Cây thuốc chữa bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả.Theo y học cổ truyền, quế là một vị thuốc điều trị huyết áp thấp rất hay. Hãy cùng tham khảo nhé!
CÂY THUỐC CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP.
Huyết áp thấp là do hai yếu tố tác động chủ yếu là lưu lượng tim và sức cản ngoại vi; lưu lượng tim phụ thuộc vào sức co bóp cơ tim, chủ yếu là chức năng bóp của tâm thất trái, sức cản ngoại vi phụ thuộc chủ yếu vào độ đàn hồi của thành mạch máu. Có hai loại huyết áp thấp: huyết áp thấp tiên phát và huyết áp thấp thứ phát.
Theo y học cổ truyền, quế là một vị thuốc điều trị huyết áp thấp rất hay. Quế có vỏ cây màu nâu, có mùi thơm... Bộ phận thường được sử dụng là vỏ cây và cành non. Người ta thường thu hái và chế biến quế chi (cành non) bằng cách: vào mùa xuân, mùa hạ chặt lấy cành non, bỏ lá cắt thành từng khúc dài đem phơi khô. Còn vào mùa thu người ta lấy nhục quế (vỏ cây) bằng cách bóc vỏ, phơi khô trong bóng râm.
Công dụng và liều dùng quế chữa bệnh như sau: vỏ quế có vị cay, ngọt, tính ấm, đi vào các kinh tâm, phế, bàng quang. Quế có tác dụng phát hãn, giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương, hóa khí, giáng khí nghịch. Dùng quế để bổ trị hỏa dương, bổ hỏa mệnh môn, dẫn hỏa quy nguyên, tán hàn, chỉ thống. Liều lượng sử dụng từ 3-9g quế chi; 1-4g nhục quế dưới dạng thuốc sắc. Những bài thuốc (dùng một trong các bài) chữa huyết áp thấp từ quế gồm có:
+ Bài 1: Quế chi 12g, chích cam thảo 15g, hoàng kỳ 24g, đương quy 12g, can khương 10g. Đem sắc (nấu) uống ngày 1 thang, uống 2 lần trong ngày.
+ Bài 2: Nhục quế 40g, quế chi 40g, cam thảo 20g. Đem hãm lấy nước chia 3 lần uống hoặc sắc (nấu) uống trong ngày.
+ Bài 3: Quế chi 6g, cam thảo 6g, kê quan hoa 15g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, trần bì 6g, đẳng sâm 20g, bạch truật 10g, thăng ma 6g. Đem nấu uống ngày 1 thang.
+ Bài 4: Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả. Nấu uống nóng ngày 1 thang.
Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...
Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thủy ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.
Điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau:
Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần. Uống 5-7 ngày.
Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.
Bài 3: Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa (tán bột) 50g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 - 5g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa. Uống trong 5-7 ngày.
Bài 4: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
ĂN GÌ CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP?
Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Nên ăn mặn hơn người bình thường. Không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì.
Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ. Tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.
Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể.
Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
Uống đủ lượng nước. Việc uống nước rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi bạn đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng. Hơn thế nữa, nếu bạn bị tiêu chảy hay buồn nôn, bạn cần chắc chắn đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày bạn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi trong việc phòng tránh và điều trị chứng huyết áp thấp.
Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.
Dùng nước ép củ cải đường tươi là một trong những bài thuốc trị chứng huyết áp thấp hiệu quả nhất. Bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp nên uống một cốc nước ép củ cải đường chia thành 2 lần mỗi ngày.
Ngâm 7 quả hạnh trong nước qua đêm. Sau đó bóc vỏ chúng và nghiền nát chúng thành một dạng bột. Sau đó cho quả hạnh vào trong sữa ấm và dùng dung dịch này để uống.
Chữa huyết áp thấp bằng thuốc thường ít tác dụng. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập có thể đem lại hiệu quả tốt hơn. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ protein (sữa, thịt, gan lợn, thịt gia cầm, trứng, cá, hải sản, các loại đậu...) Táo tàu, long nhãn, hạt sen là những thực phẩm có lợi cho huyết áp. |
||||||||||||||||||
|