Cứ mặc cho ngực căng tức mà không động chạm gì vào hoặc cứ căng sữa là vắt bỏ đều không phải là những cách làm đúng khi các bà mẹ muốn cai sữa cho con. Làm sao để hết căng sữa khi cai sữa cho con không phải mẹ nào cũng biết
Chị Hoa Lý (Quận 7, TP HCM) còn nhớ như in thời gian đầu khi cho bé Su "ti" mẹ. Chị sinh mổ, tuần đầu ê ẩm vì vết khâu nhưng may mắn thay chị lại có rất nhiều sữa.
Thế nhưng, bé Su lúc đó còn yếu, sức bú chưa được nhiều nên sữa mẹ cứ thế mà dồn ứ lại. Một ngày chị sốt đùng đùng, cứ nghĩ do sức mình còn yếu nên nhờ bà chăm con hộ, nhưng đến chiều chị tức ngực không chịu nổi, lúc này chị mới dám nói với mẹ.
Mẹ chồng chị mới tá hỏa lên bảo vắt sữa ra ngay. Đúng là sau khi vắt ra xong, chị thấy đỡ mệt hẳn.
Chị Thiếu Hoa (Hàng Hành, Hà Nội) cũng bị căng tức sữa trong thời gian cho con bú. Sau 4 tháng, chị trở lại với công việc, cứ trưa chị lại về cho con "ti" nhưng thời gian đầu, ngày nào chị cũng bị căng tức ngực, sữa rỉ ra ướt đẫm áo.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này đôi khi khiến chị rất khó chịu.
Ai cũng khen chị may mắn khi sở hữu nguồn sữa dồi dào thế nhưng điều này
đôi khi khiến chị khó chịu vì đau đớn (Ảnh minh họa)
Nhiều khi căng tức quá, chị day mạnh những mong ngực đỡ đau nhưng không ăn thua mà "đau càng thêm đau". Lên mạng tìm hiểu, chị thấy nhiều chị em khuyên rằng thay vì day và xoa bóp mạnh cho bầu vú bớt tức, người mẹ nên mát-xa ngực nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa để làm mềm.
Ngay hôm sau, chị phải sắm và mang theo máy hút sữa cứu nguy cho mình mỗi khi ngực căng.
Hầu như mọi phụ nữ sau sinh khoảng 1 tuần đều có cảm giác căng tức ngực. Đây là một hiện tượng bình thường của quá trình tạo sữa cho con. Cảm giác đau tức ngực là do tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra.
Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu như người mẹ không cho con bú đủ, hoặc không biết cách làm giảm lượng sữa trong bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả.
Khi ngực bị căng lên, dịch xung quanh tuyến sữa sẽ tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng, đau, nhức đôi khi đi kèm theo sốt.
Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa hoàn toàn do các mô tạo sữa không hoạt động. Nếu không cẩn thận, người mẹ có thể bị tắc ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú.
Chườm lạnh: giải pháp đơn giản chống căng tức
Chị Minh Tuyết (Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội) chia sẻ bí quyết của mình trong việc phòng ngừa hiện tượng căng sữa, đó là chị em cần thường xuyên cho con bú.
Lúc mới sinh, một ngày con trẻ có thể bú 10 – 14 lần (kể cả bữa đêm). Chị khẳng định rằng, chỉ cần “tập tành” thì cả hai mẹ con sẽ “giúp nhau” cực chuẩn, không còn lo bị căng tức sữa cho mẹ và bé no say.
Thêm vào đó, trong quá trình cho “ti”, người mẹ cần cố gắng cho con bú ít nhất 15 phút một bên bầu ngực trước khi chuyển sang bên kia. Sau mỗi lần cho bú, chị em nên lấy khăn hoặc túi chườm lạnh đắp vào bầu ngực để giảm sưng tuyến sữa.
Nếu khi nào thấy đau cứng ngực, chị em nên làm ngay động tác chườm lạnh này (túi chườm có thể cho vào tủ lạnh hoặc lấy lá rau cải bắp ướp lạnh đắp lên trên).
Chị Thanh Hà (Quận 1, TP HCM) cũng chia sẻ rằng trước đây cảm giác căng tức bầu ngực khi cho con bú luôn ghé thăm chị đều đặn, có lúc “bầu ngực như muốn nổ tung”, nhưng sau khi sinh 2 thằng cu, chị đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm.
Chị khuyên các bà mẹ khi bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ nên xoa bóp, mát-xa nhẹ nhàng tuyến sữa bằng tay. Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 - 10 phút để nhanh chóng lấy hết lượng sữa thừa. Việc này sẽ nhanh chóng giúp bầu sữa mềm hơn.
Căng tức sữa sau sinh là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữa đều gặp phải. Dưới đây là một số mẹo nhỏ, giúp chị em phần nào vơi bớt tình trạng khó chịu này.
Hầu như mọi phụ nữ sau sinh 2-5 ngày đều có cảm giác căng ngực. Đây là một hiện tượng của quá trình tạo sữa cho trẻ. Lúc này, tình trạng phù nề mô tuyến sữa gây ra cảm giác nặng ngực, đau nhẹ hay nóng, đi kèm với căng ngực. Trong những trường hợp bình thường, người mẹ có bầu sữa căng, mềm mại.
Căng ngực bình thường có thể chuyển sang dạng căng sữa nếu trẻ sơ sinh không bú đủ hay người mẹ không cho bú và không biết cách làm trống bầu sữa thường xuyên một cách hiệu quả. Khi cảm giác căng ngực không giảm bớt, dịch xung quanh tuyến sữa tụ lại và tuyến sữa bắt đầu sưng lên, bầu vú của người mẹ cứng dần lên và vùng da xung quanh bị căng bóng. Lúc này bầu vú bị đau, đôi khi người mẹ có thể bị sốt nhẹ.
Khi căng sữa, nếu không biết cách nặn bỏ sữa thì mức độ căng sẽ tăng lên, dẫn đến mất sữa do các mô tạo sữa không còn hoạt động. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú. Lúc này, không nên dùng thuốc làm ngưng tiết sữa. Các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề và làm căng sữa tái phát khi ngưng thuốc.
Do vậy, để phòng ngừa hiện tượng căng sữa, người mẹ cần:
-
Cho bú thường xuyên. Cố gắng cho trẻ bú 10-12 lần một ngày, trong đêm không nên để quá 3 giờ.
-
Cố gắng cho trẻ bú ít nhất 15 phút ở một bên vú trước khi chuyển sang vú kia. Không nên giới hạn thời gian trẻ bú.
-
Thay đổi tư thế trẻ bú để làm tăng tiết sữa.
-
Người mẹ nên nằm ngửa giữa mỗi lần cho bú.
-
Đắp lạnh bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để làm giảm sưng tuyến sữa. Có thể đắp lạnh bằng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó). Nên để một lớp khăn mỏng trên tuyến vú khi đắp lạnh.
-
Đắp ấm bầu vú ngay trước khi cho bú có thể giúp tăng tiết sữa. Người mẹ có thể tắm nước nóng, xông hơi ấm vùng ngực hay đắp gạc ấm trên tuyến vú trước khi cho bé bú. Xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng cũng rất hữu hiệu.
-
Nếu bị căng tức sữa thì trước khi cho con bú, người mẹ xoa nhẹ tuyến sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút để làm mềm. Nếu sử dụng bơm điện, cần bắt đầu từ áp lực thấp nhất và tăng dần cho đến khi bắt đầu thấy sữa chảy ra, tiếp tục tăng đến khi người mẹ cảm thấy thoải mái và còn chịu đựng được, không cần tăng đến áp lực tối đa. Nếu bầu vú và đầu núm vú quá đau, bạn nên xoa ít dầu lên núm vú trước khi hút.
-
Sau khi cho con bú, nếu tuyến sữa vẫn căng và đau thì cần hút sữa khoảng 5 – 10 phút để nhanh chóng lấy hết sữa cặn. Việc này sẽ giúp bầu sữa mềm hơn và trẻ dễ bú hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm
Giảm đau tức ngực khi cai sữa
Hỏi: Con trai tôi được 20 tháng tuổi. Tôi đang thực hiện 'chiến dịch' cai sữa cho con nhưng cảm thấy rất bí bách, khó chịu vì 2 bên ngực căng cứng như muốn nổ tung. Tôi nên làm gì đây?
Hòa (Xuân Trường, Nam Định)
Thực tế, sau khi cai sữa cho con, phần lớn chị em đều cảm thấy ngực bị căng lên. (Ảnh minh họa).
Trả lời: Việc một số chị em khi cai sữa cho con cứ thấy căng sữa là vắt bỏ cho kiệt là không đúng. Lý do là khi vắt đi như vậy cũng giống như khi trẻ còn bú nên sẽ tiếp tục kích thích các tuyến sữa tiết sữa, khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú.
Ngược lại, một số người lại cố chịu đau, cứ để mặc cho ngực căng tức hy vọng sau một vài ngày con không bú nữa thì sữa sẽ tự mất. Quan niệm đó cũng không hề đúng.
Thực tế, sau khi cai sữa cho con, phần lớn chị em đều cảm thấy ngực bị căng lên. Khi đó, để giảm cảm giác đau, khó chịu chị em có thể dùng một chiếc khăn ấm nóng chườm nhẹ hai bên vú, rồi vắt bớt sữa đi tránh để sữa đông vón lại trong vú gây viêm, áp xe vú nhưng không nên vắt cạn kiệt.
Ngoài ra, nếu thấy đau quá chị em có thể đến gặp bác sĩ để được kê thuốc nội tiết cho tiêu sữa. Tuy nhiên nhất quyết phải có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ.
Một điều các bà mẹ cần lưu ý khi cai sữa cho con là không nên để bé dừng bú một cách đột ngột, mà giảm dần số lần bú, thay vào đó là các bữa ăn dặm hoặc sữa ngoài. Như thế bé sẽ không quấy khóc quá nhiều, đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên điều chỉnh dần lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé bú không liên tục như trước.
Cai sữa: Nan giải đâu chỉ riêng với con
Cứ mặc cho ngực căng tức mà không động chạm gì vào hoặc cứ căng sữa là vắt bỏ đều không phải là những cách làm đúng khi các bà mẹ muốn cai sữa cho con.
Chỉ là chuyện ứng phó với “hai cái bình sữa” sau khi cai sữa cho con, nghe thì rất đơn giản nhưng trên thực tế đã có không ít bà mẹ lúng túng không biết làm thế nào cho đúng.
Chị Hồng Thái (phố Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi cai sữa con, nghe lời mẹ chồng, Thái cách ly con hoàn toàn bằng cách cho sang nhà ngoại. Đồng thời, dù bầu sữa căng tức nhưng Thái cũng không dám vắt vì sợ sữa sẽ tiếp tục ra. Thế nhưng, được hai ngày thì ngực Thái căng cứng, nhức buốt, chỉ chạm nhẹ cũng khiến cô đau không chịu được. Sang ngày thứ ba thì Thái phát sốt, người nhà phải đưa cô vào bệnh viện.
Làm thế nào để ứng phó với "hai cái bình" sau cai sữa
Ngược lại với Thái, Chị Cúc (phố Nguyễn An Ninh, Quận Hoàng Mai) lại mãi mà vẫn không chấm dứt được tình trạng tiết sữa mặc dù đã cai sữa cho con từ lâu. Bởi vì mỗi khi thấy bầu sữa căng đau, khó chịu là chị lại vắt bỏ hết đi cho bớt căng. Kết quả dù con đã không còn bú sau gần một năm mà hai bên ngực Cúc vẫn tiếp tục tiết sữa.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Lan, phòng Khám chuyên khoa sản Hải Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) các bà mẹ trẻ khi cai sữa cho con thường mắc một trong hai sai lầm: Thứ nhất là khi cai sữa thấy đau thì ra sức vắt bỏ sữa đi cho bớt căng dẫn đến tình trạng khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú. Vì khi vắt đi như vậy cũng giống như khi bé còn bú nên sẽ tiếp tục kích thích các tuyến sữa tiết sữa.
Trường hợp ngược lại, dù ngực cương đau, căng cứng nhưng các chị em lại cứ để mặc không động vào thì cũng không phải là cách làm đúng. Điều này có thể dẫn đến sữa bị ứ đọng, ách tắc lại trong hệ thống các ống dẫn gây cảm giác rất đau đớn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.
Vì thế, theo bác sĩ Thanh Lan, cai sữa theo cả hai trường hợp như trên đều không đúng cách. Muốn cai sữa cho con để con vẫn ngoan mà mẹ cũng vẫn khoẻ thì cần phải tiến hành từ từ, từng bước một. Không nên để trẻ dừng bú một cách đột ngột mà nên giảm dần các cữ bú trong ngày cho bé, thay vào đó là các bữa ăn dặm hoặc sữa ngoài. Như vậy bé sẽ có một khoảng thời gian “chuẩn bị tinh thần” để chính thức quên vú mẹ đi mà không bị “hẫng”, đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên dần điều chỉnh lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé không bú liên tục như trước.
Sau khi cai sữa phần lớn chị em đều cảm thấy tình trạng hai bên vú căng lên. Đó là do sữa được tiết ra bơm đầy vào các ống dẫn sữa chạy dọc trong bầu ngực dẫn ra phía đầu vú. Nếu lượng sữa này được bé bú hay hút đi thì theo cơ chế tự nhiên, nó sẽ tiếp tục kích thích quá trình tạo sữa mới. Nếu càng vắt sữa sẽ càng tiết ra nhiều, đặc biệt là trong thời gian một năm đầu tiên sau khi sinh con.
Tuy nhiên, ngay sau khi cai sữa, nếu thấy ngực căng cứng, sữa về nhiều gây đau đớn, khó chịu thì có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm nóng chườm nhẹ nhàng hai bên vú cho mềm rồi vắt bớt đi một chút, tránh để sữa đông vón lại trong vú gây viêm, áp xe vú nhưng không nên vắt cạn kiệt. Cũng giống như cai cho bé, việc vắt sữa này cần làm từ từ, giảm dần lượng sữa và thưa dần khoảng cách giữa các lần vắt.
Hiện nay để cai sữa dễ dàng, có một số loại thuốc có thể trợ giúp cho các bà mẹ để bớt đi cảm giác đau đớn, khó chịu vì căng tức sữa. Ví dụ, một số dẫn chất làm giảm nồng độ prolactin trong máu hoặc ức chế hoạt tính của prolactin nên giảm tiết sữa. Hay có một loại thuốc dùng chữa bệnh Parkinson nhưng cũng có tác dụng giảm tiết sữa, chữa cương tuyến vú là Bromocricptin. Các thuốc tránh thai hỗn hợp chứa estrogen và progesteron cũng có tác dụng làm giảm tiết sữa.
1. Thời điểm cai sữa tốt nhất
Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến khích các bà mẹ nên cho con bú đến khi trẻ được hơn 24 tháng tuổi. Đây chính là thời điểm tốt nhất để cai sữa cho trẻ.
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, các bà mẹ vừa phải chăm con vừa phải đi làm nên thường cai sữa lúc con được khoảng hơn 1 tuổi, nhiều bé do hoàn cảnh đặc thù còn phải cai sữa trước 1 tuổi.
Các nhà nghiên cứu cho biết trước 3 tuổi thì mỗi ngày trẻ cần bổ sung ít nhất 500ml sữa mới đủ cho nhu cầu phát triển thể chất. Vì vậy, nếu sức khỏe không bị ảnh hưởng và có đủ sữa nuôi con, các bà mẹ nên cai sữa cho con trong giai đoạn trẻ khoảng 2 – 3 tuổi.
Các công đoạn chuẩn bị
Có người nói vui rằng cai sữa cho con giống như một trận chiến vậy, nếu bạn muốn dùng “giải pháp hòa bình” thì công đoạn chuẩn bị phải thật chu đáo.
Trước tiên, bạn nên cho con làm quen dần dần với sữa công thức để khi cai sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể thích ứng được. Cũng cần chuẩn bị bình sữa và núm vú có kích cỡ đủ lớn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
Bên cạnh đó, trước khi cai sữa, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.
Ngoài ra, có một mẹo nhỏ để con bạn chú ý đến các món ăn khác thay vì chỉ biết đến mùi vị của sữa mẹ. Khi ăn cơm, bạn cho bé ngồi cùng bàn để bé xem cả nhà ăn, từ đó kích thích sự tò mò của bé đối với các món ăn.
Bạn nên chuẩn bị cho bé một cái thìa, cốc, bát riêng để bé tập xúc thức ăn. Đây cũng là bước đầu hình thành khả năng sống độc lập của bé.
Ngủ giường riêng
Đối với những bà mẹ đi làm thì việc “trốn” con trong giờ hành chính là khá dễ dàng nhưng đêm đến, khi ngủ cạnh mẹ thì thể nào bé cũng đòi bú cho bằng được. Vì vậy, các bác sỹ khuyên các bà mẹ có con đến tuổi cai sữa nên cho bé ngủ riêng. Bạn có thể đặt giường bé sát cạnh giường của mình, để bé tự đi ngủ hoặc có thể cho bé nằm phòng riêng nếu có điều kiện.
Cai sữa dần dần
Nhiều bà mẹ quan niệm khi muốn con dứt sữa chỉ cần bôi dầu hỏa, hạt tiêu, buộc tóc rối… vào đầu núm vú sẽ khiến bé “sợ” mà không muốn bú mẹ nữa. Cách làm này không những không có hiệu quả mà còn có tác dụng ngược, bởi bé sẽ càng nhớ sữa mẹ mà bỏ ăn các thức ăn khác, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của bé.
Cũng có cách cai sữa khác mà nhiều người thường áp dụng, đó là cách ly mẹ và bé trong một thời gian. Cách này cũng không hoàn toàn có lợi, bởi bé sẽ lo lắng không biết mẹ đi đâu, có bỏ mình lại không nên thường chán ăn, tinh thần hốt hoảng, hay khóc và mất ngủ.
Cách tốt nhất để cai sữa cho bé là giảm dần lượng sữa mẹ theo thời gian, ví dụ: trước đây mỗi ngày bạn cho con bú 6 lần thì bây giờ giảm xuống 5 lần, rồi 4, 3, 2, 1 lần. Đồng thời khi bé đói, thay vì sữa mẹ, bạn cho con ăn các thực phẩm khác như bột, cháo, cơm nhão, bánh xốp… để bé “quên” sữa mẹ dần dần. Cách làm này cũng tốt cho mẹ bởi đột ngột không cho con bú cũng ảnh hưởng đến tuyến sữa và bầu vú của mẹ.
Chọn thời điểm thích hợp
Cai sữa tốt nhất vào mùa xuân và mùa thu để tránh mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Bởi vì tỷ lệ mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường xảy ra vào mùa đông và mùa hè.
Thêm nữa, khi cai sữa nghĩa là làm thay đổi thói quen ăn uống, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bé, có thể khiến sức ăn của bé sụt giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự đề kháng của cơ thể. Do đó, nên chọn thời điểm bé khỏe mạnh và ít có khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm nhất để cai sữa là thích hợp nhất.
Mẹo dân gian cai sữa hiệu quả
Có mẹ nói vui rằng cai sữa cho con giống như một trận chiến, nếu mẹ muốn dùng ‘giải pháp hòa bình’ thì công đoạn chuẩn bị phải thật chu đáo.
Thời điểm cai sữa cho bé?
Khi bé được 4 tháng tuổi mẹ đã có thể tiến hành cai sữa cho bé. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tiêu hóa cũng như thể trạng của từng bé.
Nói chung, không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm.
Dấu hiệu bé muốn cai sữa
Khi muốn cai sữa cho bé, chị em nên lưu ý một số điểm dưới đây:
- Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp, người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy.
- Bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp
- Bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, hứng thú khi thấy người khác ăn hoặc thường xuyên tỉnh giấc đòi ăn.
Việc cần làm trước khi cai sữa
Cai sữa cho bé là một nghệ thuật khó vì thế nếu muốn thành công, các mẹ phải có 'chiến thuật' đúng đắn.
Trước tiên, bạn nên cho con làm quen dần dần với sữa công thức để khi cai sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể thích ứng được. Cũng cần chuẩn bị bình sữa và núm vú có kích cỡ đủ lớn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
- Bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.
Các mẹo dân gian cai sữa hiệu quả
Sự thật, không có một bài thuốc hay mẹo cai sữa nào có thể đem lại hiệu quả cho tất cả các mẹ. Tuy nhiên, có một vài mẹo dân gian hay đã được chị em áp dụng thành công là:
1. Cách ly bé với mẹ: Không cho bé ngủ với mẹ hoặc gửi bé về nhà người thân chăm sóc giúp trong vài ngày.
2. Dùng son bôi lên ti: Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay.
3. Buộc tóc rối hoặc dán băng dính đen vào đầu ti: Buộc/ dán tóc rối hoặc cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Một số bé thương mẹ sẽ gật đầu quay đi.
4. Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti: Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé.
Ngoài ra, một số bà mẹ đun lá dâu lấy làm nước uống cũng có thể làm giảm khả năng tiết sữa, hay ăn các vị như tỏi, hạt tiêu... sẽ làm nặng mùi khiến bé cảm thấy khó chịu, bỏ dần thói quen bú mẹ.
Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú
Rất nhiều mẹ bị sốt cao vì cương sữa do không cho con bú nữa. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ nên dùng khăn sạch, ấm để mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau.
Một số mẹ khi cai sữa thấy đau thì ra sức vắt bỏ sữ đi cho bớt căng dẫn đến tình trạng khó chấm dứt sự tiết sữa tự nhiên của vú. Bởi thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo các mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau).
Trường hợp ngược lại, dù ngực cương đau, căng cứng nhưng các chị em lại cứ để mặc không động vào thì cũng không phải là cách làm đúng. Điều này có thể dẫn đến sữa bị ứ đọng, ách tắc lại trong hệ thống các ống dẫn gây cảm giác rất đau đớn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.
Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhẹ người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.
Bí quyết cai sữa cho bé hiệu quả -
Cai sữa cho bé yêu
Khi nào nên cai sữa cho trẻ?
Kinh nghiệm cai sữa cho bé, cẩm nang toàn tập
Giúp trẻ bỏ bú đêm mẹ đỡ vất vả -
Cho trẻ tập bú bình từ lúc nào thì hợp lý
Làm sao có nhiều sữa cho con bú sau sinh
(st)