Người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ một lần đẻ sinh đôi hoặc từ sinh đôi trở lên thì gọi là chửa nhiều thai , trong đó trường hợp đẻ sinh đôi là phổ biến, thứ đến là sinh ba, đẻ sinh tư càng ít hơn. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ để sinh đôi (sinh ba…) của nước ta là 1, 46 %.
Song bào gồm những trường hợp dưới đây:
Một là một trứng hai thai, tức là 2 thai nhi do cùng một trứng thu tinh tách ra mà thành. Trường hợp này chiếm khoảng 30% của ca đẻ sinh đôi. Thai nhi trong ca một trứng hai thai , do tách ra từ một trứng thụ tinh nên dung mạo của các thai nhi rất giống nhau, giới tính và nhóm máu cũng như nhau.
Trường hợp thứ 2 là 2 trứng có 2 thai, đó vì người mẹ cùng 1 lúc rụng 2 tế bào trứng, hai tế bào trứng này cùng thụ tinh và cùng biến thành 2 trứng thụ tinh. Trong trường hợp này dung mạo của 2 thai nhi không giống nhau bằng trường hợp thứ nhất, nhóm máu hoặc giới tính cũng có thể khác nhau.
Vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đẻ sinh đôi? Vấn đề này cần xem xét sự việc cụ thể và phân tích cụ thể, nhưng nói chung, gia tộc nào đã có lịch sử đẻ sinh đôi, thì xác suất đẻ sinh đôi lớn hơn rất nhiều so với người khác.
Thế nữa, tác động của thuốc cũng không thể coi nhẹ, hiện nay có nhiều loại thuốc có tác dụng kích thích rụng trứng, phụ nữ ở độ tuổi sinh nờ mà dùng các loại thuốc đó thì khả năng đẻ sinh đôi cũng rất lớn.
Ngoài ra yếu tố môi trường cũng không thể không tính đến. Có một số địa phương do có môi trường đặc biệt, nên tỷ lệ phụ nữ đẻ sinh đôi ở đó cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 1,46%. CÒn có một số yếu tố khác như nhiệt độ, ăn uống và một số nguyên nhân vật lý và hóa học khác làm cho tỷ lệ đẻ sinh đôi tăng cao. Điều đáng chú ý là một số loại ô nhiễm môi trường cũng làm cho tỷ lệ đẻ sinh đôi tăng, nhưng để tránh xẩy ra các hiện tượng thai dị dạng, cần chú ý đi bệnh việc khám thai định kì.
Vấn đề này, chúng ta trước hết cần nói tới “bệnh máu chậm đông”. Bệnh máu chậm đông là bệnh di truyền ẩn trên nhiễm sắc thể X, nó là bệnh dễ xuất huyết mà đặc trưng chủ yếu là máu khó đông. Bệnh máu chậm đông có thể chia thành 3 loại A, B, C. Thông thường, bệnh máu chậm đông mà chúng ta nói tời là bệnh máu chậm đông mà chúng ta nói tới là bệnh máu chậm đông loại A. Máu chậm đông loại A chủ yếu là bệnh xuất huyết do bộ phận C-VIII của nhân tử thứ VIII trong nhân tử máu đông trong cơ thể người bệnh giảm sút hoặc thiếu hụt dẫn đến cơ chế đông máu chậm đông ngay từ lúc còn lúc trẻ sơ sinh đã có biểu hiện xuất huyết, 25% số người bệnh, 3 tuần sau khi ra đời đã xuất hiện lần thứ 1, đại đa số phát bệnh sau 2 tuổi. Sauk hi phát bệnh thì bệnh này đeo đẳng suốt đời, đặc điểm xuất huyết của loại bệnh này là “xuất huyết ở vết thương” mà không tự nhiên xuất huyết. Khi đi đường xa, trèo thang gác, đá bong, trượt ngã, niêm mạc miệng, lưỡi, mũi dễ bị tổn thương và các phẫu thuật nhỏ như nhổ răng, cắt amiđan, trích nhọt đều có thể dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng không thể cầm được, thậm chí vì xuất huyết quá hiều gây nguy hiểm cho tính mạng. Nếu vì chẩn đoán sai tiến hành đại vong. Bệnh máu chậm đông nói chung chỉ di truyền ở nam mà không di truyền sang nữ, người mắc bệnh máu chậm đông đại bộ phận là nam, người bệnh là nữ rất ít. Căn bệnh này có một số loại hình di truyền như sau:
1. Mẹ là người mang gien gây bệnh, bố là người bình thường thì một nửa con trai trong số con gái của cặp vợ chồng đó phát hiện, một nửa số con gái là người mang gien gây bệnh.
2. Bố là người bệnh, mẹ là người bình thường thì con trai trong số con cai của cặp vợ chồng đó là người bình thường, con gái đều là những người mang gien gây bệnh.
Thuộc về cùng loại bệnh di truyền ẩn trên nhiễm sắc thể X còn có các loại bệnh như mù màu, dinh dưỡng của loại cơ vân động không tốt, dị dạng không có mắt, não nhỏ, đái tháo nhạt, đái tháo đường do thận gây ra…Nam giới mắc bệnh này nhiều hơn sơ với nữ giới, vì vậy xét từ góc độ sinh con lý tưởng thì những người mắc bệnh di truyền ẩn trên nhiễm sắc thể X, hoặc người mang gien gây bệnh, muốn sinh con thì sinh con gái vẫn tốt hơn.
(St)