Làm sao để hết đau dạ dày

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Làm sao để hết đau dạ dày

19/04/2015 05:56 AM
6,702

Đau dạ dày là bệnh khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân. Điều trị  dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân, và phần lớn các nguyên nhân dễ chẩn đoán và điều trị. Với những cách đơn giản dưới đây bạn sẽ không còn phải quá lo lắng làm sau để hết đau dạ dày nữa nhé
 


Dấu hiệu và triệu chứngPhần lớn các trường hợp viêm dạ dày cải thiện nhanh sau điều trị.

- Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

- Buồn nôn.

- Nôn.

- Chán ăn.

- Ợ hoặc chướng bụng

- Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.

Ở phần lớn các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đôi khi, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).

Viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh, viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên. Viêm dạ dày tiến triển từ từ được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.

Nguyên nhân

- Nhiễm H. pylori. Là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp loét dạ dày.

- Thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc - cụ thể là thuốc chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis) - có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Uống quá nhiều rượu. Rượu có thể kích thích và ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày. Nghiện rượu có thể làm tăng viêm dạ dày.

- Sử dụng cocain. Cocain có thể gây tổn thương dạ dày, dẫn tới xuất huyết dạ dày và viêm dạ dày.

- Stress. Stress nặng do đại phẫu, tổn thương do chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày, cùng với loét và xuất huyết dạ dày.

- Rối loạn tự miễn. Một loại viêm dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể do rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho niêm mạc dạ dày từ từ mỏng đi (teo). Lần lượt, dạ dày sản sinh acid ít hơn. Viêm teo dạ dày nặng và thiếu máu ác tính thường đi kèm nhau và hay gặp nhất ở người già. Viêm teo dạ dày là dạng viêm dạ dày mạn tính và hiếm khi gây các triệu chứng dạ dày-ruột.

- Bệnh Crohn. Bệnh đường ruột này gây viêm mạn tính niêm mạc đường tiêu hóa - hiếm khi gặp ở dạ dày (viêm dạ dày). Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn, thường là đau và tình trạng suy nhược, bao gồm đau bụng và tiêu chảy toàn nước.

- Xạ trị liệu và hóa trị liệu. Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị liệu và xạ trị liệu có thể gây viêm niêm mạc dạ dày, dẫn tới loét và viêm dạ dày.

- Bệnh trào ngược mật.

Các dạng viêm dạ dày ít gặp khác do bệnh toàn thân như suy gan hoặc suy thận.

Phòng ngừa

Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:

- Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.

- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

- Không hút thuốc lá.

- Thay thuốc giảm đau. Nếu có thể, tránh dùng thuốc chống viêm phi steroid - aspirin, ibuprofen, ketoprofen và naproxen. Thay vào đó, thay thuốc giảm đau chứa acetaminophen.

- Tuân thủ khuyến nghị của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc giảm độ axít dạ dày hoặc thuốc chẹn axít không cần đơn để ngăn ngừa tái phát viêm dạ dày.

Tự chăm sóc

- Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh. Cái gì bạn ăn cũng quan trọng như cách mà bạn ăn. Ăn các khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa, và thư giãn khi ăn.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Ợ nóng, chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân.

- Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất mà bạn có thể làm để tiêu hóa tốt. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.

- Hạn chế stress. Stress làm tăng sản sinh axít dạ dày và tiêu hóa chậm, gây rối loạn dạ dày.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Các thống kê vềy học cũng ghi nhận người cao tuổi dễbịloét dạdày hơn người trẻ, người hút thuốc lá dễbịloét dạdày hơn người không hút thuốc lá. Trong sốnhững người bịloét dạdày, có đến 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori và có khoảng 25% người đã bịnhiễm Helicobacter Pylori nhưng chưabịloét dạdày.

Cho đến khi có những yếu tố thuận lợi như hút thuốc lá, uống cafe nhiều thì vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể tăng độc tính và gây viêm loét dạ dày. Dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên là nguyên nhân thứ nhì gây viêm loét dạ dày. Tất cả thuốc này đều làm giảm chất bảo vệ dạ dày là prostagladine.

Thức ăn sau khi ăn, được nhai nát ở miệng, đưa xuống dạ dày. Dạ dày tiếp tục xử lý thức ăn thành những chất dễ hấp thu hơn bằng cách tiết ra nhiều axit và men tiêu hoá để phân huỷ thức ăn thành những chất dễ hấp thu vào cơ thể. Các axit và men này cũng gây hại cho chính bản thân dạ dày nhưng dạ dày còn tiết ra chất nhầy, có tác dụng giúp dạ dày tránh được tác hại do các axit và men. Bình thường có sự cân bằng giữa 2 quá trình này nên dạ dày không bị tổn hại.

Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày như: nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày.

Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50%-80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.  

II. TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:

- Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.

- Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.

- Nôn hoặc buồn nôn.

- Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.

- Sụt cân, mệt mỏi.

III. BIẾN CHỨNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:

- Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).

- Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
 
- Ung thư dạ dày.

Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu...

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Nếu đau dạ dày quanh năm hãy lấy 3 - 4 quảđu đủtươi rửa sạch rồi ép lấy nước chia làm 3 lần uống; ăn khoảng mấy chục quả đu đủ Thì bệnh đau dạdày có thể khỏi hẳn.

Rượu vang nho đựng trong bình miệng rộng rồi cho rau thơm đã rửa sạch vào (tỷ lệ 1:1), đóng kín miệng bình lại trong 6 ngày sau đó lấy ra uống mỗi buổi uống 1 cốc vào các buổi sáng, trưa, tối, uống liền trong 3 tháng, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi; rau thơm vẫn còn màu xanh thì ăn vào lại càng tốt.

Mật ong 0,5kg đun bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi hơi có bọt mật ong có màu vàng sậm, rắc 1,5 lạng bột mì vào khuấy đều, rồi lại cho tiếp 2 lạng bột soda cho tới khi tan bọt là được, tiếp đó đổ vào đồ đựng bằng sứ hoặc thuỷ tinh; mỗi lần 1 thìa uống trước lúc ăn cơm 20 phút; cách này chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Tim lợn thái miếng mỏng 3 - 4 mm, rắc đều bột tiêu trắng lên trên (20 - 30 hạt), hấp chín; ăn món này vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi ngày 1 quả tim lợn, nói chung 7 ngày sẽ khỏi, cách này chữa viêm dạ dày.

Táo đỏ rửa sạch rồi rang cho đến khi vỏ ngoài có màu đen, không cháy là được, lấy 3, 4 quả pha vào nước sôi để uống, nếu cần hãy cho một lượng đường vừa phải.

Những người bị mắc bệnh dạ dày dạng ít dịch vị chua nếu thường xuyên ăn dấm sẽ làm tăng cảm giác thèm  ăn và chữa được bệnh dạ dày.

Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun sôi lên để lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ, uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.

Thịt gà 150g, ức cánh gà 30g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ 2 quả, cho thêm nước vào rồi đun lên để ăn; món này chữa loét dạ dày và hành tá tràng; đồng thời có tác dụng tốt trong chữa trị đau chướng dạ dày do vị khí hưnhược, dịch vị quá nhiều gây ra.

Đậu phụ 500g, đường đỏ 125g rồi cho nước vào đun sôi, chia ra làm nhiều lần để uống; cách này chữa xuất huyết dạ dày.

Vỏ trứng gà 10 cái rang vàng bằng lửa nhỏ trong nồi sắt nhưng không được rang cháy; sau đó nghiền thành bột, mỗi ngày uống khoảng 1/10 (tức là tương đương với 1 cái vỏ trứng), chia làm 2 - 3 lần uống hết, uống trước khi ăn cơm hoặc sau khi ăn cơm bằng nước ấm; uống liên tục nhiều ngày sẽ trị được loét hành tá tràng.

Lấy lòng lợn hoặc trứng gà hầm với lạc thành món ăn sẽ chữa được loét dạ dày.

Hàng ngày uống Vitamin E 3 lần, mỗi lần 100mg, , uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ có hiệu quả chữa trị đối với loét dạ dày.

PHÒNG BỆNH ĐAU DẠ DÀY:

Đau dạ dày có liên quan mật thiết đến thức ăn, vệ sinh ăn uống và trạng thái thần kinh.

Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm, là làm việc quên giờ giấc.

Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc, và lại đau. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

● Về sinh hoạt

Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.

● Ăn đúng cách

Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.

Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.

Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.

● Ăn đủ chất

Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn H pyloen gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.


 

Ăn gì để giảm đau dạ dày?

 

Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có triệu chứng khác nhau như: đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, nôn và ợ hơi sau ăn…thậm chí chảy máu dạ dày.



Người bị đau dạ dày nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, vì những thức ăn này dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm

Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.

Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.

Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày? - 1

Uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày (ảnh minh họa)

Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.

Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.

Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.

Nên ăn gì khi bị đau dạ dày? - 2

Không nên ăn những thức ăn cứng, khó tiêu hóa như rau cần, hẹ, dưa, măng… (nguồn ảnh: internet)

Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.

Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.



Những loại quả nên ăn để phòng ngừa đau dạ dày


Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một số thực phẩm dưới đây có tác dụng làm giảm bớt đau hoặc phòng ngừa được bệnh đau dạ dày:

Chuối

Chuối là thực phẩm hàng đầu thân thiết với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.


Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơhòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.

Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.

Đu đủ


Đu đủ cũng là một loại quả thân thiện với dạ dày. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.

Gừng

Gừng như một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn có vấn đề, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…

Ngoài ra, thực phẩm thô cónhiều chất chống ôxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Sữa chua


Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

Ngoài ra, rau thì là có chứa anethole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh tiêu hóa. Thì là cũng chứa nhiều a xít aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi. Bạc hà được sử dụng như liệu pháp điều trị cho chứng khó tiêu, ợ chua, đau bụng và đầy hơi. Bạc hà cũng có thể kích thích cảm giác ngon miệng và chữa chứng buồn nôn cũng như nhức đầu.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bị bệnh đau dạ dày nên tuân thủ một số quy tắc cơ bản trong khâu ăn uống như tránh các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc (rượu, cà phê, trà xanh,…), các loại thực phẩm có độ a xít cao (cam, bưởi…), nên ăn thức ăn mềm, không nên ăn quá no, nên nhai kỹ khi ăn...

Bên cạnh đó, người bệnh nên luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để không gây căng thẳng, bức xúc ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.




Đau dạ dày nên ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả .
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
Món ăn cho người bị đau dạ dày -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Ban chau bi dau da day nen hoj gay vay ban chau co nen uong thuoc tang can?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Có thể uống được thuốc tăng cân, nhưng tốt nhất là loại thuốc đó phải phù hợp với dạ dày.có thể uống sữa bột, ăn thêm các chất dinh dưỡng.hạn chế cay. chua.thức ăn có nghệ hay mật ong thì càng tốt nhé
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý