Thảo dược chữa bệnh huyết áp thấp an toàn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thảo dược chữa bệnh huyết áp thấp an toàn

19/04/2015 05:56 AM
1,100

Thảo dược chữa bệnh huyết áp thấp an toàn .Huyết áp (HA) thấp được biểu hiện bằng trị số HA tâm thu dưới 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. HA thấp theo Đông y thuộc thể hư của chứng huyễn vựng. Hãy tham khảo cach chữa an toàn bằng thảo dược sau nhé!






THẢO DƯỢC CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP



Trên lâm sàng dù HA thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu là lúc đứng dậy đột ngột đều sinh hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mắt mờ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, thậm chí hôn mê, đột qụy, HA tụt rõ rệt. Người bệnh có lúc đứng lâu tụt HA, ra mồ hôi, buồn nôn, tim đập chậm. Những người HA thấp nguyên phát tư thế đứng thẳng (phần nhiều người lớn tuổi) có thể kèm theo liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, sau một thời gian có thể phát sinh nói khó, sụp mi mắt, đi không vững, chân tay run, tê dại... Hội chứng HA thấp nặng phát sinh tụt HA đột ngột, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn, không ngồi đứng dậy được dẫn tới hôn mê, tay chân lạnh, mạch tế huyền sác. Đối với những người cao tuổi cần cảnh giác với hội chứng này.

Điều trị chứng HA thấp phải tùy theo thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Sau đây xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

- Nếu do “tâm dương bất túc”: thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: Ôn bổ tâm dương. Dùng bài "Quế chi cam thảo thang gia giảm" gồm: nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà.

Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì dùng bài trên gia hồng sâm để bổ khí trợ dương. Trường hợp HA tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, dùng bài thuốc trên bỏ quế chi, gia hồng nhân sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

- Nếu do “trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị: bổ trung ích khí, kiện tỳ vị. Dùng bài "Hương sa lục quân gia giảm" gồm: hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu do “tỳ thận dương hư”: biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị: ôn bổ tỳ thận dương.Dùng bài "Chân vũ thang gia vị" gồm: đảng sâm 12g, chế phụ tử 6-8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.

- Nếu do khí âm lưỡng hư: biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, miệng khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.

Phép trị: ích khí dưỡng âm. Dùng bài "Sinh mạch tán gia giảm" gồm: tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Những phương thuốc kinh nghiệm đã được nghiên cứu theo dõi:

- Trà quế cam (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở Nghiên cứu trung y tế Ninh) gồm: quế chi, cam thảo đều 8g; quế tâm 3g; ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

- Quế chi cam phụ thang:quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia hồng sâm 15 - 25g, phụ tử gia đến 30g, sắc trước 1 giờ.

- Thục địa hoàng kỳ thang: gồm thục địa 24g; sơn dược 24g; đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g; sơn thù 15g; hoàng kỳ 15g; nhân sâm 6g (đảng sâm 12g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Gia giảm:khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20-30g; khí âm lưỡng hư thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g; huyết hư gia đương quy; váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp; âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh; lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh gia phụ tử, nhục quế.


ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP THẤP BẰNG NHỮNG BÀI THUỐC KHÁC


Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh nhân được coi là huyết áp thấp khi trị số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 90mmHg (milimét thuỷ ngân) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 60mmHg.

Có hai loại: huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, giảm tập trung trí lực, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng, thoáng ngất hoặc ngất.

Gừng cũng là một trong những vị thuốc giúp tăng huyết áp

Theo Đông y, huyết áp thấp thuộc chứng huyễn vựng (huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt). Nguyên nhân phổ biến của bệnh này là do khí huyết hư làm cho não thiếu sự nuôi dưỡng gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, váng đầu, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân yếu run, mạch vô lực...

Để điều trị huyết áp thấp phải đưa huyết áp về trị số bình thường sau đó duy trì để tránh tái phát. 

Dưới đây là một số bài thuốc dành cho người bị huyết áp thấp:

Bài 1: Hạt sen 30g, táo đỏ 10g, gừng tươi 6 lát. Tất cả sắc với nước uống ngày 2 lần.

Bài 2: Ngũ vị tử 25g, nhục quế 15g, quế chi 15g, cam thảo 15g. Sắc nước uống ngày 2 - 3 lần, uống một đợt từ 3-7 ngày. Khi huyết áp tăng lên bình thường thì uống tiếp một đợt từ 3-6 ngày nữa.

Bài 3: Thục địa 12g, trích cam thảo 6g, bạch truật 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 16g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Nhân sâm tán bột 25 g, tử hà sa (tán bột) 50 g. Trộn với mật ong, mỗi lần uống từ 3 đến 5 g, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trưa.

Bài 5: Đảng sâm 15g, mạch môn 9g, ngũ vị tử 5g, hoàng kỳ 15g, nhục quế 2-4g, trích cam thảo 9g, phù tiểu mạch 30g, táo 5 quả. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.

Bài 6: Trứng gà tươi 1 quả, gừng tươi 1 nhánh. Rửa sạch gừng thái lát, cho vào nồi, cho thêm 1 cốc nước lã, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng gà vào khuấy đều, đun tiếp 2 phút. Sau đó bắc ra ăn nóng, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.

Theo Bác sĩ Thúy An


yết áp thấp và chế độ dinh dưỡng phù hợp

Đa số người cao tuổi thường bị tăng huyết áp, một trong những nguy cơ cao dẫn tới các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng là một trong những bệnh nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Đối với những người trẻ tuổi, huyết áp thấp thường ít có ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng đối với người cao tuổi cần đặc biệt chú ý.

Các dấu hiệu huyết áp thấp

Chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Sức bóp cơ tim yếu, giảm trương lực mạch máu, đặc biệt các mạch máu nhỏ được biểu hiện bằng giảm các giá trị huyết áp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.

Huyết áp thấp sinh lý:Thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.

Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng - di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên, ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy.

Huyết áp thấp bệnh lý: Thường được phân ra thành: Tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp mãn tính.

- Tụt huyết áp cấp với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất.

- Huyết áp thấp mãn tính lại được chia ra: huyết áp thấp nguyên phát và huyết áp thấp thứ phát. Huyết áp thấp nguyên pháp do giảm trương lực thần kinh mạch máu. Huyết áp thấp thứ phát - triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, bệnh nhiễm trùng cấp tính, mãn tính hay ngộ độc như: viêm họng mãn, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh - mạch máu bệnh huyết áp thấp với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch: đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi. 

Điều chỉnh huyết áp từ những thói quen

Trong một số trường hợp bệnh lý người bệnh cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, hầu hết có thể cải thiện bằng các quy tắc sống đơn giản sau:

Luyện tập:

Những người bị huyết áp thấp không thể đứng lâu một chỗ mà cần thiết phải vận động. Nguyên dân dẫn tới huyết áp thấp là do giảm trương lực mạch máu - thành mạch máu quá yếu (bị nhão), sức co bóp của tim yếu do cơ tim yếu biểu hiện là tim đập nhanh, yếu.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng nâng cao trương lực mạch máu và nâng cao khả năng đẩy máu của tim. Tập luyện các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông đều rất tốt.

Tập luyện các bài tập thể dục trong 10 - 15 phút, 2 - 3 lần ngày cũng rất tốt. Tuy nhiên, những người huyết áp thấp cần tránh tập các bài tập rèn sức mạnh các nhóm cơ với cường độ lớn và trong thời gian dài. Khi cảm thấy không được khỏe mỏi mệt, chóng mặt, đau đầu có thể tập tại nhà với các bài tập thể dục, tốt nhất là tập một số động tác ở tư thế ngồi hoặc nằm trên sàn.

Ăn uống:

Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên quan chặt chẽ, nhưng huyết áp thấp thường hay gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa - dẫn đến giảm trương lực mạch máu, giảm hàm lượng đường máu.

Các thói quen xấu sẽ làm giảm trương lực: sự đàn hồi, sự dẻo dai của mạch máu và kết quả là tụt huyết áp. Do đó, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3 - 4 bữa/ngày, ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Khuyến cáo một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: uống cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho… Người cao tuổi cần có sự tư vấn của bác sĩ khi lựa chọn những biện pháp này.

Giảm huyết áp với 7 loại thực phẩm dễ kiếm

Khi đề cập đến sức khỏe tim mạch, dường như chúng ta chỉ nghe đến những thực phẩm không được ăn (ví dụ như thịt đỏ) nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số loại thực phẩm sẽ giúp giảm huyết áp.

1. Sữa chua không béo

Đây là một điều đặc biệt bởi các sản phẩm từ sữa thường được tính chung vào  các nguồn khác của chất béo bão hòa. Nhưng thực tế, sữa chua không béo rất tốt cho sức khỏe, không như phô mai hay nhiều sản phẩm sữa giàu chất béo khác. (Và cũng đừng quên rằng sữa chua không béo có hàm lượng protein cao hơn so với sữa chua thông thường).

Nghiên cứu được công bố tại phiên họp của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ về cao huyết áp 2012 chỉ ra rằng với những người ăn sữa chua không béo thì khả năng mắc cao huyết áp ít hơn 31% so với những người khác. Nghiên cứu được thực hiện trên 2000 người – đã được theo dõi trong 14 năm. Con số giảm 31% được tìm thấy ở những người mà  lượng sữa chua không béo hấp thu tăng 2% hoặc nhiều hơn so với lượng calories hàng ngày của họ.

2. Hạt hướng dương

Tất cả các loại hạt và đậu đều rất tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng hạt hướng dương dường như có tác dụng riêng với huyết áp. Hạt hướng dương rất giàu vitamin E và chỉ một nắm nhỏ là bạn đã hấp thu 75% lượng hàng ngày cần. Hạt hướng dương cũng giàu acid folic, protein và chất xơ. Tuy nhiên hãy coi chừng những gói hạt hướng dương đóng gói sẵn chứa nhiều muối và natri  bởi chúng sẽ có tác dụng ngược lại, làm tăng huyết áp. Hãy ăn những hạt hướng dương không rang muối.

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã thực hiện một thí nghiệm trong đó họ phát hiện ra rằng trong quá trình tiêu hóa, hạt hướng dương tiết ra một peptide có tác dụng ức chế sản sinh một loại enzyme có khả năng làm tăng huyết áp.

3. Chuối

Các bác sĩ khuyên ăn 1.5 – 2 quả chuối một ngày sẽ có ích cho hệ tim mạch. Bởi chuối là nguồn thực phẩm giàu kali, hàm lượng kali trong 1,5 đến 2 quả chuối có thể giảm chỉ số huyết áp từ 2-3 mgHg. Kali  tăng cường chức năng thận giúp đẩy natri ra khỏi cơ thể. Kali cũng giúp thành động mạch vận hành dễ dàng. Nếu bạn không thích ăn chuối, nho khô, mận khô và dưa hấu cũng là những nguồn thực phẩm giàu kali.

Ngoài ra, có 4 thực phẩm khác cũng có khả năng giảm huyết áp:

- Khoai tây (đặc biệt là khoai tây tím) chứa các chất chống oxi hóa giúp giảm viêm nhiễm.

- Cải bó xôi – Một nghiên cứu của Thụy Điển chỉ ra thành phần nitrat trong cải bó xôi cũng có tác dụng giảm huyết áp.

- Lúa mạch giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.

- Củ cải đường – các chất tạo ra màu đỏ của củ cải đường có tác dụng giảm huyết áp.

Món ăn giúp điều trị bệnh huyết áp thấp


Thông thường, huyết áp dưới 90/60 mm thủy ngân được xem là thấp. Dưới đây là các món ăn, bài thuốc dùng cho người

Lương y Quốc Trung cho rằng: “Do huyết áp thấp mà máu tuần hoàn chậm và yếu, đoạn cuối của mao mạch thiếu máu, ảnh hưởng đến việc đưa oxy đến nuôi các tổ chức tế bào và mang ô-xít cacbon và những chất thải đi ra ngoài. Cứ kéo dài như vậy, làm cho công năng của cơ thể giảm sút rất nhanh. Rất nhiều bệnh nhân còn có những triệu chứng như: váng đầu, đau đầu, tức ngực, đoản hơi, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, khẩu vị kém ngon, sưng chân...”.

Bệnh này thường thấy ở người thể chất kém và phụ nữ. Một số người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện rõ rệt, nên không nhận ra. Bệnh thường kéo dài làm cơ thể suy nhược. Đông y cho rằng, huyết áp thấp là do khí của tì thận suy tổn gây nên, điều trị chủ yếu là làm cho tì thận ấm lên, tăng dưỡng khí...

Các thể và cách trị

Với thể khí huyết dưỡng hư, thường có biểu hiện: đầu váng, mắt hoa, tai ù, ngại nói, tinh thần mệt mỏi, theo lương y Quốc Trung, có thể dùng bài thuốc gồm: đảng sâm 15g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, kỷ tử 12g.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20130314-195903-1-3dc93-chua-benh-kho-mieng-ngu-vi2.jpeg

 Ngũ vị tử

Với thể khí hư, dương hư - biểu hiện: sắc mặt trắng bệch, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi, chân tay vô lực, chân tay lạnh, di tinh, hoạt tinh, sinh lý yếu, thì dùng bài thuốc gồm: hoàng kỳ, đảng sâm, ngũ vị tử (mỗi vị 30g), mạch môn đông 40g, sài hồ bắc 3g. Hoặc dùng một trong 2 bài thuốc đơn giản dưới đây: quế chi 10g, cam thảo 10g, mạch đông 10g, ngũ vị tử 6g, hồng sâm 5g, pha với nước sôi thay chè, mỗi ngày một thang; hoặc: chế hoàng tinh 30g, đẳng sâm 30g, cứu cam thảo 10g, sắc uống vào buổi sáng, ngày 1 lần.

Món ăn trị bệnh

Với bệnh huyết áp thấp mạn tính, việc ăn uống có vai trò quan trọng không kém gì thuốc. Dưới đây là những món ăn giúp cải thiện huyết áp thấp:

* Gà ác 1 con, làm sạch lông, bỏ phủ tạng, rồi cho 30g đương quy, 30g hoàng kỳ, 5 quả táo đỏ, 15g kỷ tử vào bụng gà, đem hấp cách thủy cho đến chín mềm. Khi chín bỏ bã thuốc, ăn thịt và dùng nước canh. Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn liền trong 3 tháng.

* Cá diếc một con rửa sạch, bỏ ruột, cho vào cùng 50g gạo nếp ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, hạt tiêu, thì là, hành, rồi múc ra ăn nóng. Mỗi tuần ăn 2 - 3 lần. Ăn liền 2 - 3 tháng.

* Chim cút một con làm sạch lông, bỏ phủ tạng. Lấy 30g hoàng kỳ, 30g thiên ma, gừng tươi 5g, 5 củ hành, rửa sạch cho vào bụng chim cút, thêm gia vị cho vừa ăn rồi đem hầm cách thủy cho đến chín mềm, ăn thịt và uống nước, bỏ bã thuốc.

* Táo đỏ 10 quả, sa sâm 15g, sinh địa 50g, thục địa 50g tất cả cho vào 600 ml nước nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, cho thêm 50 ml mật ong loại tốt hòa đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20130314-195903-2-113432-400.jpeg

Các lưu ý khác:

Những người bị huyết áp thấp cần ngủ nhiều hơn. Một giấc ngủ ngon sẽ làm cho tâm trạng thoải mái, điều hòa hoạt động các trung tâm thần kinh, trong đó có trung tâm vận mạch.

Tránh dùng thuốc ngủ, thuốc an thần do các loại thuốc này có thể làm giảm huyết áp, đau đầu và buồn ngủ ban ngày. Tốt nhất là dùng một số loại chè thảo mộc. Phương pháp tắm nóng lạnh luân phiên cũng rất tốt cho người bị huyết áp thấp.

Thay đổi nhiệt độ nước liên tục luân phiên từ nóng sang lạnh và ngược lại có tác dụng rèn luyện trương lực mạch máu - cải thiện trương lực mạch máu.

Phương pháp đơn giản để tăng huyết áp là nhịn thở. Hít vào sâu rồi thở ra, sau đó nhịn thở 20 giây. Lặp lại 5 - 6 lần, 3 lần tập/ngày./





Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp
Bài thuốc cho người huyết áp thấp mãn tính
Ăn kiêng cho người huyết áp

Huyết áp thấp
Món ăn chữa huyết áp thấp
Thực phẩm cho người huyết áp cao.
Món ăn cho người huyết áp cao




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý