Làm sao để hết chai tay, chân nhanh mà không phải dùng thuốc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để hết chai tay, chân nhanh mà không phải dùng thuốc

19/04/2015 05:56 AM
39,654

Làm sao để hết chai tay, chân nhanh mà không phải dùng thuốc. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có cách khắc phục cho riêng mình nhé!

 

Image result for cách trị chai tay phununet

Nguyên nhân bị chai tay, chân

Là học sinh nên ai cũng phải kết thân với cây bút. Kết thân với anh bạn này hằng ngày cộng thêm với việc chạy đua cùng lời đọc của giáo viên để chép cho kịp khiến chúng mình vừa mỏi lại vừa đau tay. Dần dần tại nơi cầm cút sẽ hình thành những vết chai cứng, làm mất thẩm mĩ cho đôi tay, nhất là những teen girl đó nha!

Chưa hết, khi bị chai, các ấy còn có cảm giác khó chịu, đôi tay không còn mềm mại như trước do những vết chai cứng sần sùi sẽ bắt đầu hiện ra.

Trong khi đó, đôi bàn chân lại là nơi “gánh vác” toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Chưa kể đến việc nhiều ấy còn thích đi giày cao gót gây tăng sự mệt mỏi cho bàn chân. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi phần gót hoặc phần mắt cá chân - chúng mình tì nhiều nhất - sẽ có những phần da cứng với tên gọi là chai chân đó các ấy ạ!

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do nhiều tế bào chết tạo nên. Khi bàn chân, bàn tay phải cọ xát nhiều và thường xuyên vào một vật, những cái chai sẽ xuất hiện ở điểm tiếp xúc. Ở bàn tay, thủ phạm của chai thường là bút viết, tay lái xe máy. Ở bàn chân, thường là giày, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Trong trường hợp này chai nằm ở giữa hai ngón chân.

Đôi khi chai còn có nhân ở giữa. Đây là hậu quả của một lần nhiễm trùng. Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi. Những cái chai có nhân có thể bị nhiễm trùng, nhất là ở những người bị bệnh tiểu đường.

Ở gan bàn chân, chai có thể bị nhầm với mụn cơm. Nếu là mụn cơm, sau khi bóc lớp sừng ra sẽ thấy xuất hiện những đốm đen nhỏ.

Đề phòng chai chân

- Tránh đi những đôi giày quá chật.

- Tránh những điểm tì quá mạnh (ví dụ như khi đi giày có gót cao, và mũi nhỏ ).

- Không cố xỏ chân vào những đôi giày khiến bạn cảm thấy không thoải mái, cho dù chúng  trông thật đẹp.

- Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một số người có ngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp lót giày, dành một khoảng không cho ngón chân này.
Related image

 

Tự chữa chai chân, tay

Chai chân:

Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân, thay vì đi giày, nên xỏ chân vào dép, xăng đan...

Trong trường hợp vẫn cứ phải đi giày, có thể dùng dây thun rộng khoảng2, 3 cm quấn 3, 4 vòng xung quanh bàn chân, phía trên và phía dưới vị trí của chai. Như vậy ta đã tạo một khoảng cách giữa chai và lót giày. Chai sẽ không chịu lực tì nữa.

Nếu chai nằm ở gan bàn chân hay các ngón chân, nên bào lớp da hóa sừng bằng đá bọt hoặc một cái dũa chuyên dụng sau khi đã bôi vào đó một dung dịch chuyên tẩy da chết. Có thể mua loại thuốc này ở hiệu thuốc, nhưng cũng có thể tự tạo với công thức sau:

- Axít salixilát: 3gr

- Axít lắc-tích: 3gr

- Co-lo-đi-on: 30gr

Nên bôi hỗn hợp trên vào buổi tối (những người mẫn cảm với thuốc nên thoa vào lớp da xung quanh một chút sơn móng tay không màu a-xê-tôn để bảo vệ da). Còn việc bào lớp da sừng nên được thực hiện vào sáng ngày hôm sau.

Chai tay:

Có thể ngâm chỗ có chai vào nước muối biển khoảng 15 phút. Nước muối sẽ làm chai nở và mềm ra. Ta sẽ dễ dàng bóc phần da phía trên bề mặt. Sau đó, bôi kem giữ ẩm cho da.

Tránh cho chai mọc lại, nên bảo vệ vùng da trên bằng một miếng lót bằng nỉ, nếu ở chân, hoặc đi găng tay, nếu đó là chai tay.

Chú ý: những người bị tiểu đường, nếu có chai chân, nên đến gặp bác sĩ. Tự chữa tại nhà có thể gây nguy hiểm.

Chỉ cần một chút mẹo nhỏ và làm thân với tự nhiên là chúng ta có thể sở hữu lại anh em nhà chân, tay cực đẹp rồi nghen!

Đầu tiên, các ấy hãy thử loại bỏ lớp sừng dày làm chúng mình khó chịu bằng cách ngâm tay, chân với nước muối đã nha! Sau một ngày mệt mỏi, bạn nên dành khoảng 30 phút cho tay và chân thư giãn bằng nước muối ấm. Làm đều đặn sau 1 tuần thì chúng ta có thể thấy được hiệu quả ngay rồi.

Các ấy cũng có thể kết bạn thêm với hoa, quả để chống lại các vết chai lì lợm. Chỉ cần dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chai trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, các ấy nhớ massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da chúng mình mềm hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thoa chanh cũng là một biện pháp khá hiệu quả nữa đấy! Chúng mình chỉ cần thoa đều lên bàn tay hay chân trong khoảng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện đều đặn trong 1 – 2 tuần thì lớp da chai sẽ được thay bằng một làn da mịn màng ngay thôi.

Sau khi dùng các biện pháp trên để ứng phó, các bạn nhớ thoa kem dưỡng chứa thành phần dầu vaseline hay lanolin để nuôi dưỡng vùng da đó nghen!

Hãy chú ý chăm sóc tay, chân nữa nha!

Ngay cả khi đã tống khứ được gã đáng ghét đi rồi, các ấy cũng cần để ý chăm sóc làn da của mình nhiều hơn một chút bằng các cách sau:

- Ngâm nước muối đều đặn để cho tay hoặc chân có những khoảng thời gian thư giãn và tăng tuần hoàn máu.

- Massage tay, chân đều đặn, thậm chí chỉ cần 5 – 10 phút một ngày là cũng có thể giảm nguy cơ bị chai rồi.

- Riêng đối với XX thì các ấy nên tránh đi giày cao gót và nhớ chọn cho mình một đôi giày phù hợp với kích cỡ chân nhé! Vì nếu chúng mình đi giày quá chật nó sẽ gây ra cảm giác khó chịu và đó cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây ra chai ở chân đấy!

Vài mẹo nhỏ để điều trị chai tay, chân có thể giúp bạn thoát khỏi điểm trừ này.

- Ngâm tay, chân trong nước muối ấm từ 10-15 phút, sau đó sử dụng xơ mướp để cọ rửa các vết chai nếu chúng quá cứng.

Bạn nên thường xuyên ngâm tay trong nước muối ấm (Ảnh minh họa).

- Lấy 5 viên aspirin giã nhuyễn, trộn với một muỗng rưỡi nước chanh tươi và một muỗng nước lọc. Bôi hỗn hợp này lên phần bị chai, phủ lớp khăn đã nhúng nước ấm để trong 10 phút. Sau đó dùng đá bọt nhẹ nhàng rửa hết lớp tế bào chết.

- Đơn giản hơn, có thể bôi kem trị nứt gót chân, tay, massage nhẹ nhàng những vùng da chai cho kem thấm vào da.

- Tuy nhiên, để tránh cho da bị nứt nẻ, chai sần, hãy chịu khó mỗi tuần ngâm tay hoặc xoa tay với dầu oliu. Dầu oliu dưỡng da tay rất tốt.

- Một điều đặc biệt cần lưu ý là không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Dạ xin hỏi bị chai tay lâu rồi dùng biệt pháp gì để hết ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
cho hỏi vết chai của em do cằm bút thì phải làm sao ạ ?
Về điều trị, trước hết cần loại bỏ yếu tố gây nên vết chai. Điều trị tại chỗ có thể ngâm nước muối ấm khoảng 10-15 phút, nước muối ấm sẽ làm vết chai mềm ra, sau đó sẽ dễ dàng bóc phần da phía trên bề mặt. Chỉ cần dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chai trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, nhớ massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Chúc bạn thành công!
ngay giữa ngón tay e co chai tay lớn, lam sao để hết ( phía trên bàn tay ah )
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Làm thế nào để hết chai trên mặt do mụn tạo ra.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý