Chữa bệnh cao huyết áp bằng trứng gà hiệu quả.Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kị một cách tuyệt đối. bài thuốc được dùng để phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tuần hoàn, trong đó có bệnh tăng huyết áp.
CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP CAO BẰNG TRỨNG GÀ
Lá dâu nấu với trứng gà phòng chống tăng huyết áp. |
Bài 1: Trai 50g, trứng gà muối 1quả, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ. Các vị rửa sạch, ninh nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ ích can thận, dưỡng tinh huyết, trừ phiền giáng hỏa, dùng cho người bị tăng huyết áp và hội chứng tiền mãn kinh.
Bài 2: Côn bố 20g, ý dĩ 20g, trứng gà 2 quả, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Côn bố rửa sạch thái ngắn đem nấu với ý dĩ thành cháo; trứng tráng chín, thái sợi đổ vào nồi cháo, chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: cường tim lợi niệu, hoạt huyết nhuyễn kiên, dùng cho người bị tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, thấp khớp cấp...
Bài 3: Giun đất 5 con, trứng gà 2 quả. Ngâm giun đất trong chậu nước từ 2 - 3 ngày cho hết chất nhớt rồi mổ bụng làm sạch, thái ngắn; trứng gà đập ra bát, hoà đều cùng giun đất rồi đem tráng chín ăn trong ngày. Công dụng: bình can tức phong, định thần giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp thuộc thể can phong nội động, can dương thượng cang với biểu hiện chủ yếu là hoa mắt chóng mặt, đau đầu nóng mặt.
Bài 4: Cải cúc 250, lòng trắng 3 quả trứng gà. Cải cúc rửa sạch, thái ngắn nấu thành canh, khi được cho lòng trắng trứng vào quấy đều vài dạo rồi bắc ra, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng tâm nhuận phế, kiện tỳ tiêu thực, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, ăn uống chậm tiêu.
Bài 5: Thiên ma 10g, trứng gà 1 quả. Đem thiên ma sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi đập trứng gà vào khi nước thuốc đang sôi, quấy đều, ăn liên tục trong 1 tuần. Công dụng: bình can tức phong, dưỡng tâm an thần, dùng cho người bị tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, trẻ em hay bị co giật do sốt cao...
Bài 6: Lá dâu (tang diệp) 6g, trứng gà 1 quả. Hai thứ rửa sạch nấu chín, ăn trứng uống nước, dùng liên tục trong 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, mát gan sáng mắt, bổ ích khí huyết, dùng cho người bị tăng huyết áp hay đau đầu chóng mặt.
Bài 7: Lá sen 1 cái, trứng gà 1 quả, đường đỏ 20g. Các vị đem nấu chín, bỏ bã lấy nước uống trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: thăng thanh giáng trọc, thanh thử giải nhiệt, bổ ích khí huyết, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp.
Bài 8: Giấm chua 60g, trứng gà 1 quả. Trứng đập ra bát, đổ giấm vào quấy đều, nấu chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị tăng huyết áp.
Bài 9: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả. Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần. Công dụng: bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống, chuyên dùng cho người bị tăng huyết áp.
Bài 10: Tang kí sinh 15 - 30g, trứng gà 1 quả. Hai vị rửa sạch nấu kỹ, bỏ bã, ăn trứng uống nước. Công dụng: bổ ích can thận, dưỡng huyết trừ phong, an thai, dùng cho người bị tăng huyết áp, tê liệt tứ chi do di chứng trúng phong, thấp khớp thể huyết hư.
Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Thương hàn luận tạp bệnh, Thiên kim phương, Bản thảo tiện độc, Nhật hoa tử bản thảo..., trứng gà tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo trừ phong. Tuy là vị thuốc bổ nhưng cổ nhân cũng khuyên nên dùng trứng ở mức độ vừa phải tùy theo thể tạng và tính chất bệnh lý, vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt với những người tỳ vị vốn hư yếu. Đối với những người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu khi dùng các món ăn - bài thuốc nêu trên rất cần có sự theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ của thầy thuốc có chuyên khoa.
Chữa cao huyết áp bằng giấm trứng gà
Nhiều người bị bệnh cao huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kỵ một cách tuyệt đối, nhưng theo sách thuốc cổ dùng trứng và giấm để phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tuần hoàn, trong đó có bệnh cao huyết áp rất tốt.
Trứng giấm: Giấm chua 60g, trứng gà 1 quả. Trứng đập ra bát, đổ giấm vào quấy đều, nấu chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: Hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp.
Vừng trứng: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả. Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần. Công dụng: Bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống dùng cho người bị tăng huyết áp.
Hình minh họa
Chú ý: Trứng gà tuy bổ nhưng chỉ nên dùng trứng ở mức độ vừa phải tuỳ theo thể tạng và tính chất bệnh lý, vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt với những người tỳ vị vốn hư yếu. Đối với những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn lipit máu khi dùng cần có sự theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy thuốc có chuyên khoa.
Tác dụng của trứng và giấm:
Đông y cho rằng, mọi bộ phận của quả trứng gà đều có tác dụng dược lý khác nhau, chẳng hạn:
-Lòng trắng trứng: Tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc; thường dùng điều trị ngộ độc thức ăn và thuốc, các chứng thương tổn hóa mủ…
-Lòng đỏ trứng: Tính bình, công hiệu thanh nhiệt, ấm vị, trấn tĩnh, giải độc, tiêu viêm, dầu chế từ lòng đỏ trứng dùng trị ra mồ hôi trộm, lao phổi; thoa ngoài có tác dụng dưỡng da đẹp da, giúp điều trị các chứng như lác sữa và lở loét chi dưới…
-Vỏ trứng: Vị ngọt chát, công hiệu chế toan (giảm chua), giảm đau, giúp điều trị loét dạ dày và chứng mềm xương ở trẻ, điều trị các chứng chấn thương dao, kéo và ung nhọt ngoài da
-Màng trứng (lớp da mỏng trong vỏ trứng): Vị ngọt tính bình, có tác dụng nhuận phế, trị ho, cầm máu, dùng điều trị các chứng như ho suyễn lâu ngày, mất tiếng…
Người Trung Hoa chế biến ra món giấm từ 2.000 năm trước. Ông Lý Thời Trân, đời nhà Minh, trong cuốn “Bản thảo cương mục” ghi nhận nhiều phương thang điều trị bệnh đều bằng giấm. Trong ứng dụng lâm sàng hiện đại, giấm còn có thể điều trị các bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, viêm dạ dày thể co thắt, viêm tuyến mang tai, lác trên mình, lưng gối ê đau…
Cách chế biến trứng giấm:
Giấm gạo 180ml, trứng gà (còn tươi) 1 quả. Rửa sạch trứng, ngâm trong giấm hai ngày đêm. Sau khi vỏ trứng hòa tan hoàn toàn, dùng đũa đâm thủng màng trứng còn lại và gắp ra. Khuấy thật đều lòng trắng và lòng đỏ trứng, bạn sẽ có trứng giấm nguyên chất, đặt trong tủ lạnh để bảo quản.
Cách dùng: Múc 2 muỗng trứng giấm nguyên chất, thêm 1 muỗng mật ong, dùng lượng nước đun sôi để nguội gấp 7, 8 lần để pha loãng rồi uống. Ngày 1-2 lần, dùng sau bữa ăn 20-30 phút.
Để chế biến dịch trứng giấm cần chọn loại giấm tốt, với giấm tốt 9 độ không màu, trứng giấm chế biến ra có chất lượng tốt nhất. Cũng có thể dùng những loại giấm khác nhưng thời gian ngâm phải lâu hơn. Đặc biệt là không được dùng giấm hoá học.
Thông thường, 1 quả trứng giấm có thể dùng trong 1 tuần, mỗi ngày dùng 20-30ml. Sau ngày thứ 4, chế biến dịch trứng giấm quả kế tiếp, để có thể dùng liên tục.
Trứng giấm chữa các bệnh:
-Giúp chống lão hoá.
-Giúp thanh lọc ngũ tạng lục phủ.
-Giúp điều trị bệnh ngoài da.
-Giúp điều trị phong thấp đau sưng cơ khớp.
-Tăng dinh dưỡng cho người bệnh, trợ giúp tiêu hoá, thúc đẩy hấp thu, tăng cường thể chất.
Món ăn bài thuốc dùng trứng và giấm:
Đau thắt ngực thể khí trệ huyết ứ: Trứng gà tươi 1 quả, giấm 60ml, đường đen vừa đủ. Trứng gà đập trong chén, thêm giấm, đường đen trộn đều. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày.
Sanh khó, sau khi sanh đi lỵ ra máu: Trứng gà tươi 3 quả, giấm 50ml. Lấy lòng đỏ trứng trộn đều với giấm, 1 lần uống sạch.
Sa đì: Trứng gà 2 quả, giấm 250ml. Trứng gà ngâm giấm 1 ngày, rồi đem đun đến khi giấm còn phân nửa, ăn trứng, uống giấm ngay lúc nóng.
Sau khi sanh chảy máu không cầm: Trứng gà ác 3 quả, giấm 1 ly, rượu 1 ly. Đập trứng, khuấy đều với giấm, rượu, rồi đun thành 1 ly. Chia 2 lần để uống. Ngày 1 thang, dùng liền 5-7 thang.
Sốt rét: Trứng gà 3 quả, giấm 100ml. Đập trứng, giấm và trứng cho vào nồi đất nấu sôi, uống ấm. Sau khi dùng sẽ vã mồ hôi, hết sốt sẽ có hiện tượng nôn ói…
Viêm thực quản: Lòng trắng trứng 1 quả, bán hạ 9g. Bán hạ thêm giấm vừa đủ nấu chung, sau khi loại bỏ bán hạ, đổ lòng trắngmột quả trứng vào giấm đang nóng, mỗi tối trước khi ngủ dùng 1 lần, cho đến khi lành bệnh thì thôi.
Cao huyết áp: Trứng gà 1 quả, giấm 60ml. Trứng gà và giấm trộn đều, sau khi nấu chín, dùng sáng sớm lúc bụng đói, dùng liền 1 tuần.
Hoàng đản (viêm gan vàng da): Trứng gà cả vỏ sau khi đốt thành than, tán nhuyễn, hoà với giấm để dùng. Ngày 1 lần.
Bệnh tiểu đường: Trứng gà 5 quả, giấm 150ml. Trứng gà 5 quả đập ra, thêm giấm 150ml trộn đều, ngâm 36 giờ, lại thêm giấm 250ml trộn đều. Mỗi sáng và chiều uống 15ml.
Hen suyễn theo mùa: Trứng gà 1 quả, giấm tùy lượng. Giấm nấu với trứng, sau khi chín, lột vỏ, nấu lại 5 phút, ăn trứng. Ngày 2 lần, lần 1 trứng.
Tiêu chảy: Trứng gà 2 quả, giấm 100ml. Đập trứng gà vào nồi bằng sành (sứ hay thủy tinh), nấu trứng chín, uống cả giấm lẫn trứng. Nếu chưa khỏi, dùng lại 1 lần.
Viêm phế quản mạn: Dầu mè 30-40ml, giấm vừa đủ, trứng gà 2 quả. Đập trứng vào dầu mè đang nóng để trứng chín, thêm giấm nấu. Mỗi sáng và chiều dùng 1 quả trứng. Trong thời gian dùng thì kiêng rượu, thuốc lá.
Nôn khi thai nghén: Trứng gà 1 quả, đường trắng 30g, giấm 60ml. Giấm nấu sôi, nêm đường trắng nấu tan, đập trứng cho vào, nấu chín, dùng sạch. Ngày 1 thang, dùng liền 3 ngày.
Kiết lỵ dạng nước: Trứng gà 3 quả, bột mì 150g, giấm 30ml. Đập trứng gà vào trong bột mì, nhào thành khối bột, cắt lát nhỏ, dùng giấm rang chín. Dùng ngày 2 lần, cho đến khi lành bệnh.
Vai lưng mỏi đau: Chuối 1 quả, cà rốt 150g, táo tây 200g, trứng gà 1 quả, sữa bò 100ml, giấm 100ml, mật ong vừa đủ. Chuối lột vỏ cắt làm đôi, cà rốt và táo tây thái hạt lựu, cho vào máy xay, thêm lòng đỏ trứng, sữa bò, giấm chế biến thành sinh tố, nêm thêm mật ong, dùng thường sẽ có hiệu quả.
CÁC CÁCH CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP KHÁC
|
|