Ẩm thực và văn hóa

seminoon seminoon @seminoon

Ẩm thực và văn hóa

18/04/2015 10:40 AM
507

Ăn không chỉ đơn giản là cho thức ăn vào miệng; nó là kết tinh của văn hoá và xã hội. Ngay cả định nghĩa thức ăn cũng không giống nhau giữa các nền văn hoá. Cách xếp loại thức ăn chủ yếu dựa vào tiềm thức.

Bởi vì thực phẩm đáp ứng những nhu cầucủa cảm xúc và xác định gốc xã hội văn hoá của một cá nhân. Các nghiên cứu trên dân nhập cư cho thấy trang phục và ngôn ngữ là những thứ có thể thay đổi dễ dàng để thích nghi với nền văn hoá mà họ đang sống, nhưng thay đổi thói quen ẩm thực thì mất nhiều thời gian hơn. Trong mỗi nhóm xã hội thường có những qui ước bất thành văn về nhũng gì ăn được và những gì không. Do đó, thực phẩm là những món được lấy từ những thứ ăn được (là những thứ có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng chưa được xem là thực phẩm). Không có nền văn hoá nào gọi tất cả những thứ ăn được là thực phẩm. Do đó mà thịt chó được chấp nhận ở Trung quốc, còn ở châu Âu thì không, còn hạt kê, một loại ngũ cốc chủ lực của nhiều nước Châu Phi thìbị nhiều nước dùng để nuôi chim. Sau đây là một vài ví dụ về các thứ ăn được:

Ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch, bắp, gạo, kê.

Trái cây:táo, chanh, mộc qua.

Rau củ:củ cải trắng, củ cải đường, cà tím, atisô, mướp tây, ớt, cần tây, bí ngô.

Sữa động vật: sữ bò, dê, cừu, lạc đà, lạc đà không bướu, ngựa vằn, lừa, ngựa.

Thit: thịt bò, heo, nghêu, sò, cá mập, chó, ngựa, ốc, ấu trùng, côn trùng.

Ý nghĩa của thực phẩm

Ở Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Phi thực phẩm được chia làm 2 nhóm là “nhiệt” và “hàn”; và để giữ cơ thể phát triển hài hoà, bạn phải cân đối 2 nhóm này trong khẩu phần ăn. Người Trung Quốc có sự phân nhóm thực phẩm tương tự theo thuyết âm/dương; trong đó âm là hàn còn dương là nhiệt. Ở phương Tây thực phẩm được phân thành chất “gây béo” và không gây béo.

Thực phẩm lễ nghi

Ở mỗi nền văn hoá có một vài loại thực phẩm mang ý nghĩa lễ nghi. Đó là những món được bầy ra trong những nghi thức đặc biệt (ví dụ như bánh bí trong lễ Tạ ơn). Một số nghi thức văn hoá có nguồn gốc liên quan đến thưc phẩm nhưng dần dà đã phát triển và tách rời nhau, như nhiều phong tục cưới xin. Hoa giấy có nguồn gốc từ gạo hoặc lúa mì được tung lên người cô dâu chú rể thay lời chúc con đàn cháu đống. Một phong tục tương tự ở La Mã là ném các quả hạch vào các cặp tân hôn; phong tục này còn tồn tại đến ngày nay nhưng đã biến tướng thành việc đãi những món quả hạch bọc đường trong tiệc cưới.

Thực phẩm và tôn giáo

Hàng triệu người đang tuân thủ chế độ ăn uống do tôn giáo qui định. Ví dụ ở Ấn độ, đại đa số dân chúng ăn chay theo giáo lý của Ấn giáo rằng mọi sinh linh đều thiêng liêng. Nhiều tôn giáo khác cũng cấm ăn thịt như thịt heo(DO Thái giáo, Hồi giáo), thịt bò (Đao Sikh).

Hầu hết các tôn giáo còn qui định khi nào thì được hoặc không dược ăn những loại thức ăn nào đó (ví dụ, Thiên Chúa giáo La Mã cấm ăn thịt vào ngày thứ 6), nhiều nơi còn dùng những món đặc biệt vào những dịp đặc biệt (người Do Thái có món ăn dành cho lễ Vượt qua; người theo giáo phái Anh thương dùng bánh Simnen vào lễ Phục Sinh).

Nhu cầu về thực phẩm

Ở người, có 5 mức nhu cầu về thực phẩm

Nhu cầu an toàn thường bộc lộ khi ta gặp chuyện lo lắng, ức chế hoặc thiếu tự tin. Những thực phẩm cho nhu cầu an toàn thường được chọn nhờ vị ngọt (gợi lại vị ngọt của sữa mẹ) và mối liên hệ chặt chẽ với ký ức về mái ấm gia đình khi còn bé.

Những bà mẹ muốn con ăn nhiều chóng lớn thì dùng thực phẩm để thoả mãn nhu cầu cho và nhận tình cảm.

Tồn tại:

Ăn đều dặn, hàng ngày để cơ thể tồn tại.

An toàn:

Khi nguồn lương thực đã đủ sống người ta thường quan tâm đến sự an toàn của nguồn cung cấp. Do đó người ta sẽ dự trữ để dành. Một số loại thực phẩm tượng trưng cho sự an toàn do có liên quan đến gia đình.

Tình cảm:

Người ta có thể nấu nướng và tặng nhau các món ăn để biểu lộ tình cảm. Ăn hoặc khen tặng là cách đáp lại tình cảm của người mời, còn từ chối thức ăn cũng đồng nghĩa với từ chối lời mời.

Địa vị:

Trổ tài nấu nướng cũng là cách khẳng định địa vị thông qua cách chứng minh khả năng. Đây cũng là cách xác lập và duy trì lòng tự trọng.

Chủ nghĩa cá nhân:

Thực phẩm trở thành phương tiện biểu hiện cá nhân thông qua cách chế biến món ăn và sắp xếp thự đơn, bộc lộ phong cách, và thông qua thử nghiệm
(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
VAN HOA AM THUC CAC NUOC LON
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý