Chữa bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ nhanh nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ nhanh nhất

19/04/2015 06:00 AM
532

Chữa bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ nhanh nhất.Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Đau nửa đầu thường khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như hiệu quả công việc











Chứng đau nửa đầu ở phụ nữ

Cảnh giác với chứng đau nửa đầu ở phụ nữ


Đau nửa đầu, các bác sĩ (BS) gọi là migraine, là chứng bệnh đau đầu hay gặp nhất ở phụ nữ. Các BS chuyên khoa cho biết có ít nhất 5% tổng số phụ nữ bị đau nửa đầu, có nghĩa là ở Việt Nam ta có cả triệu phụ nữ bị căn bệnh này hành hạ, ít nhất là 1 lần trong đời.

Ở thể đau nửa đầu không có dấu hiệu thần kinh báo trước: Thông thường khoảng vài giờ trước khi đau đầu, bệnh nhân cảm thấy người mệt mỏi, bứt rứt, dễ cáu gắt, hay ngáp vặt… sau đó là cơn đau đầu thực thụ. Cơn đau thường bắt đầu vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm, đau sẽ tăng dần và đạt mức tối đa sau vài giờ.

Thoạt đầu, người bệnh sẽ đau một bên đầu ở vùng trán hoặc trán – thái dương. Sau đó, cơn đau lan dần ra toàn bộ đầu và kết thúc ở bên đối diện. Trong cơn đau, sắc mặt bệnh nhân xanh tái, da lạnh, nổi gai ốc, người bệnh có cảm giác thái dương như giãn căng ra, mạch máu ở thái dương nẩy đập theo nhịp tim, kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, nôn, một số trường hợp còn chóng mặt, mất thăng bằng. Cơn đau sẽ càng tăng lên khi người bệnh gắng sức hoặc tiếp xúc với ánh sáng, tiếng động mạnh. Cơn đau này sẽ giảm đi khi chúng ta nghỉ ngơi yên tĩnh trong bóng tối hoặc chườm lạnh hoặc day thái dương. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, một số bệnh nhân cơn có tính chu kì dài hàng tháng, hàng năm mới bị một lần, một số khác cơn lặp lại thường xuyên, từ cơn này sang cơn khác. Đau đầu có thể đổi bên nhưng bao giờ người mắc cũng đau nặng hơn ở một bên đầu.

Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ do nguyên nhân nào?

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra chứng đau đầu, hay đau nửa đầu là do thiếu hụt lượng serotoin trong máu và làm giảm lượng máu lưu thông về não. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau một bên đầu và có thể lan sang cả hai bên. Cơn đau thường bắt đầu vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy hoặc vào ban đêm, rất ít khi xảy ra ban ngày. Lúc đầu người bệnh đau ở một bên đầu (vùng trán hoặc trán – thái dương), sau có thể lan ra toàn bộ đầu và kết thúc ở bên đối diện, chứ không đau lan ra vùng mặt.

Khi đau, mặt người bệnh xanh tái, da lạnh, nổi gai ốc và có cảm giác thái dương mình như giãn căng ra kèm theo là cảm giác lợm giọng, buồn nôn, có người còn chóng mặt, mất thăng bằng, mệt mỏi và cáu gắt vô cớ. Bệnh đau nửa đầu dễ tái phát, mỗi lần tái phát làm người bệnh rất khó chịu, chóng quên, có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiểu tiện, có người bệnh khi đau đầu lại rất nhạy cảm với mùi…

Một số người trước khi bị đau nửa đầu sẽ được báo trước bằng các triệu chứng như mạch đập nhanh, mạch máu ở thái dương căng hơn, hoa mắt…Tuy nhiên, cũng có người bị cơn đau nửa đầu đến bất thình lình (còn gọi là cơn kịch phát). Biểu hiện cụ thể của cơn đau kịch phát là chứng chóng mặt, rối loạn thị giác, giác quan, đau bụng dữ dội, nôn, rối loạn tâm thần hoang tưởng, ảo giác cấp tính…

Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ là người hay bị mắc chứng đau nửa đầu nhất, đặc biệt là những phụ nữ từ 35 đến 45 tuổi. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây chứng đau nửa đầu của phụ nữ là do sự thay đổi hormone, áp lực từ các vấn đề gia đình, xã hội, các chấn thương tâm lý hoặc do thay đổi thời tiết… Sau mỗi cơn đau khiến người phụ nữ già đi, tính tình cáu gắt hơn và hay quên…

Biến chứng của bệnh đau nửa đầu

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, những phụ nữ bị đau nửa đầu kèm theo chứng rối loạn thị giác có nguy cơ cao bị đau tim.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 28.000 phụ nữ (trong đó có gần 1.500 phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu và bị loạn thị).

Kết quả có 1.030 trường hợp mắc các bệnh tim, đột quỵ hoặc tử vong do các bệnh tim mạch.

 Ông Tobias Kurth, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết chứng đau nửa đầu thoáng qua đi cùng nhiễu thị giác là tác nhân lớn thứ 2 góp phần vào nguy cơ đau tim và đột quỵ, chỉ sau huyết áp cao. Nguy cơ này cao gấp 3 lần so với những người bị đau nửa đầu mà không bị loạn thị.

Người mắc bệnh cần làm gì?

Cảnh giác với chứng đau nửa đầu ở phụ nữ

Nên ghi nhật kí những cơn đau, từ số lần lặp lại cơn đau trong ngày, tuần… đến cường độ, triệu chứng, các yếu tố gây kích thích dẫn đến cơn đau, những loại thuốc hay dùng. Khi đến khám ở chuyên khoa thần kinh, tất cả những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Khi đi khám, người bệnh cũng cần được làm một số xét nghiệm như điện não đồ, chụp X quang sọ giúp loại trừ một số bệnh có điểm giống migraine như động kinh, u não. Phải dùng thuốc đúng theo chỉ định vì các thuốc điều trị migraine đều thuộc loại nguy hiểm và hay có tác dụng phụ.

Ngoài ra, người bệnh cần kiêng rượu, bia, thuốc lá, tránh bị kích thích, xúc động mạnh, căng thẳng thần kinh. Đảm bảo ngủ tối thiểu 7 tiếng/ngày.


Thuốc điều trị cơn đau cấp

- Thuốc giảm đau thông thường

Các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin), thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen)... có tác dụng với cơn đau vừa hoặc nhẹ nếu được uống sớm. Cần uống ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau. Đối với aspirin, ibuprofen nên dùng trong hoặc sau bữa ăn. Không tự ý dùng paracetamol giảm đau quá 10 ngày (ở người lớn), 5 ngày (ở trẻ em).

Phần lớn nhức nửa đầu đáp ứng với paracetamol. Trong cơn nhức nửa đầu, nhu động ruột thường giảm, do đó nên dùng thuốc ở dạng sủi để làm tăng hấp thu. Với trẻ em (trẻ em dưới 16 tuổi) nên dùng paracetamol thay cho aspirin để tránh nguy cơ mắc hội chứng Reye. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng kéo dài thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến nhức đầu do thuốc.

- Ergotamine tertrat

Chỉ dùng ergotamin khi cơn đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường trên và dùng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn. Khi người bệnh không dùng thuốc được theo đường uống hoặc đường uống kém tác dụng có thể dùng thuốc đặt trực tràng. 

 Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp các triệu chứng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra như buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đau vùng trước tim, thiếu máu cục bộ cơ tim hay hoại tử ở các đầu chi (do ergotamine gây co mạch ngoại vi mạnh). Do có nhiều tác dụng phụ nên không được dùng thuốc vượt quá liều khuyến nghị để điều trị một cơn đau và khoảng cách giữa các lần điều trị kế tiếp bằng ergotamine phải cách nhau ít nhất là 4 ngày. Không được dùng thuốc này để dự phòng nhức nửa đầu

Đối với người mang thai, cho con bú, trẻ em, người mắc các bệnh mạch ngoại vi, tắc mạch máu và hội chứng Raynaud, tăng huyết áp nặng không được dùng thuốc... Thận trọng với người cao tuổi, nhức đầu tái diễn hàng ngày có biểu hiện phụ thuộc ergotamine; phải ngừng thuốc ngay khi thấy các đầu chi có cảm giác bị kim châm hoặc tê mất cảm giác hoặc đau thắt ngực và phải đi khám.

- Thuốc chống nôn

Nếu có buồn nôn và nôn, cần dùng thuốc chống nôn như metoclopramid. Thường dùng thuốc uống. Có thể dùng theo đường trực tràng nếu đường uống kém tác dụng (như thuốc có độ sinh khả dụng thấp theo đường tiêu hóa, không hấp thu được thuốc do nôn) hoặc bệnh nhân không uống thuốc được. Uống ngay khi cơn đau mới bắt đầu, tốt nhất là 10 - 15 phút trước khi dùng thuốc giảm đau hoặc ergotamine. Như vậy không chỉ làm giảm nôn mà còn có thể phục hồi nhu động dạ dày, làm tăng hấp thu thuốc chống nhức nửa đầu.

Những yếu tố nội tiết liên quan rất nhiều đến cơn đau nửa đầu ở nữ. Bằng chứng là ở người vốn đã có bệnh đau nửa đầu thì cơn thường tăng lên trong thời kỳ hành kinh, nặng lên khi dùng thủ thuật cắt buồng trứng hoặc khi dùng thuốc tránh thai; trái lại khi mang thai bệnh nhẹ đi nhiều. Ở người chưa bị bệnh đau nửa đầu khi dùng thuốc tránh thai, bệnh có thể xuất hiện.

Để kiểm soát hội chứng đau nửa đầu khi cơn đau thưa, dùng các loại thuốc chữa triệu chứng. Nhóm thuốc hay được dùng là kháng viêm không sterioid như aspirin (hoặc paracetamol, ibuprofen, diclofenac). Thuốc ức chế chất dẫn truyền đau prostaglandin làm giảm cơn đau. Cũng có thể dùng ergotammin (hoặc dihydroergotamin), thuốc làm co mạnh mạch ngoại vi từ đó tác dụng trực tiếp đến quá trình bệnh lý đau.

Bài thuốc trị bệnh đau nửa đầu bằng Đông y

Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể.

Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống.

Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống.

Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống.

Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống.

Bài thuốc trị bệnh đau nửa đầu, Sức khỏe đời sống, suc khoe, dau nua dau, non mua, u tai, bao

Long nhãn tốt cho người bệnh đau nửa đầu thể huyết hư.

Thể huyết hư:

thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống.

Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.

Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống.

Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống.

Thể hàn thấp: Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

- Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g.

- Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.

Kết hợp day bấm các huyệt sau:

- Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3.

- Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay.

- Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc.

- Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc.

- Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn.

Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.


 

 Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.
Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.

Khi cơn đau dày có thể dùng các thuốc phòng ngừa, nhằm tránh cơn đau tái phát. Các thuốc này có tác dụng trực tiếp đến các yếu tố tạo ra cơn đau. Có thể dùng thuốc flunarizin ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, pizotifen chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học. Cơn đau nửa đầu thường xuất hiện theo chu kỳ. Khi cơn đau sắp xuất hiện, người bệnh nhạy cảm có thể nhận biết với những biểu hiện ban đầu ở mắt. Có thể uống thuốc phòng ngừa nhưng uống thuốc ngừa cơn đau vào đúng thời điểm cần thiết chứ không dùng thường xuyên để phòng bệnh. Vì nếu dùng thường xuyên sẽ độc. Ngay cả ergotamin cũng có thể uống trước để ngừa cơn đau như vậy nhưng không uống thường xuyên để phòng bệnh vì dùng kéo dài sẽ gây co mạch (dẫn đến hoại tử).

Sex giúp giảm chứng đau nửa đầu

Tình dục lành mạnh có thể giúp thuyên giảm chứng đau nửa đầu cho những ai bị ám ảnh bởi căn bệnh này, một nghiên cứu mới cho hay.


Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Cephalalgia. Nhóm nghiên cứu khẳng định rằng hoạt động tình dục làm thuyên giảm nỗi đau của chứng đau nửa đầu hoặc nhức đầu chùm (một trong những loại nhức đầu gây đau đớn nhất, cơn đau xuất hiện theo chu kỳ hoặc thành chuỗi). Một số bệnh nhân thậm chí còn sử dụng tình dục như một loại điều trị đau đầu.
 

"Khoảng 1/3 bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu khi được hỏi cho biết, kinh nghiệm trị chứng đau của họ là bằng hoạt động tình dục”, nhà nghiên cứu Stefan Evers, một nhà thần kinh học và các chuyên gia tại trường Đại học Münster (Đức) tiết lộ.

yeu2-jpg-1362548319_500x0.jpg

Ảnh minh họa: Fox.

Nói về nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu, ông Stefan cho biết, các kích thích liên tục từ ánh sáng chói lòa của mặt trời, tiếng ồn... gây ra. Bên cạnh đó, khoảng 1% dân số bị đau đầu là do hoạt động tình dục.

Trước đây nhiều bác sĩ từng cho rằng quan hệ tình dục làm giảm chứng đau nửa đầu, dựa trên các nghiên cứu nhỏ. Lần này để kiểm tra vấn đề trên quy mô lớn hơn, Stefan và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành nghiên cứu trên 800 bệnh nhân có đau nửa đầu và 200 bệnh nhân nhức đầu chùm. Họ được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi về kinh nghiệm của họ liên quan đến hoạt động tình dục và các cơn đau đầu, quan hệ tình dục ảnh hưởng đến cường độ đau...

Kết quả thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân có quan hệ tình dục trong suốt quá trình bị chứng đau nửa đầu hoặc nhức đầu chùm. 60% những người mắc chứng đau nửa đầu cho biết kinh nghiệm trị chứng bệnh này của họ là bằng hoạt động tình dục. Họ bảo khi "yêu", cơn đau được giảm phần lớn hoặc biến mất hoàn toàn. Trong khi 1/3 số bệnh nhân còn lại thì nói rằng, quan hệ tình dục khiến tình trạng đau đầu trở nặng hơn.

Lý giải về vấn đề này, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra về mối liên hệ chính xác giữa sex và chứng đau đầu. Họ chỉ đưa ra giả thuyết rằng vấn đề có thể là do chính endorphins, một loại thuốc giảm đau tự nhiên của não tiết ra khi "yêu", hơn nữa việc quan hệ tình dục có thể làm cho con người không còn cảm thấy đau đơn.

 "Cũng như những người tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm như một cuộc thi ba môn phối hợp hoặc marathon sản sinh ra endorphins, với những bệnh nhân đau đầu thì hoạt động quan hệ tình dục cũng có thể sinh ra hóc môn này", Stefan Evers nói.

Đồng quan điểm trên, Alexander Mauskop, một nhà thần kinh học, Giám đốc Trung tâm Nhức đầu New York cho rằng, cảm giác cực khoái có thể làm tắt cơn đau nửa đầu, do đó ngay cả thủ dâm có thể cũng hữu ích. Vì thể đối với những người chữa được đau đầu nhờ sex thì cảm giác cực khoái trong bất kỳ hình thức nào cũng có thể giúp họ giảm đau.

Vài những lưu ý khi bị bệnh đau nửa đầu

Khi hành kinh thì cơn đau nửa đầu tăng lên. Sắp đến ngày có kinh cần theo dõi sát, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu khác thường ở mắt thì cần uống thuốc ngay. Uống thuốc sớm thì cơn đau có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ.

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường có các rối loạn vận mạch, có người còn bị các bệnh về tim mạch. Các thuốc chống đau nửa đầu nhóm triptan, chẳng hạn như rizatriptan được khuyến cáo không dùng trong bệnh thiếu máu cục bộ tim (đau thắt ngực, có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ thầm lặng có bằng chứng); co thắt động mạch vành (đau thắt ngực prinzmetal); tăng huyết áp không kiểm soát được và các bệnh tim mạch khác. Các thuốc khác trong nhóm như naratriptan, sumatriptan cũng có các tác hại trên tim mạch tương tự, tuy mức độ có khác rizatriptan. Vì vậy, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh không dùng hoặc phải rất cẩn thận khi dùng một số loại thuốc trong nhóm triptan. Tốt nhất là nên khám tầm soát các bệnh tim mạch trước khi quyết định dùng các thuốc thuộc nhóm này.

Phụ nữ khi sinh có thể đã dùng ergometrin (một hoạt chất lấy từ nấm cựa gà) để cầm máu sau sinh. Nếu có cơn đau nửa đầu thì nhất thiết không được dùng thuốc đau nửa đầu triptan vì việc dùng cùng lúc (hoặc vừa mới dùng xong ergometrin) sẽ gây tương tác bất lợi.

Khi có thai cần kiêng hoặc dùng thận trọng một số thuốc chữa đau nửa đầu như aspirin. Thuốc ức chế việc tiết prostaglandin nên gây ngộ độc trên tim phổi và thận của thai, gây ức chế tập kết tiểu cầu tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai, nguy hiểm nhất là gây đóng sớm ống động mạch thai nhi làm tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp trẻ sơ sinh. Gần đây, các nhà nghiên cứu Canada nhận thấy, việc dùng aspirin (và ibuprofen) làm tăng nguy cơ dị tật thai. Vì thế không dùng cho người có thai, nhất là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Aspirin còn gây ức chế co bóp tử cung trì hoãn việc chuyển dạ, vào thời kỳ sắp sinh càng không được dùng thuốc này. Các kháng viêm không steroid khác tuy không gây hại nhiều như aspirin nhưng cũng có một số tác hại cho thai theo cơ chế tương tự, vì thế cũng không được dùng. Ergotamin tăng cường co bóp tử cung gây sẩy thai, không dùng cho người mang thai. Thông thường khi mang thai bệnh nhẹ hẳn, nhưng nếu vẫn bị đau nửa đầu có thể dùng một số thuốc trong nhóm triptan nhưng thận trọng (vì thông tin tác dụng nhóm thuốc này trên thai chưa đầy đủ).

Với người cho con bú, cần thận trọng khi dùng các thuốc trên trong thời gian cho con bú (các thuốc này tiết qua sữa, mức gây hại cho trẻ).

Với người rong kinh, băng huyết (khi hành kinh hay đẻ): không dùng aspirin vì thuốc ức chế tập kết tiểu cầu làm tăng sự chảy máu.

Nếu thấy xuất hiện cơn đau nửa đầu trong lần đầu hoặc thấy cơn đau nửa đầu cũ nặng lên khi dùng thuốc tránh thai thì nên ngừng thuốc tránh thai, thay thế bằng biện pháp tránh thai khác.

Trong một số trường hợp đau nửa đầu (hành kinh, cắt buồng trứng, mang thai), việc dùng thuốc đau nữa đầu cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc chuyên khoa nội tiết để có các phối hợp điều trị nội tiết.
Đau nửa đầu không gây nguy hiểm lớn nhưng dai dẳng, nặng lên theo thời gian, ảnh hưởng đến lao động học tập. Cần tham khảo bác sĩ, dược sĩ chọn lựa thuốc thích hợp, có sẵn thuốc để chữa kịp thời cơn đau, tốt hơn nữa là nhận biết và uống thuốc ngừa cơn, làm cho cơn đau ít xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ hơn. 






Ăn gì để chữa bệnh đau nửa đầu nhanh khỏi .
Biện pháp chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả nhất
Bài thuốc chữa bệnh đau nửa đầu chuẩn nhất
Thuốc đông y chữa bệnh đau nửa đầu cực hiệu
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng thuốc nam hiệu quả
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian





(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý