Giữa thế kỷ thứ 20 ở các nước phương Tây, sản xuất thực phẩm đã phát triển thành một ngành công nghiệp với sự ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng giữ vai trò quan trọng. Tình trạng này giúp thực phẩm tươi có mặt quanh năm và giảm các bệnh do ăn uống.
Ngoài ra, việc sử dụng hoá chất (thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm mốc) trên cây trồng hay hormone trên vật nuôi cũng giúp tăng năng suất. Tuy nhiên, ngày nay các nước phương Tây đang sản xuất quá nhiều thực phẩm, và hầu như không có món nào còn nguyên chất, không bị pha trộn. Thậm chí những loại thực phẩm được cho là thuần chất nhất (như cây trồng hay vật nuôi) cũng bị sử dụng hoá chất hay hormone trong quá trình tăng trưởng đó làchưa tính đến các thực phẩm được sản xuất theo cách hữu cơ. Sự lạm dụng hoá chất và hormone trong sản xuất thực phẩm đã dẫn đến sự tăng sản lượng các thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, nhưng đồng thời cũng dấy lên làn sóng phản đối trong công luận đối với các loại thực phẩm bị can thiệp hoặc chế biến một cách nhân tạo, như trường hợp dùng hương liệu và màu thực phẩm. Sự sản xuấtồ ạt các sản phẩm từ thịt gia súc và gia cầm đã làm nhiều người phải chuyển sang khẩu phần ăn không có thịt hoặc không có loại thịt được sản xuất theo cách nhân tạo.
Ở châu Âu, ký hiệu E cùng với các con số (ví dụ như E143) được dùng để biểu thị phụ gia thực phẩm như màu thực phẩm hay chất bảo quản. Đến những năm 80,công chúng đã biết nhiều về các ký hiệu E này. Hiện nay, một số chất phụ gia thực phẩm đã bị cấm sử dụng.
Các loại thức ăn như khoai tây chiên, sôcôla, kẹo và nước ngọt có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng chứa nhiều chất béo, muối và đường, cũng như chất phụ gia, màu và hương liệu. Một số loại này còn chứa các chất dinh dưỡng chính hay vi chất dinh dưỡng, tuy nhiên ăn nhiều thức ăn nghèo dinh dưỡng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ ngắn hạn, như tăng cân, da nhờn, sâu răng, cũng như các vấn đề sức khoẻ dài hạn, như ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, các thức ăn nhẹ như rau quả lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và ít chất béo.
Rượu
Từ năm 1930 đến 1971, phụ nữ uống rượu thường xuyên ở Anh tăng từ 24% lên 91%.ngoài ra, kết quả khảo sát còn cho biết cứ 11 phụ nữ thì có 1 người uống trên 14 đơn vị mỗi tuần (mức giới Hạn của mức Y học Anh). Phụ nữ bị tác động bởi rượu nhiều hơn đàn ông do cơ thể mỡ cao hơn và tỉ lệ nước thấp hơn. Do đó, rượu tăng nồng độ nhanh hơn trong cơ thể phụ nữ và do mỡ hấp thụ rượu kém, rượu tồn tại trong máu của họ lâu hơn. Gan phụ nữ cũng giẳi độc kém hơn gan đàn ông, nên phụ nữ dễ bị xơ gan hơn. Trước đây xơ gan là bệnh của nam giới, nhưng hiện nay có đến 40% số ca xơ gan ở Anh là của bệnh nhân nữ.