Điều trị bệnh huyết áp thấp như thế nào để hết bệnh? Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Hiện nay, huyết áp thấp là một tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người bị huyết áp thấp đang ngày càng tăng.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Thế nào là huyết áp thấp?
Một người đựơc coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80 mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110-120 (tâm thất) và 70-80 (tâm thu).
Người bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu).
Những điều bạn nên biết về huyết áp thấp
Nguyên nhân của bệnh?
- Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ có nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
- Do suy giảm glucoza. Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
- Hàm lượng hemoglobin thấp. Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
- Nhịp tim chậm. Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
- Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.
Triệu chứng lâm sàng của người bị huyết áp thấp?
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Đây là một trạng thái bệnh lý thường gặp, xuất hiện cả ở nam giới lẫn nữ giới, ở lứa tuổi dậy thì và người cao tuổi. Theo thống kê cho thấy, nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.
Khắc phục huyết áp thấp như thế nào?
Để khắc phục huyết áp thấp cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp, từ đó có những biện pháp áp dụng phù hợp.
1. Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
2. Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).
- Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh, Yoga…
- Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, song một sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp tốt phải đảm bảo tốt các tiêu chí sau:
+ Không gây phản ứng phụ khi người bệnh dùng thường xuyên. Điều này chỉ có thể có được nếu sản phẩm được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên.
+ Có tác dụng làm ấm nóng cơ thể, không gây lạnh bụng, đi ngoài, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh nhân càng tụt huyết áp hơn. Vì vậy sản phẩm không nên bổ sung những vị thuốc có tính hàn.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP
Theo kinh nghiệm của Tôi, chứng Huyết Áp Thấp thật ra chỉ là một triệu chứng, một biến chứng hay một di chứng nào đó của một trong các loại bệnh lý khác như: thiếu máu, hạ đường huyết, thiếu canxi máu, các bệnh tim có kèm rối loạn nhịp tim thường là chậm nhịp tim như blốc nhĩ thất, hội chứng rối loạn tiền đình, suy tuyến giáp, thiểu năng tuần hoàn não, ...
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh hay bệnh nguyên sẽ có cách điều trị và dinh dưỡng khác nhau, hoàn toàn không thể điều trị triệu chứng Huyết Áp Thấp nếu bệnh gốc chưa điều trị khỏi
- Nếu do thiếu máu: cần uống các thuốc bổ máu, bổ sung chất sắt hoặc truyền dịch (nếu có chỉ định)
- Nếu do hạ đường huyết: cần tìm nguyên nhân và tránh không để hạ đường huyết như: ăn uống đầy đủ và đúng bữa, tránh làm việc gắng sức hoặc đi lại nhiều, ngủ nhiều và tịnh dưỡng chống stress. Luôn sẵn sàng bên người vài viên ngậm Coramine Glucose để sử dụng ngay khi triệu chứng lả người vừa xuất hiện
- Nếu do thiểu năng tuần hoàn não: cần ở nơi thông thoáng khí trời, uống nhiều nước, tập hít thở dưỡng sinh và có thể sử dụng thêm các loại thuốc tăng tuần não như Duxil, Tankan, hoạt huyết dưỡng não, ...
- Nếu do Rối loạn tiền đình thì ngoài việc nằm nghỉ ngơi, Bạn có thể cho mẹ uống thêm các thuốc: Tanganil 500ng 2 viên/ngày, Tanakan 2 viên/ngày, Stugeron 2 viên/ngày và không quên bổ sung Calci Sandoz 500mg 2 viên/ngày
- Nếu do thiếu Canxi máu: cần uống bổ sung thuốc Canxi như Calci Sandoz 500mg 1-2 viên/ngày hoặc Calci Corbière 10ml 1-2 ống/ngày, ăn nhiều rau xanh, tôm, cá và có thể uống thêm sữa (nếu không bị thừa cân béo phì)
- Các bệnh lý chuyên khoa sâu khác như bệnh tim, bệnh tuyến giáp,...Bạn cần phải đưa Mẹ đi khám Bác sĩ chuyên khoa mới có thể điều trị tốt được
* Nếu có thể Bạn cần cho Mẹ làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng sau:
- Xét nghiệm công thức máu tổng quát
- Xét nghiệm đường huyết
- Xét nghiệm ion đồ huyết (lưu ý K+ và Ca++)
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp, T3, T4
- Đo điện tâm đồ ECG
(có lẻ không nên làm gì thêm nữa vì không cần thiết và tốn tiền)
* Dù huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân hay bệnh lý nào, Mẹ của Bạn cũng cần phải được uống thật nhiều nước > 3-4 lít/ngày, nằm nghỉ ngơi tịnh dưỡng và tránh:
- Lên xuống thang lầu
- Đi bộ quá sức
- Khiêng vác nặng
- Cúi lên ngồi xuống hoặc đứng dậy đột ngột gây hạ huyết áp tư thế
- Căng thẳng hay nóng giận
Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. 18 món ăn bài thuốc hay trị huyết áp thấp Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Cũng có một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt nên khó nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược. Với bệnh huyết áp thấp mãn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là một số món ăn chữa trị bệnh huyết áp thấp. 1. 250 gr thịt bò tươi, rửa sạch băm nhỏ, thêm gừng, hành, muối hạt tiêu, ướp một lúc rồi cho tất cả vào hầm thành canh, hiệu quả rõ rệt trong việc tăng huyết áp. 2. 15 gr nhân sâm (hoặc 50 gr – 100gr đẳng sâm), 250 gr thịt lợn nạc, băm nhỏ, cho vào xào qua rồi nấu thành canh, có tác dụng ích khí dưỡng duyết, tăng huyết ấp. 3. 50- 100 gr đương quy, 30 gr rễ gừng tươi, 500 gr thịt dê, rửa sạch thái thành miếng, dùng đương quy, gừng tươi hầm cùng thịt dê, cho gia vị vừa vặn là có thể dùng. Có tác dụng bổ huyết, cường tráng cơ thể. 4. 30 gr long nhãn, 100gr gạp cánh, cho tất cả vào nấu thành cháo, cho thêm đường vào rồi ăn. 5. 30 gr cẩu kỷ tử, 100 gr gạo nếp, nấu thành cháo, ăn làm nhiều lần 6. 100 gr gân chân (lợn, bò), 200 gr thịt ức gà, rượu vang, muối, lòng trắng trứng 2 quả. Thịt gà băm nhỏ, thêm chút rượi, muối, bột ngọt vào. Cho dầu vào xào rồi hầm nhừ, cho tiếp thịt gà vào nêm gia vị cho vừa miệng. 7. 100 gr thịt bò tươi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, thêm nước và các loại gia vị vào nấu chin, cho thêm 200 gr gạo cánh, thêm nước nấu thành cháo, đợi thịt nhừ, cháo chín là có thể dùng được, nên ăn nóng vào sáng và tối có tác dụng bổ hư cường thể. 8. 250 gr thịt bụng lợn đã luộc chín, 15 gr mỗi thứ cẫu kỷ, đẳng sâm, sơn dược, vải khô, 20 gr mỗi thứ long nhãn, đại táo. Lấy thịt bụng lợn thái thành miếng nhỏ, cho tất cả nguyên liệu trên vào một bát sứ to, cho thêm hồ tiêu trắng, đường phèn, muối, dầu, hấp cách thủy 30 phút, thêm 50 gr lòng trắng trứng vào hấp đến chín nhừ là được. 9. 100 gr hải sâm rửa sạch, 10 quả trứng chim cứt luộc chín bóc bỏ vỏ, cho vào nồi cùng hải sâm hầm kỹ, thêm chút muối tinh, dầu ăn, đường trắng vào đun thêm một chút. 10. 1 con lươn, 100 gr thị lợn nạc, 50 gr hoàng kỳ. Đem lươn làm sạch, bỏ nội tạng, cắt thành khúc, cho 2 vị trên vào cùng hầm kỹ, bỏ bã hàng kỳ đi, ăn cái, uống nước. Có thể trị huyết hưu, nhược dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đoản khí, hoa mắt chóng mặt. 11. 2 quả trừng gà, 15 gr cầu kỷ, 10 quả táo đỏ. Trước tiên lấy cầu kỷ, táo, cho nước lạnh đun khoảng 30 phút, cho trứng gà đã đánh tan đều vào đun cho đến chín, mỗi ngày ăn 2 lần, có tác dụng điều bổ khí huyết, tăng cường thể chất. 12. 1 con bồ câu trắng, 30 gr mỗi thứ bắc kỷ, đẳng sâm, 50 gr hoạt sơn dược, 10 quả táo đỏ, tất cả cùng nấu thành canh. Có tác dụng bổ trung ích khí, trị trứng đau đầu, đoản khí, tâm thu, mệt mỏi. 13. 1 con gà mái tơ, bỏ lông rửa sạch, bỏ nội tạng, 30 gr hoàng kỳ, 15 gr thiên ma, rửa sạch thái thành miếng cho vào bụng gà. Cho gà vào nồi to, thêm gừng, hành mỗi thứ 10 gr, thêm một chút muối, hoảng tửu 10 ml. 10 gr trần bì, lượng nước cho thích hợp, đun to lửa cho sôi sau đó vặn nhỏ hầm đến khi gà nhừ, thêm chút hạt tiêu bột vào, có tác dụng ích khí bổ hư, tăng huyết áp. 14. 30 gr sâm Thái tử, 30 gr sơn dược, 20 gr ý dĩ sâm, 15 gr hạt sen, 10 quả đại táo, cho vào ngâm trong nước lạnh, rồi rửa sạch, thêm 100 gr gạo nếp, lượng nước thích hợp rồi cho tất cả vào hầm nhỏ lửa, ngày ăn 2 lần vào sáng, tối, 15 ngày cho một liệu trình. 15. Táo đỏ, sa sâm 15 gr, sinh địa 50 gr, thục địa 50 gr tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày. 16. Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50 gr gạo nếp ninh nhừ thành chào, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần. Ăn liền 2- 3 tháng. 17. Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30 gr hoàng kỳ, 30 gr thiên ma, gừng tươi 5 gr, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc. 18. Lấy 250 gr thịt dứa, rồi thái thành miếng cộng với 60 gr thịt gà cho một tí bột hò tiêu rồi nấu chin để ăn . Món ăn này vừa dễ làm, ăn ngon lại có công nặng tiện tỳ, ích khí.
Gà ác hấp cách thủy Nguyên liệu: - Gà ác 1 con. - Đương quy 30g. - Hoàng kỳ 30g. - Táo đỏ 5 quả. - Kỷ tử 15g. Cách làm: - Gà làm sạch lông, mổ bụng và bỏ phủ tạng. - Cho đương quy, hoàng kỳ táo đỏ, kỷ tử vào bụng gà. - Đem hấp cánh thủy đến khi nào chín mềm. - Khi gà chín, bỏ bã thuốc ra, ăn thịt gà và dùng nước canh. - Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.
2. Theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc sau: Nguyên liệu: - Đảng sâm 15g. - Ngũ vị tử 10g. - Sơn thù 12g. - Cam thảo 10g. - Mạch môn đông 12g - Sinh địa 12g. - Kỷ tử 12g. Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và sắc lấy nướng, uống 2 lần/ ngày. 3. Cháo Cá diếc Nguyên liệu: - Cá diếc 1 con. - Gạo nếp 50g. - Gia vị: Hạt tiêu, muối, bột ngọt. - Thì là, hành. Cách làm: - Cá rửa sạch, mổ bụng và bỏ ruột. - Cho cá vào cùng gạo nếp và nước lọc ninh nhừ thành cháo. - Cho thêm gia vị. Khi ăn cho rau thì là và hành lá vào ăn nóng. - Mỗi tuần ăn 2-3 lần. Ăn liên tục trong 2-3 tháng. 4. Chim cút hầm cách thủy
Nguyên liệu: - Chim cút 1 con. - Hoàng kỳ 30g. - Thiên ma 30g. - Gừng tươi 5g. - Hành 5 củ. - Gia vị: bột canh, bột ngọt. Cách làm: - Chim cút làm sạch lông, mổ bụng, bỏ phủ tạng. - Lấy hoàng kỳ, thiên ma, gừng tươi, hành củ rửa sạch, cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm. - Ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc. 5. Nước Táo đỏ Nguyên liệu: - Táo đỏ 10 quả. - Sa sâm 15g. - Sinh địa 50g. - Thục địa 50g. - Nước 600ml. - Mật ong 50ml. Cách làm: - Cho táo đỏ, sa sâm, sinh địa, thục địa vào chung với nước, nấu trong 30 phút. - Chắt lấy nước thuốc, cho thêm mật ong vào hòa đều. Uống 3 lần trong ngày. CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP
Về tập luyện Rất nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu (biểu hiện là tim đập nhanh, yếu). Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông... đều rất tốt. |