamin E là chất chống ôxy hoá. Nó có tác dụng ngăn ngừa các tế bào mỡ trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp, bảo vệ các động mạch khỏi ảnh hưởng của cholesterol LDL bị ôxy hoá. 

2. Vitamin C: 

Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đủ ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn.

Vitamin C có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp. Hơn nữa sự có mặt của vitamin này giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của các gốc tự do có hại cho thành mạch máu, làm lành vùng thành mạch bị tổn thương, ngăn hình thành mảng bám tại những nơi có vết thương và tăng lượng cholesterol tốt HDL. 

Các nhà nghiên cứ khuyên những người bị cao huyết áp, lượng vitamin C tối thiểu nên dùng là 2.500 mg vitamin C mỗi ngày.

3.Vitamin A: 

Vitamin A được tìm thấy ở nhiều nguồn thực phẩm như: Cá thu, cá trích, những loại quả màu vàng và rau xanh sẫm có chứa một lượng lớn tiền vitamin A.

ca-thu1-jpg-1355118244_500x0.jpg

Nên bổ sung cá vào khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Ảnh: wp.

Vitamin A giúp hoà tan chất béo và ngừa cholesterol xấu LDL do có tác động tích cực đến các tế bào mỡ.

Lưu ý: Dùng vitamin A với liều lượng cao rất nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân cao huyết áp muốn chỉ nên dùng 5.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày.

4. Vitamin "tinh thần", đó chính ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: 

Các nhà khoa học trường Đại học Y Harvard ở Boston, Mỹ đã chỉ ra thiếu ngủ và tình trạng căng thẳng kéo dài là tác nhân làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì thế huyết áp có thể được kiểm soát bằng "phương thuốc" đơn giản là tăng thêm thời gian ngủ. Riêng với người có dấu hiệu bị cao huyết áp chỉ cần đi ngủ sớm hơn một tiếng đồng hồ vào ban đêm sẽ phục hồi được sức khỏe trong vòng 6 tuần.

Nghiên cứu này được đăng trên trang Journal of Sleep Research. Qua đây, các nhà khoa học đang đệ trình ngành y tế nên đưa loại "vitamin ngủ" này vào quy định điều trị chứng cao huyết áp.

Một số món ăn chữa bệnh cao huyết áp

k












Cao huyết áp là bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10-15% dân số. Bệnh ít có biểu hiện lâm sàng nên nhiều người bệnh thường không biết mình bị cao huyết áp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đột ngột biến chứng gây tàn phế và dễ dẫn tới tử vong.

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều món ăn có thể giúp đề phòng được bệnh cao huyết áp.

Các món ăn từ cà tím chữa cao huyết áp

Cà tím còn có tên khoa học là Solanum melongema. Trong các loại cà, đặc biệt cà tím dài là thực phẩm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi. Cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với nhiều gia vị và thức ăn khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm.

Theo Đông y, cà tím, đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ, có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.

Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới. Để phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, người dân nên ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung.

Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:

-Cà tím xào mã đề

Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; Hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.

Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm rồi cho cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp.
- Canh gà, cà tím

Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.
Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn, có tác dụng giảm mỡ, hạ huyết áp.
- Cà tím nhồi om:

Cà tím dài 3 quả nhỏ, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.


Các món cháo chữa bệnh cao huyết áp
- Cháo song nhĩ hạ áp

Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.

- Cháo mộc nhĩ đen và táo tầu
Mộc nhĩ đen ngâm nước cho nở ra, xé thành miếng nhỏ, táo tàu rửa sạch bằng nước sôi, lọc bỏ hạt, trộn với đường, ngâm 20 phút. Cho mộc nhĩ đen và gạo tẻ vào cùng để nấu thành cháo. Sau đó cho táo tàu và đường đỏ vào nấu tiếp 10 phút, ăn bữa sáng và bữa tối.

- Cháo sa sâm
Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong một ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần.

- Cháo bột ngô, xa tiền tử
Bôt ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cho vào cháo nấu chín nhừ để ăn hằng ngày.

- Cháo quyết minh tử hạ áp
Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, để nguội rồi nấu với hoa cúc bạch lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nước đó nấu thành cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào, nấu sôi lại là được.

Ăn mỗi ngày một lần, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày. Những bệnh nhân đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này.




THỨC ĂN CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP CAO

- Cá:
Cá là một trong những thức ăn động vật tốt nhất của người bệnh tăng huyết áp. Cá chứa nhiều acid nucleic, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là nguyên tố calcium, kẽm, iod, sắt, mangan… giúp duy trì huyết áp ở trạng thái bình thường.

- Hàu (mẫu lệ): Có vị mặn, chát, tính hơi hàn. Các nhà y học hiện đại Trung Hoa nghiên cứu cho thấy, thịt hàu chứa nhiều nguyên tố kẽm, mỗi 100g hàu tươi chứa 9,39mg kẽm. Thường ăn thịt hàu giúp phòng trị bệnh tăng huyết áp.

- Tôm khô: Tôm khô giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt tươi, tính ấm, là vật phẩm quý giá dùng bổ thận tráng dương. Hàm lượng calcium trong tôm rất cao, mỗi 100g tôm khô chứa 991mg calcium, không có thức ăn nào có thểå so sánh được. Do vậy, thường ăn tôm khô, giúp bổ sung Calcium, phòng ngừa tăng huyết áp.

- Tỏi: Vị cay, tính ấm. Tỏi chứa allycin và selen, cùng giúp hạ huyết áp. Các chất chính trong tỏi là tinh dầu với các sulfur và polysulfur de vinyle, là thành phần tạo ra mùi tỏi, giúp làm giảm chất béo trong huyết thanh và trong gan. Selen ngăn tiểu cầu tích tụ và phòng ngừa máu đông, trợ giúp cho huyết áp bình thường. Cho nên các chuyên gia y học kiến nghị, người bệnh tăng huyết áp vào mỗi sáng lúc bụng đói ăn 1-2 tép tỏi ngâm giấm đường, giúp ổn định huyết áp.

- Củ hành: Vị ngọt, cay, tính bình, chứa nhiều calcium. Các nhà khoa học còn khám phá rằng củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch vành.

- Rau cần tây: Tính mát, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt bình can, lương huyết khu phong. Có thể dùng riêng để vắt nước cốt, thêm một ít đường đen, uống chung với nước chín nguội, hay lấy phần rễ để sắc uống, ngày 2 lần, huyết áp sẽ ổn định.

- Cà tím: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng mát máu thông kinh lạc, chứa vitamin A, nhóm B, C, P, giúp bền các mao mạch và tế bào. Là thức ăn huyền diệu phòng trị bệnh tăng huyết áp.

- Cà chua:
Tính bình, vị ngọt, chua, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, hạ áp. Cà chua chứa các thành phần Bêta-caroten, vitamin P… có hiệu quả nhất định đối với người bệnh tăng huyết áp do xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành. Hàng ngày ăn 2 quả cà chua sống giúp phòng và trị bệnh.

- Dưa hấu: Vị ngọt, tính mát, dịch quả dưa hấu chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Thành phần đường trong dưa có tác dụng ổn định huyết áp.

- Bí đao: Là thức ăn nhiều kali giúp lợi tiểu, vị nhạt, tính mát. Thường ăn bí đao rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh thận và béo phì.

- Đậu xanh:
Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, vị ngọt, tính mát. Thường ăn đậu xanh và chế phẩm đậu xanh sẽ giúp thông kinh mạch, ổn áp. Món giá đậu xanh xào thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành.

- Củ cải trắng:
Tính mát, vị cay, ngọt, đắng, có tác dụng tiêu thực, lý khí, hóa đàm… Nước củ cải dùng chữa chóng mặt do tăng huyết áp.

- Cà rốt:
Chứa nhiều vitamin A và kali, calcium, phosphor, sắt, vị ngọt, tính bình. Muối kali trong cà rốt có tác dụng hạ áp. Có thể chỉ uống riêng nước cốt cà rốt, mỗi lần 100g, ngày 2 lần.

- Chuối:
Bảo vệ cơ tim, cải thiện chức năng mạch máu. Vị ngọt, tính mát. Người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành nên thường xuyên ăn chuối.

- Táo tây:
Tính bình, vị ngọt, chua, là thức ăn nhiều kali ít natri. Kali dồi dào có thể kết hợp natri dư thừa trong cơ thể, để đào thải ra ngoài. Khi ăn quá nhiều muối có thể ăn táo để “trung hòa”. Táo giúp ngừa tăng cholesterol trong máu, giảm đường trong máu, chất xơ của táo có tác dụng thông tiện. Người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành nên thường xuyên ăn táo, có ích cho sức khỏe.

- Hải đới (phổ tai):
Vị mặn, tính mát. Có tác dụng hạ áp, mạnh tim, trì hoãn cơn đau thắt ngực, giảm mỡ máu… Bên cạnh đó, phổ tai còn có thể giảm áp lực trong sọ, trong mắt, giảm nhẹ phù não.

- Rau tần ô:
Vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng lương huyết dưỡng tâm (mát máu bổ tim). Tần ô chứa tinh dầu và cholin, có tác dụng hạ áp, bổ não. Tần ô sống một bó, rửa sạch giã nát vắt lấy nước, uống với nước ấm. Ngày 2 lần, giúp hạ áp, bổ não.

- Đọt xà lách:
Vị ngọt, đắng, tính mát. Chứa nhiều kali, ít natri, giúp lợi tiểu, tăng cường trương lực mạch máu, cải thiện chức năng co bóp của tim.

- Dưa leo:
Vị ngọt tính mát, có tác dụng giải khát, lợi niệu, nhuận trường, giảm đau… Chứa protid, lipid, glucid, calcium, phosphor, sắt và vitamin A, B, C. Dưa leo giúp hạ áp và giảm béo phì. Có thể ăn sống hoặc chín. Cũng có thể dùng dây dưa 15g, sắc uống, ngày 3 lần.

- Bầu hồ lô:
Vị ngọt, nhạt, tính bình. Bầu hồ lô tươi ép lấy nước, dùng uống với mật ong, mỗi lần một cốc nhỏ, ngày 2 lần, 7 ngày là một liệu trình, dùng để hạ áp.

- Củ sen:
Vị ngọt, tính mát. Dùng trị tăng huyết áp kèm triệu chứng căng đầu, hồi hộp, mất ngủ, mỗi ngày dùng 100g củ sen tươi sắc uống, 15 ngày là một liệu trình.

CÁC THỰC PHẨM CHỮA MẤT NGỦ CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP CAO

 

  Các thực phẩm cho người cao huyết mất ngủ

Người mắc bệnh cao huyết áp cần có giấc ngủ đầy đủ thì mới khống chế được hữu hiệu huyết áp, nhưng không ít người mắc bệnh này đều kèm theo chứng mất ngủ, như thế có khả năng làm cho huyết áp tăng cao. Vậy người cao huyết áp nên làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon?

Nếu sử dụng thuốc ngủ đương nhiên có tác dụng chữa trị chứng mất ngủ, nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất lớn, có nghiên cứu phát hiện, phương pháp tốt nhất để đối phó với mất ngủ tức là thực liệu, bao gồm những phương pháp sau.

1. Cho một thìa giấm vào một cốc nước lọc để nguội và uống,có thể trợ giúp chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon.

2. Người mất ngủ thường xuyên có thể dùng hạt sen, long nhãn, bách hợp kết hợp với cao lương ngũ cốc ( ngô) để hầm cháo, đây là một phương pháp thực liệu giúp người cao huyết áp chìm vào giấc ngủ rất hiệu quả.

3. Người huyết áp cao máu hư có thể thường xuyên ăn tinh bột củ sen, hoặc có thể luộc củ sen lên bằng lửa nhỏ sau đó trộn với một lượng mật ong thích hợp để ăn. Cũng có thể dùng 10g long nhãn nhục, táo đỏ 5 quả, 1 quả trứng gà hấp, sau đó ăn cùng với nhau, mỗi ngày 1 lần.

4. Người huyết áp cao tim hư, đổ nhiều mồ hôi, mất ngủ có thể dùng 1 quả tim cắt đôi, nhồi thêm nhân sâm, đương quy mỗi loại 25g, hấp cùng cho chín, sau đó lấy thuốc ra ăn tim lợn và uống nước canh. Đây là một liệu pháp có hiệu quả cực tốt.

5. Có thể dùng rễ cây chuối 50g, thịt lợn nạc 100g, cùng nấu lên ăn, có tác dụng trợ giúp giấc ngủ rất tốt.

6. Người có thần kinh yếu có thể lấy 1 thìa tương rau diếp bùn hòa vào trong một cốc nước. Do loại tương bọt trắng này có chức năng tịnh tâm, an thần, vì vậy có hiệu quả nhất

định trong việc trợ giúp giấc ngủ.

7. Mỗi ngày trước khi đi ngủ ăn một quả táo tàu hoặc để một quả quýt đã được bóc ở đầu giường, để cho người mất ngủ ngửi được hương thơm phảng phất, có thể trấn an thần kinh trung ương, giúp chìm vào giấc ngủ.

8. Lấy một lượng hành tây thích hợp xay nhuyễn, cho vào trong bình đậy nắp chặt, trước khi ngủ đặt ở bên gối ngửi khí hắc của nó, thông thường sau khoảng 15 phút thì có thể chìm vào giấc ngủ.

8 phương pháp thực liệu trên đều có tác dụng trợ giúp giấc ngủ, nhưng quan trọng nhất là không có bất cứ một tác dụng phụ nào, chúng ta hãy thử áp dụng xem nhé.

5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường









Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.

Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.

Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp:

Táo: Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt. D

Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa.

Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT..., đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt... Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.

Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch... Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng.

- Dưa leo: Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.

Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH HUYẾT ÁP CAO


Bệnh cao huyết áp ngày càng trở nên phổ biến, gây nguy hại lớn tới sức khoẻ và cuộc sống. Những bí quyết ngừa bệnh đơn giản sau sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.














1. Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý

2. Ăn nhiểu rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

3. Ăn lạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ  là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng

4. Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh cao huyết áp cao.

5. Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn

6. Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh cao huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm mắc bệnh huyết áp cao hiệu quả.

7. Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp

8. Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng

9. Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.





Thực phẩm cho người huyết áp cao. -
Món ăn cho người huyết áp cao
Thức ăn cho người bị bệnh huyết áp cao
Ăn kiêng cho người cao huyết áp
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Sinh tố dành cho người cao huyết áp




(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý