Làm sao để hết chảy nước mũi, giảm cảm giác khó chịu nhanh nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để hết chảy nước mũi, giảm cảm giác khó chịu nhanh nhất

19/04/2015 05:56 AM
4,381

Làm sao để hết chảy nước mũi, giảm cảm giác khó chịu cho bạn. Những thông tin bổ ích về nguyên nhân cũng như cách xử trí chứng chảy nước mũi khó chịu nhé





Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy có chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính... làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi.

 Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...

Xử trí ban đầu tại nhà khi bị chảy nước mũi

Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý.

Nhỏ Mũi có thể thực hiện theo các bước sau đây:

     1. Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau.

     2. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt.

     3. Đ khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi.

     4. Làm sạch hốc mũi: nếu trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra, khi đó chất đàm nhớt trong hốc mũi sẽ được hút vào trong bóng hút.

    5. Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

    6. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều.

Sáng sớm, sau khi ngủ dậy, vừa bước xuống giường thì xuất hiện hiện tượng ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa họng. Tiếp sau đó là một tràng hắt hơi vang nhà, vang cả sang nhà hàng xóm, rồi nước mũi chảy ròng ròng. Hiện tượng hắt hơi - chảy nước mũi - hắt hơi lặp đi lặp lại, nhẹ thì kéo dài khoảng 10-15 phút, nặng thì kéo dài cho đến lúc mặt trời lên, khí hậu ấm áp hơn, mới hết.

Hầu như ngày nào cũng thế, nhất là vào những mùa hoa cỏ nở nhiều thì tình trạng bệnh lại càng tồi tệ hơn. Điều không may là bệnh không những không dừng lại ở đó mà còn tiến triển nặng nếu có thêm tình trạng nhiễm trùng (làm sao không dễ nhiễm trùng mũi, xoang khi trong mũi và xoang lúc nào cũng đầy chất nhầy, m���t môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở).

Hiện tượng bội nhiễm này thường xảy ra khi bị mắc mưa, phải sinh hoạt và làm việc trong môi trường đầy khói bụi, ô nhiễm như hiện nay hoặc khi bị cảm cúm do siêu vi trùng…

Nếu đã bị bội nhiễm thì viêm mũi xoang không còn đơn thuần là trạng thái dị ứng nữa mà là bệnh cảnh nhiễm trùng với triệu chứng mệt mỏi, sốt, nhức đầu (nhức đầu vùng trán hay vùng mặt do bị viêm xoang trán, xoang hàm hay xoang sàng - nhức đầu vùng chẩm gáy, thường do viêm xoang bướm…), nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, hôi tanh… khi ấy bệnh nhân phải dùng những loại kháng sinh mạnh (do vi khuẩn đã kháng nhiều loại kháng sinh thông thường!) để điều trị mới có thể đẩy lui cơn bệnh.

Bệnh rất khó điều trị lành hẳn bởi nguyên nhân chính là bị dị ứng và tiếp đó là bội nhiễm vi khuẩn! Rất nhiều bệnh nhân phải được chọc xoang để hút mủ, sau đó điều trị kháng sinh nhiều lần. Hoặc bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật mũi xoang, nhưng nhiều trường hợp bệnh vẫn tái phát.

Viêm mũi dị ứng còn gây chảy nước mũi liên tục. Khi nước mũi đi xuống đường họng còn gây viêm họng, đi vào phế quản làm viêm phế quản, dẫn đến cơn ho mãn tính kéo dài và lâu dần có thể chuyển thành bệnh hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng là tiền đề của những bối cảnh bệnh lý nêu trên. Vì thế, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên tìm mọi cách để điều trị cho đến khi bệnh lành hẳn. Việc chữa trị dứt bệnh viêm mũi dị ứng tuy rất khó khăn nhưng không phải không làm được.

Tây y có rất nhiều phương pháp điều trị nội khoa như súc xoang, xông thuốc, xịt thuốc vào vùng mũi xoang, uống thuốc, chọc xoang để súc rửa xoang… Tuy nhiên, với những phương pháp này, bệnh thường ổn định một thời gian rồi tái phát và nhiều trường hợp phải nhờ đến phẫu thuật (nhưng sau phẫu thuật, tỷ lệ tái phát cũng khá cao như đã nói ở trên).

Ở đây không bàn sâu về việc chữa viêm mũi dị ứng bằng y học hiện đại mà chỉ trình bày khái quát những phương pháp của y học cổ truyền (YHCT) trong việc phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng (YHCT gọi là “tỵ cừu”).

Một quan niệm bất biến của YHCT là “chính khí vượng thì tà khí lui”. Khi có một sức khỏe tốt thì bệnh tật không xâm nhập được hoặc nếu bệnh có thâm nhập vào cơ thể thì cũng sẽ sớm bị đẩy lui. Như vậy, nguyên lý chung của YHCT để điều trị mọi bệnh tật là phải rèn luyện chính khí (còn gọi là sức đề kháng của cơ thể) cho mạnh mẽ để loại bỏ tà khí gây bệnh.

Bệnh viêm mũi dị ứng cũng thế, người bệnh không thể cứ ngồi trông chờ vào thuốc mà phải tự thân vận động, phải rèn luyện cơ thể bằng những phương pháp tập luyện như đi bộ, tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập những phương pháp thở thích hợp…

Học để biết cách tự xoa bóp cho bản thân mình, nhất là xoa bóp vùng mũi xoang, bụng, vùng thắt lưng… cùng với một số huyệt vị như hợp cốc, nghinh hương, thương nghinh hương, ấn đường, thượng tinh… có tác dụng điều trị viêm mũi xoang để day ấn hàng ngày. Phải biết một số tác nhân gây bệnh mà phòng tránh như lạnh (hàn - do khí trời hay do máy lạnh), gió (phong), khô hanh (táo), ẩm thấp (thấp)…

Phải học cách ăn uống, chú ý xem mỗi khi ăn một thức ăn lạ có gây tái phát bệnh hay không, vì một số thức ăn, thức uống có thể làm cho bệnh tái phát hoặc nặng thêm như những thức ăn sống, những thức uống lạnh, những thức ăn gây đàm thấp, gây dị ứng…

Từ bỏ thuốc lá, giảm uống rượu bia… là điều cần làm ngay. Đồng thời tìm hiểu xem nơi ở, sinh hoạt và làm việc hàng ngày có tác nhân gây bệnh hoặc làm tái phát bệnh viêm mũi dị ứng hay không, nếu có thì phải tìm cách loại bỏ những tác nhân đó. Ngoài ra, cũng cần thay đổi lối sống, cách làm việc và nghỉ ngơi…

Tóm lại, chính bản thân người bệnh phải tập một lối sống phù hợp để có sức khỏe tốt. Khi thay đổi lối sống cũng không thể lành bệnh thì phải được điều trị.

Theo YHCT, viêm mũi dị ứng nằm trong những thể bệnh như phế dương hư, phế thận dương hư, phế thận âm hư, phế vị uất nhiệt, phế tỳ khí hư… Thầy thuốc YHCT cần tiến hành thăm khám bệnh để có chẩn đoán chính xác bệnh nhân đang bị thể bệnh nào và đề ra một phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bệnh còn nhẹ, chỉ cần áp dụng những phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt cùng với việc tập luyện cơ thể để điều trị viêm mũi dị ứng. Trong trường hợp bệnh nặng, thầy thuốc sẽ cho những phương thang (thang thuốc bao gồm một số loại dược thảo), hoặc những loại thuốc đã bào chế sẵn (cao đơn hoàn tán) thích hợp với từng thể bệnh, đồng thời kết hợp với những phương pháp không dùng thuốc để có một sức mạnh điều trị tổng hợp.

Điều trị bằng YHCT là một phương thức điều trị để tăng sức đề kháng, tăng khả năng chịu đựng trước những tác nhân gây bệnh, gây dị ứng…, hoặc nói cách khác là thay đổi hẳn cơ địa của người bệnh để họ có thể thích nghi với những kích thích từ bên ngoài (những kích thích trước đây từng là tác nhân gây bệnh).

Chính vì vậy, khi điều trị bằng YHCT, người bệnh cần kiên trì uống thuốc, kết hợp với việc châm cứu và những phương pháp không dùng thuốc khác trong một thời gian dài mới có thể đạt được kết quả như ý muốn. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn, lại không liên tục, không uống thuốc đầy đủ, không tuân thủ những lời khuyên của thầy thuốc thì chuyện lành bệnh viêm mũi dị ứng chỉ là giấc mơ xa vời!


Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.

Tại sao mũi có thể làm được chuyện này, khi chiều dài của khí quản từ mũi đến phổi chỉ dài trên dưới hai tấc tay?

Trên đường từ lỗ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi.

Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.

Thông thường, nước mũi chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do một số tế bào mỏng như chỉ (các tế bào này lúc nào cũng phe phẩy qua lại, có công dụng như một cây chổi quét dọn những vật có thể làm nghẽn lối không khí lưu thông; đồng thời, các nhu động này cũng làm nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí).

Sổ mũi rất phổ biến ngày nay

Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại (một số loại vi khuẩn cũng có khả năng làm các tế bào này bị tê liệt, không phe phẩy được).

Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.

Bây giờ bạn đã biết được nước mũi ở đâu mà chảy ra hoài như vậy; giai đoạn kế tiếp là tìm cách ngăn chặn chúng bằng những phương pháp sau đây:

Rửa mũi bằng nước muối

Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của chứng sổ mũi. Vì thế, bạn nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào hình sợi có thể hoạt động bình thường trở lại.

Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Kế đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.

Bạn sợ nước muối vào mũi sẽ tạo cảm giác khó chịu? Không đâu, dung dịch nước muối được pha như trên có nồng độ gần bằng nồng độ muối trong cơ thể, và bạn sẽ cảm thấy nó giống như nước mũi, nước miếng của chính bạn, hoàn toàn không chút khó chịu nào. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối

Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ như trên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.

Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn ít phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.

Đừng ăn cay

Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, càri... có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Đừng uống sữa

Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.

Có phải bạn thường sổ mũi khi lo nghĩ nhiều?

Một số người thường bị sổ mũi hay nghẹt mũi khi buồn phiền hay lo lắng nhiều. Bác sĩ Jerold tại Đại học y khoa Washington cho biết, hệ thần kinh đảm nhiệm việc điều hành và giữ ấm đường hô hấp.

Khi một người lo lắng hay buồn phiền, thần kinh hệ thường không hoàn thành được nhiệm vụ này. Nếu bạn để ý thấy chuyện này có xảy ra cho mình, hãy cố quên đi sự buồn phiền bằng cách tìm những chuyện vui!

Chỉ dùng thuốc khi cần thiết

Các dược phẩm thuốc bán tự do ngoài hiệu thuốc tây dưới cái tên nasal decongestant (thuốc trị nghẹt mũi), antihistamine (thuốc trị dị ứng, thường có công dụng làm mũi ngưng chảy nước) tuy có thể làm bạn dễ chịu hơn nhưng cũng không nên uống thường xuyên vì chúng có thể gây lệ thuộc thuốc.

Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, việc dùng lâu hơn có thể gây biến chứng ngược, thường làm mũi bị bít kín lại. Thuốc antihistamine có thể gây chứng buồn ngủ, bần thần; không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.

Ngăn ngừa bằng máy phun hơi ẩm

Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm loại tự động (humidipier). Loại này thường tự phun hơi ẩm lên lúc không khí trở nên khô, ngăn ngừa được chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

Biện pháp khắc phục chứng chảy nước mũi do cảm cúm?

www.lamsao.com

Không gì khó chịu hơn mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm thì chúng thường kèm theo các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Làm sao để khắc phục đây? Trong thời gian chưa tới được bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách khác nhau sau để ngăn chặn chứng chảy nước mũi tạm thời:



Sử dụng kháng histamin

Thuốc chứa histamin ngăn ngừa chứng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn một loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nếu bạn thấy cần phải uống thuốc vào ban ngày.

Dùng thuốc trị cảm lạnh

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và mua thuốc trị cảm lạnh nếu chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc vi rút. Thuốc sẽ làm khô chất nhờn, loại bỏ chứng chảy nước mũi của bạn. Bạn cũng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc xịt mũi

Hãy xịt thuốc vào mũi nếu bạn quá nghẹt thở vì nước mũi chảy nhiều. Khi bạn bị chảy nước mũi, các mô bên trong mũi sẽ bị sưng lên. Khi ấy, thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng khó chịu của bạn.

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn hoặc lạm dụng thuốc sẽ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.

Làm ẩm không khí

Hãy làm việc hoặc ngủ với một máy làm ẩm không khí trong phòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Không khí khô sẽ làm bạn đau mũi, không khí ẩm giúp chất nhờn giảm dần.

Xông mũi bằng nước muối

Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm trong một cái bát. Nghiêng đầu và hít một vài giọt nước muối vào mũi của bạn.

Khi bạn hít thở sâu, các dung dịch nước muối sẽ chảy vào mũi. Lặp lại quá trình  này nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi. Bạn cũng có thể sử dụng xịt muối biển để làm sạch hốc mũi.

Ngậm gừng


Nhai một lát mỏng gừng tươi. Vị cay nóng của gừng sẽ giúp tăng lưu thông đường thở và giảm chất nhầy ở mũi. Nhai gừng 3-4 lần một ngày để chặn đứng chứng chảy nước mũi của bạn


Làm sao để trẻ nhỏ hết chảy nước mũi


Chảy nước mũi là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân có thể do thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật mũi hoặc các khối u vùng mũi. Chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những di chứng.

Cặp đôi hoàn hảo 2011  Làm sao để trẻ nhỏ hết chảy nước mũi

Mối phiền hà khi bị chảy nước mũi

Khi trẻ chảy nước mũi, nên nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên.
Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp, đó là biểu mô trụ, có lông chuyển, có các tuyến chế tiết liên tục với niêm mạc của xoang và tai giữa. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy để đảm bảo chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính… làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi mà ta vẫn thường gặp.
Chảy nước mũi là biểu hiện mà bất cứ ai trong cuộc đời mình đều đã gặp, đã biết. Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản… thậm chí để lại di chứng cho trẻ như bộ mặt V.A (biểu hiện qua các dấu hiện như da xanh, miệng há, môi trên bị kéo xếch lên để lộ răng cửa vẩu, răng hay mọc lệch, môi dưới dài, thõng, đôi mắt mở to, trẻ có vẻ ngây ngô).

Xử trí ban đầu tại nhà khi bị chảy nước mũi

Vậy chảy nước mũi như thế nào thì cần phải điều trị và xử trí ban đầu tại nhà làm sao cho đúng? Chảy nước mũi có thể đi theo hai đường là chảy ngay ra cửa mũi trước (có thể nhìn thấy dễ dàng nên thường được điều trị sớm) và đường chảy ra cửa mũi sau, xuống thẳng họng miệng (ít khi được chú ý đến, nhất là nếu xuất hiện ở trẻ em, bố mẹ rất khó phát hiện và dễ gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh- khí- phế quản). Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý.

Nếu dịch mũi chảy xuống họng, bạn có thể xác định qua cảm giác vướng vướng trong hốc mũi, tắc ở đoạn giữa mũi và họng đồng thời với việc hay phải khịt xuống để khạc đờm ra ngoài, một số bệnh nhân phàn nàn họ hay cảm giác buồn nôn, nôn khan khi đánh răng hoặc nuốt vướng. Ở trẻ nhỏ, chưa biết nói, bạn phát hiện bằng cách quan sát trẻ khi ngủ sẽ thấy tiếng thở to hơn bình thường, ho húng hắng, bú không được dài hơi như trước… Lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám sớm, việc điều trị kịp thời sẽ tránh được tần suất phải sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu dịch mũi chảy ra có lẫn máu lờ lờ như máu cá và có mùi hôi thối ở một bên, nên cảnh giác có dị vật tồn tại lâu ngày trong mũi hoặc các khối u trong hốc mũi đã hoại tử… Việc này không tự xác định được mà phải được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm phát hiện sớm để giải quyết kịp thời.

Dịch mũi cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu thường xuyên bị hắt hơi, chảy nước mũi sẽ đồng nghĩa với việc lượng không khí đưa oxy cho cơ thể giảm dẫn đến hậu quả là làm việc chóng mệt, hay cáu gắt…, sức đề kháng của cơ thể cũng không còn tốt.

Một số lưu ý khi bị chảy nước mũi

Giai đoạn nước mũi chảy nhiều, nên hạn chế việc thường xuyên xì mũi bởi nếu không được nhỏ thuốc làm loãng dịch và xì mũi không đúng cách, dịch mũi sẽ vào tai giữa và xoang. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng viêm tai giữa hoặc viêm xoang cấp. Vậy phải xì mũi thế nào cũng là một việc bạn nên biết và phải hướng dẫn cho trẻ. Phải nhỏ thuốc làm cho hốc mũi thông thoáng (các thuốc co mạch) rồi bịt từng bên mũi để xì. Nếu khi xì thấy ù tai, đau tai phải dừng lại, bịt chặt mũi, ngậm mồm rồi nuốt khí liên tục đến khi hết ù. Ở trẻ nhỏ, viêm mũi luôn khởi nguồn cho các bệnh nặng khác như viêm phổi, phế quản phế viêm… thậm chí có thể có những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, viêm khớp do liên cầu b tan huyết nhóm A trong dịch mũi gây bệnh. Vì vậy, bố mẹ phải xác định chữa ngay cho con khi bắt đầu có nước mũi là rất cần thiết.




Làm sao để hết hôi miệng
Làm sao để hết mùi tỏi khó chịu -
Làm sao để hết bị rụng tóc
Làm sao để hết béo bụng mà không phải khổ
Làm sao để hết buồn ngủ khi làm việc
Sau khi chia tay làm gì để hết buồn? -
Làm sao để hết buồn nôn khi mang thai? -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý