Mệt mỏi có lẽ là một trong những rối loạn về sức khỏe thường gặp nhất. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây mệt mỏi, có thể rất đơn giản là do thiếu ngủ nhưng cũng có thể rất nghiêm trọng do bệnh ung thư. Vậy phải tìm hiểu nguyên nhân rối loạn này như thế nào và làm sao đối phó với nó?
Những nguyên nhân gây mệt mỏi
Nguyên nhân liên quan đến giấc ngủ
Bạn ngủ quá ít, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự tập trung và sức khỏe. Người trưởng thành nên ngủ 7-8 tiếng/ngày. Ưu tiên giấc ngủ và ngủ đúng giờ. Không đặt máy tính, điện thoại trong phòng ngủ. Nếu vẫn mất ngủ hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ.
Sự ngừng thở (ngạt thở) trong giấc ngủ sẽ dẫn đến sự thiếu ngủ mặc dù ở trên giường đủ 8 tiếng.
Giảm cân nếu trọng lượng vượt ngưỡng, bỏ thuốc lá và khi ngủ dùng CPAP(Continuous positiv airway-áp suất đường thở dương liên tục) để giữ cho đường không khí đi qua luôn mở trong khi bạn ngủ.
Nếu phải làm việc đêm, đồng hồ sinh học bị xáo trộn thì cần chú ý ngủ ngày để đảm bảo sức khỏe. Tạo điều kiện để việc ngủ ngày dễ dàng hơn như: tạo bóng tối, yên tĩnh... hoặc hỏi bác sĩ.
Nguyên nhân do một số căn bệnh
Thiếu máu: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mệt mỏi ở phụ nữ. Mất máu trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến thiếu sắt. Ngoài ra còn có 1 số nguyên nhân khác. Nếu thiếu máu do thiếu sắt, bạn có thể dùng viên sắtt hoặc ăn các thực phẩm giàu sắt như: thịt nạc, gan, cua, ốc, đậu, ngũ cốc...
Sự thất vọng: thất vọng không phải là một sự rối loạn về cảm xúc nhưng thực tế nó gây ra sự mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Bạn nên nghỉ ngơi hoặc gặp bác sĩ với các liệu pháp tâm lý hoặc thuốc.
Suy giảm hoạt động tuyến giáp: Nếu nghi ngờ, hãy đi kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu.
Nhiễm khuẩn đường tết niệu: trong một số trường hợp, mệt mỏi chỉ là một dấu hiệu của bệnh này. Bạn nên xét nghiệm nước tiểu để xác định xem có bị nhiễm khuẩn đường niệu không. Nếu đúng, kháng sinh sẽ giúp bạn.
Đái tháo đường: là chứng bệnh đường không sử dụng được để chuyển thành năng lượng. Nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, hãy đến viện kiểm tra. Việc thay đổi lối sống, liệu pháp insulin và thuốc sẽ giúp bạn.
Bệnh tim: khi bạn mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày như: lau nhà, quét sân... đó là dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề. Thay đổi lối sống và các liệu pháp sẽ giúp bạn kiểm soát và dự trữ năng lượng.
Nguyên nhân do lối sống và thức ăn
Thiếu năng lượng: ăn quá ít hay ăn những thực phẩm "xấu", thực phẩm gây dị ứng... đều dẫn đến mệt mỏi. Một chế độ ăn hợp lý với bữa sáng giàu protein hay tinh bột - đường trong mỗi bữa ăn... sẽ giúp bạn lấy lại sức sống.
Ăn nhiều bữa với các bữa phụ để duy trì năng lượng. Loại trừ các thực phẩm gây dị ứng.
Cafein: một lượng vừa sẽ giúp bạn tỉnh táo, nếu quá nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi. Giảm từ từ việc sử dụng cà phê, chè, sô-cô-la sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi.
Mất nước: mệt mỏi là một dấu hiệu của mất nước. Hãy uống ít nhất 2 cốc nước trong 1 giờ và nên uống từng ngụm nhỏ.
Nếu bạn bị mệt mỏi mạn tính hãy thay đổi lối sống, chế độ ăn, ngủ và luyện tập thể thao.
Stress và lo âu: Những người phải làm quá nhiều việc trong một ngày mà không được nghỉ ngơi thì cảm giác khỏe mạnh và sảng khoái là điều xa xỉ. Bạn nên cố gắng đừng để rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng mà hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn cần thiết.
Lười vận động: Ngược với những người phải làm việc quá sức thì những người ngồi chơi, ít vận động cũng dễ bị mệt mỏi. Lúc đầu thì do mỗi khi vận động họ có cảm giác hơi mệt nên không tập gì nữa. Nhưng vì trong cuộc sống không ai có thể ngồi mãi một chỗ, và mỗi khi phải làm gì đó thì những người này không quen nên cũng rất dễ bị mệt.
Hãy duy trì chế độ vận động vừa phải trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần sẽ giúp bạn tránh xa sự mệt mỏi, cải thiện thần sắc và cho bạn cảm giác khỏe mạnh. Lưu ý không nên tập quá gần lúc đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Thói quen ăn uống: Nếu bạn không ăn uống đúng và đủ thì cơ thể bạn sẽ bị rơi vào tình trạng đói năng lượng. Nhưng nếu bạn chữa mệt mỏi bằng cách uống
Một số thuốc có thể là thủ phạm gây mệt mỏi, gồm thuốc chẹn beta (điều trị bệnh tim mạch), thuốc kháng histamin (chống dị ứng). Ngoài ra, một số thuốc chống cảm cúm, thuốc giảm đau có chứa caffein hoặc thuốc kích thích cũng làm bạn mất ngủ và mệt mỏi.
Ngủ không ngon giấc
Một số người nghĩ rằng họ đang ngủ đủ, nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn cứ xuất hiện. Tại sao lại vậy? Tại vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nhiều lần trong đêm đấy. Bạn ngủ chập chờn và thức giấc nhiều lần trong đêm dù cho bạn có tiêu hao vào giấc ngủ đủ 8h nằm trên giường thì vẫn thấy mệt mỏi và uể oải như thường.
Khắc phục: Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ hút thuốc lá, ngủ ngon với một tấm che mắt có thể sẽ giúp bạn không bị thức giấc mỗi đêm đấy.
Ăn quá ít
Ăn ít không đủ no cũng là một nguyên nhân của sự mệt mỏi. Và ăn các loại thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề của hiện tượng này. Nếu bạn bắt đầu ngày mới của bạn với bánh rán, bạn sẽ thấy khó chịu và no rất lâu.
Khắc phục: Luôn luôn chú ý ăn sáng hằng ngày. Hãy thử chế độ ăn nhiều thực phẩm protein và chất xơ như trứng và bánh mì nướng ngũ cốc. Sự phối hợp này tạo ra năng lượng bền vững.
Thiếu máu
Thiếu máu là một nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mệt mỏi. Nó xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu để mang ô xy tới các bộ phận cơ thể. Thiếu máu có thể dễ dàng được chẩn đoán khi xét nghiệm máu.
Khắc phục: Điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Thường thì có thể được cố định bằng cách bổ sung sắt bằng cách ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, sò ốc, đậu, ngũ cốc....
Trầm cảm
Bạn có thể nghĩ rằng trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng thể chất khó chịu. Mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon là một trong các triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và giảm cân trong một vài tuần, hãy lập tức thăm khám bác sĩ.
Khắc phục: Sự trầm cảm được điều trị tốt nhất bằng quá trình điều trị tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.
Sự giảm hoạt động của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ của bạn. Nó điều khiển sự trao đổi chất và chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng cho cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nên chức năng chuyển hóa chậm, gây mệt mỏi.
Khắc phục: Khi nghi ngờ có sự giảm hoạt động tuyến giáp, hãy xét nghiệm máu xác nhận hormon tuyến giáp của bạn là thấp hay cao nhé.
Sử dụng quá nhiều caffein
Cafein là một chất kích thích và cải thiện sự tỉnh táo, tập trung nhưng chỉ ở mức độ uống vừa phải. Nghiên cứu chỉ uống ra quá nhiều caffein thực sự gây ra mệt mỏi ở một số người.
Khắc phục: Tránh chất caffein càng nhiều càng tốt. Bao gồm cà phê, trà, sô cô la, nước ngọt, hoặc bất kỳ loại thuốc có chứa caffein.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu, có lẽ bạn đã quen với những cơn đau và việc đi tiểu cấp bách. Nhưng các nhiễm trùng không phải lúc nào cũng thông báo cho chủ nhân những triệu chứng rõ ràng. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là một dấu hiệu. Xét nghiệm nước tiểu có thể nhanh chóng xác nhận bạn có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Khắc phục: Uống thuốc kháng sinh là cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu và mệt mỏi thường sẽ tan biến trong vòng một tuần.
Bệnh tiểu đường
Ở người bị bệnh tiểu đường, đường vẫn còn trong máu thay vì hòa vào các tế bào của cơ thể, nơi nó sẽ được chuyển thành năng lượng. Nếu bạn tự nhiên bị mệt mỏi dai dẳng, không giải thích được nguyên nhân, hãy thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm với bệnh tiểu đường.
Khắc phục: Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường có thể bao gồm thay đổi lối sống, điều trị bằng insulin, thuốc men.
Bệnh tim
Tự nhiên bạn thấy mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày, như lau chùi nhà hay đang chơi thể thao, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề. Nếu bạn nhận thấy nó ngày càng trở nên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ sinh hoạt hằng ngày, hãy gặp bác sỹ về tim mạch nhé.
Khắc phục: thay đổi lối sống và có thể nhận được các thủ tục điều trị bệnh tim dưới sự kiểm soát và phục hồi năng lượng của bạn.
Dị ứng thức ăn
Một số bác sĩ tin rằng dị ứng thức ăn có thể làm cho bạn buồn ngủ. Nếu bị mệt mỏi tăng cường sau bữa ăn, bạn hãy điểm mặt lại những thực phẩm đã ăn nhé. Có thể những thực phẩm bạn ăn gây dị ứng nhẹ nên không đủ để gây ngứa hoặc phát ban, chỉ đủ làm cho bạn mệt mỏi.
Khắc phục: Hãy thử loại bỏ một loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng trong một thời gian ngắn xem sao. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về cách kiểm tra những thực phẩm thường gây dị ứng.
12. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Nếu mệt mỏi của bạn kéo dài hơn 6 tháng và không thể làm tốt các hoạt động hàng ngày thì có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng này có thể có các triệu chứng khác nhau, nhưng quá trình mệt mỏi liên tục là một điển hình.
Khắc phục: Không có phương thuốc nào cải thiện nhanh chóng cho những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Thường thì những bệnh nhân phải thay đổi cách sinh hoạt, lối sống hàng ngày như học thói quen ngủ sớm, bắt đầu một chương trình tập thể dục nhẹ nhàng.
Lưu ý:
Nếu bị mệt mỏi nhẹ, bạn không phải đi khám bác sỹ mà có thể chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sự mệt mỏi và lấy lại sức khỏe của mình.
Nghiên cứu cho thấy một người mạnh khỏe nhưng hơi mệt mỏi nếu có một chương trình luyện tập thể dục vừa phải sẽ làm tăng năng lượng đáng kể. Vì thế, bạn có thể đạp xe buổi sáng trong 20 phút với một tốc độ nhẹ nhàng và tần suất 3 lần/ tuần sẽ xua tan hết cảm giác mệt mỏi.
Một trong những nguyên nhân làm cho bạn mệt mỏi kinh niên mà không giải thích được bởi các chuyên khoa khác là do bệnh liên quan đến cột sống cổ
Hiện chưa có thống kê chính xác về những trường hợp bị mệt mỏi kinh niên. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, căn bệnh này đang khá phổ biến. Người bệnh thức dậy với tình trạng kiệt sức và triệu chứng đó kéo dài nhiều ngày. Hoặc có người chỉ có triệu chứng mệt mỏi triền miên, tư vấn bác sĩ và tìm nguyên nhân bệnh lý đều không phát hiện bệnh gì cụ thể.
Chán nản, không muốn làm việc
Anh H.N (giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn tại TPHCM) kể với bác sĩ: Tôi cảm thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, không muốn làm gì hết. Hễ cứ gặp nhân viên là tôi cảm thấy chán. Ngày nào cũng thế, tôi chỉ muốn cuộc họp kết thúc nhanh, mời nhân viên ra khỏi phòng làm việc càng nhanh càng tốt.
Hơn nửa năm nay, các cuộc gặp gỡ khách hàng, tiếp đón đối tác anh đều mang tính chiếu lệ hoặc cử trợ lý làm thay vì anh không còn hứng thú trong công việc. Bạn bè rủ đi chơi, trao đổi công việc cũng không quan tâm. Anh nói: “Tôi chỉ muốn nằm một chỗ, ngồi một chỗ. Không hiểu sao, con người năng động trước đây của tôi biến đâu mất, thay vào đó là con người ù lì, chán nản”.
Nếu thấy chứng mệt mỏi, nhức đầu kéo dài, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. (Ảnh chỉ có tính minh họa)
Chị N.V.Tâm (sinh năm 1971, giám đốc một công ty sản xuất tấm nhôm, nhựa) phân trần với bác sĩ: “Tôi không làm gì nặng nhọc nhưng sao người lúc nào cũng như có vật gì nặng đè lên?”.
Chị Tâm bị đau đầu, mệt mỏi gần 2 năm nay. Thời gian đầu, chỉ bị mệt mỏi, nhức đầu vào thời điểm khoảng 9 -10 giờ nhưng gần đây thì bị liên tục. Chị cho biết: “Tôi không còn ham muốn gì hết, không thể điều hành tốt một cuộc họp và cũng không thể bàn bạc chuyện làm ăn với đối tác”.
Giải thích hiện tượng trên, bác sĩ nói có thể do áp lực trong sọ của bệnh nhân bị tăng mãn tính khiến người bệnh mệt mỏi kinh niên. Chỉ sau khi áp lực ấy hạ xuống, bệnh nhân sẽ hết cảm giác mệt mỏi căng thẳng kéo dài.
Hiểu đúng bệnh, điều trị đúng cách
Ăn được ngủ được là tiên, nhưng rối loạn giấc ngủ đang được cảnh báo là căn bệnh thời đại, với số người mất ngủ, ngủ không ngon giấc… ngày càng nhiều hơn, trẻ hơn và bệnh trạng kéo dài cũng lâu hơn.
Nhiều người vì quá khổ sở với tình trạng này đã vung tiền mua loại thuốc này, thực phẩm chức năng nọ, áp dụng phương pháp trị bệnh kia… nhưng bạc tiền không thể mua được giấc ngủ ngon, nếu bản thân mỗi người không biết tổ chức cho mình một giấc ngủ đúng cách.
Mổ xẻ giấc ngủ
Ngủ là một nhu cầu sống còn. Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian đời người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng cho quá trình chuyển hoá, tích luỹ năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ.
Ở người trưởng thành, trung bình mỗi ngày cần ngủ 7 – 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường gồm bốn đến năm chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ từ 90 – 120 phút, bao gồm năm giai đoạn:
Giai đoạn một: chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ru giấc ngủ. Giai đoạn này rất ngắn, chỉ kéo dài vài phút, được xem như giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Những kích thích ở giai đoạn này sẽ làm thức giấc ngay lập tức.
Giai đoạn hai: chiếm khoảng 50% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ nông.
Giai đoạn ba: chiếm khoảng 5% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ sâu. Ở giai đoạn này, các dấu hiện sinh tồn đều giảm như thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp. Hệ thống cơ xương khớp cũng giãn ra, chùng xuống.
Giai đoạn bốn: chiếm khoảng 25% thời gian, còn gọi là giai đoạn ngủ rất sâu. Các dấu hiệu sinh tồn đạt mức thấp nhất. Tỉnh dậy lúc này là rất khó. Miên hành (mộng du) có thể xuất hiện ở giai đoạn này. Ở trẻ em, giai đoạn ba và bốn chiếm khoảng 50%, nhưng ở người lớn và nhất là người lớn tuổi chỉ chiếm 15 – 25%, cũng có thể mất và thay vào đó là giai đoạn ngủ nông.
Giai đoạn năm: chiếm 20 – 25% thời gian, còn gọi là giấc ngủ nghịch thường. Sau khoảng 90 phút từ khi xuất hiện giai đoạn một, giai đoạn này người ngủ vẫn còn trong giấc ngủ sâu nhưng thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều tăng, ngược lại nhu động dạ dày và ruột thì giảm, trương lực cơ hoàn toàn mất. Sở dĩ có tên giấc ngủ nghịch thường do ở giai đoạn này điện não đồ xuất hiện sóng alpha giống như giai đoạn thức nhưng người ngủ thì vẫn ngủ rất sâu. Trong giai đoạn này những giấc mơ xuất hiện. Kế tiếp giai đoạn giấc ngủ nghịch thường, người ngủ sẽ thức dậy trong khoảng thời gian rất ngắn một vài phút rồi lại tiếp tục chu kỳ mới cho tới sáng.
Như thế nếu một đêm ta ngủ tám giờ thì giai đoạn một, hai chiếm khoảng bốn giờ, giai đoạn ba, bốn chiếm hai giờ, giai đoạn ngủ nghịch thường cũng hai giờ. Ở những chu kỳ đầu bao giờ cũng ngủ sâu hơn, ở những chu kỳ sau càng về sáng giấc ngủ nghịch thường càng dài hơn
Thời gian ngủ một ngày tốt nhất khoảng 7- 8 giờ ở người trưởng thành
Để có giấc ngủ ngon
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số biểu hiện: mệt mỏi, uể oải trong ngày; bồn chồn, dễ nóng giận; không thể tập trung vào công việc; tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác; có thể có ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực. Những dấu hiệu này nặng hay nhẹ tuỳ thuộc tình trạng mất ngủ nhiều hay ít.
Vậy cần phải làm gì để có giấc ngủ ngon? Một giấc ngủ ngon và chất lượng là một giấc ngủ đáp ứng những yếu tố sau: đủ về số lượng, có nghĩa là đảm bảo thời gian ngủ 7 – 8 giờ theo sinh lý bình thường; đảm bảo về chất lượng nghĩa là sau khi ngủ dậy cơ thể cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ nữa, năng suất làm việc cao và không có những cơn ác mộng.
Trước hết cần đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Không nên nằm nướng trên giường vào buổi sáng, dậy ngay khi thức giấc. Đi ngủ ngay khi có những dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, mắt lim dim. Không cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ. Không đọc những cuốn sách quá lôi cuốn, hấp dẫn vào buổi tối cũng như không xem tivi trên giường ngủ. Tránh những cãi cọ hay tranh luận căng thẳng, tạm quên đi những lo toan, bận tâm trong ngày.
Không dùng những chất kích thích như trà, thuốc lá, càphê, sôcôla, vitaman C vào buổi tối.
Không ngủ trưa quá nhiều. Một giấc ngủ trưa nhẹ nhàng 15 – 30 phút giúp hồi phục sức khoẻ thể chất và tinh thần, làm tăng hiệu quả làm việc vào buổi chiều, không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Nhưng nếu ngủ nhiều vào buổi trưa thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc tối.
Ăn tối không trễ quá, nên ăn nhẹ nhàng, không quá no và nên uống một ly sữa.
Không nên chơi những môn thể thao nặng vào buổi tối, trước khi ngủ có thể tắm nước ấm, mátxa nhẹ nhàng tạo cảm giác thư giãn.
Phòng ngủ nên bố trí thoáng mát, yên tĩnh, giường gối êm ái, ánh sáng dịu nhẹ.
Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ dùng khi cần thiết và tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Cuối cùng, đừng quên rằng tình cảm gia đình, quan hệ vợ chồng hoà thuận thăng hoa cũng là liều thuốc tự nhiên vô cùng quý giá giúp ngủ ngon.
Đối phó với mệt mỏi
Giảm stress: Hãy cố gắng loại bỏ áp lực, hãy học cách nói không với công việc và sắp đặt các ưu tiên. Sau đó tổ chức lại các hoạt động trong công việc và cuộc sống để tránh mọi căng thẳng, quá tải. Mỗi ngày hãy dành riêng một khoảng thời gian để tận hưởng những đam mê, những công việc yêu thích như nghe nhạc, ngắm hoa... hoặc tạm nghỉ giữa buổi để đi dạo.
Tập thể dục đều đặn: Hằng ngày, bạn phải có kế hoạch tập thể dục cường độ vừa phải, ít nhất 30 phút. Còn để duy trì sự khỏe mạnh về thể chất và cân nặng bình thường thì bạn có thể tập tới 1 giờ mỗi ngày. Chắc chắn là sau khi bạn đi bộ, dạo vườn hoặc đi bơi, thậm chí mỗi khi bạn đi lại từ chỗ này sang chỗ khác bạn sẽ thấy khả năng làm việc của mình tăng lên.
Ăn uống đầy đủ: Bữa sáng nên ăn ít chất béo, nhiều chất xơ với thành phần chủ yếu là carbohydrate phức, ví dụ như ngũ cốc và hoa quả để có năng lượng kéo dài. Không ăn các thức ăn nhiều đường, nước trái cây và đồ uống nhiều caffein vì nó có thể khiến bạn có cảm giác nặng nề trong suốt cả ngày. Không được bỏ bữa ăn, còn chế độ ăn rất ít calo sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi.
Tránh uống rượu: Rượu là chất ức chế hệ thần kinh trung ương và có tác dụng như một loại thuốc ngủ nên làm bạn mệt kéo dài nhiều giờ sau khi uống, dù chỉ uống một vài ly nhỏ. Nếu bạn uống rượu ngay trước khi đi ngủ thì nó có thể sẽ làm bạn tỉnh giấc vào nửa đêm.
Tạo lập thói quen ngủ khỏe mạnh: Tránh ăn uống, đọc sách hoặc xem TV trên giường ngủ. Hãy giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh. Hãy tạo thói quen đi ngủ và thức dậy cùng giờ, thói quen này sẽ giúp bạn hình thành một chương trình ngủ đều đặn. Tùy từng người có thích và cần ngủ trưa hay không, nhưng nếu có thì chỉ nên ngủ trong thời gian không quá 30 phút.
Cần làm việc ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để giúp giấc ngủ đến dễ hơn. Các bữa ăn phụ có thể giúp bạn đỡ đói đỡ mệt nhưng nếu ăn nhiều vào lúc đêm khuya thì có khi lại làm bạn mệt. Nếu bạn không ngủ được thì không nên xoay trở trên giường mãi mà nên kiếm một chỗ ngồi đọc sách báo hoặc thư giãn cho đến khi thấy buồn ngủ.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi thấy đột nhiên mệt dữ dội hoặc mệt kéo dài mặc dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn phải đi khám bệnh ngay vì có thể đó là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm.
Nếu bạn luôn cảm thấy mình lúc nào cũng mệt mỏi thì việc đầu tiên bạn cần làm để chấm dứt cảm giác mệt mỏi là kiểm tra lối sống hiện tại của bạn, đặc biệt chú ý đến thói quen ngủ hiện tại của bạn.
Nếu bạn bị chứng mất ngủ, bạn chỉ cần điều trị chứng mất ngủ của bạn sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi hơn. Bạn có thể chống lại chứng mất ngủ bằng thuốc gia truyền như uống trà hoa cúc, hoặc uống sữa ấm, hoặc ăn một lượng nhỏ thức ăn có chứa L-tryptophan, hoặc một miếng gà tây trước khi đi ngủ.
Một khía cạnh khác của thói quen lối sống có thể ảnh hưởng đến mức độ của sự mệt mỏi là thói quen tập thể dục.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn năng cao sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn. Tập thể dục có thể cải thiện giấc ngủ của bạn và do đó làm giảm sự mệt mỏi của bạn, giúp bạn ngủ dễ dàng hơn và ngủ lâu hơn. Hơn nữa, nó có thể giúp tăng đáng kể mức năng lượng của bạn - và tâm trạng của bạn - bởi vì nó giải phóng endorphins (cảm giác tốt) kích thích tố vào hệ thống của bạn.
Kiểm tra xem cơ thể bạn có tiêu thụ nhiều hàm lượng chất caffeine không.
Hoàn toàn đảm bảo rằng chất caffeine (chất này có trong cà phê, trà hay soda) có thể giúp nhanh chóng làm tăng năng lượng tạm thời cho cơ thể bạn. Nhưng nó cũng có thể làm bạn mệt mỏi về sau này, làm giảm năng lượng trong cơ thể bạn và làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
Hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn không thiếu nước và ăn đầy đủ các thức ăn bổ dưỡng.
Ví dụ, một chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và nhiều chất xơ, trong đó bao gồm chế độ ăn có nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, có thể giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng.
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các cách để thay đổi lối sống, nhưng bạn vẫn còn cảm thấy mệt mỏi tất cả các thời gian.
Bạn cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra, để có thể loại bỏ bất kỳ điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, có thể làm cho bạn cảm thấy quá mệt mỏi.
Nếu bạn bị thiếu máu
Bạn cần phải bổ sung chất sắt vào chế độ ăn hàng ngày của bạn (với sự chấp thuận của bác sĩ) có thể giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ để xác định được hàm lượng chất sắt trong cơ thể bạn.
Thiếu máu (hoặc thiếu sắt) sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi suốt thời gian.
Và có thể kéo theo một số chứng bệnh khác: khó thở khi ngủ, các vấn đề tuyến giáp, tiểu đường, hội chứng mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ, tiểu đường... Bạn cần đi đến bác sĩ để xét nghiệm y khoa và xét nghiệm máu để có cách điều trị thích hợp tùy thuộc vào triệu chứng mà bạn đang mắc phải.
Những căng thẳng trong công việc, những bức xúc trong xã hội, những bất đồng trong cuộc sống gia đình... là những nguyên nhân hàng đầu gây ra stress. Nếu không có cách vượt qua căng thẳng để tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống... thì stress không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe, là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật.
Mối nguy hại tới sức khỏe
Hiện nay, ngày càng có nhiều người đã tự nhận rằng mình là nạn nhân của stress. Cuộc sống căng thẳng và đặc biệt là lịch làm việc dày đặc đã khiến số người bị stress do công việc ngày một tăng cao. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội tâm thần Mỹ, cứ 5 người Mỹ thì có 1 người tuyên bố rằng họ cảm thấy “cực kỳ” căng thẳng. Tại nước ta, các loại bệnh do căng thẳng, mệt mỏi gây nên như trầm cảm, huyết áp, tim mạch... cũng đang có xu hướng tăng lên.
Theo bác sĩ Lê Minh Công, chuyên gia tâm lý Bệnh viện Tâm thần Trung ương II (Đồng Nai), stress là loại hiện tượng bình thường của con người, chia ra làm hai loại: stress thông thường và stress bệnh lý. Trong đó, nếu rơi vào tình trạng stress bệnh lý, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn... Nếu kéo dài hơn, có thể dẫn đến các rối loại tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ...
Thậm chí, các nhà khoa học còn cho rằng, những căng thẳng về mặt tinh thần không được giải quyết còn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật liên quan đến tim mạch, huyết áp, thiếu máu, suy giảm hệ thống miễn dịch... Chẳng hạn, nếu căng thẳng kéo dài, huyết áp gia tăng và nhịp tim không ổn định tạo áp lực lên động mạch và làm chúng đông cứng và nhiều khả năng dẫn đến các bệnh lý về tim, huyết áp. Cơ thể bị căng thẳng liên tục hệ thống miễn dịch với bệnh tật của bạn sẽ yếu đi nhanh chóng.
Phòng tránh và hạn chế tác hại của stress
Theo các chuyên gia y tế, có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống đỡ với stress thông qua việc luyện tập hàng ngày, ăn uống điều độ, điều hòa hợp lý giữa lao động và giải trí...
Khi đã có dấu hiệu bị stress, bạn nên giảm bớt cường độ lao động và học tập, tăng thời gian đi du lịch, nghỉ ngơi cùng gia đình bạn bè hoặc tham gia các hoạt động thể thao...Theo nghiên cứu của giới khoa học, luyện tập thể thao hàng ngày không chỉ giúp phát triển cơ bắp, củng cố dây chằng, hệ thống xương mà còn hỗ trợ sự cân bằng về tâm lý. Trong khi vận động thể dục thể thao, cơ thể còn có thể sinh ra hormone tự nhiên chống lại stress.
(st)