Thực phẩm chữa bệnh đau bao tử hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm chữa bệnh đau bao tử hiệu quả

19/04/2015 06:00 AM
299

Áp lực từ công việc, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ ăn uống bất hợp lý, đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động tự nhiên của cơ thể, gây ra các bệnh về dạ dày. Chúng ta cùng tìm hiểu các thực phẩm chữa bệnh đau bao tử hiệu quả nhé!


NHỮNG BỆNH VỀ DẠ DÀY THƯỜNG GẶP NHẤT


Các bệnh về dạ dày phổ biến nhất là bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày.

Viêm loét dạ dày - tá tràng

Nhiều năm chạy chữa bệnh đau dạ dày không khỏi, chị Loan nhân viên kế toán của một công ty liên doanh nước ngoài ở Đông Anh, Hà Nội vẫn phải sống chung với tình trạng đau thượng vị, ợ hơi. 

Do đặc thù công việc, chị phải chịu nhiều áp lực, ăn uống thất thường, không có giờ giấc. Có những hôm nhiều việc chị thường xuyên bỏ bữa hoặc chỉ ăn cái bánh mỳ lót dạ. Chính vì chế độ sinh hoạt thiếu điều độ, mât cân bằng nên bộ máy tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng khó tiêu, đau thượng vị. 

Chủ quan chị tự mua men tiêu hóa về uống mỗi khi thấy đầy bụng, khó tiêu. Nhưng cũng chính vì chị để tình trạng này kéo dài nên bệnh ngày càng nặng, lúc đói hay ăn hơi quá một tý dạ dày lại đau quặn. Đến cơ sở y tế khám chị được chẩn đoán loét dạ dày - tá tràng.

Trong cuộc sống hiện đại, những trường hợp như chị Loan không hiếm, thậm chí còn khá phổ biến, đăc biệt là người làm việc văn phòng.

Khi bị loét dạ dày - tá tràng thường có dấu hiệu ban đầu là ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… đau thượng vị theo chu kỳ, rõ ràng nhất là khi ăn thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nặng sẽ dần chuyển sang mạn tính rất khó điều trị và dễ gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị…

Những bệnh về dạ dày thường gặp nhất 1
Ảnh minh họa

Trào ngược dạ dày - thực quản

Không phổ biến như viêm loét dạ dày - tá tràng nhưng trào ngược dạ dày - thực quản cũng có khuynh hướng gia tăng nhanh theo lối sống hiện đại, công nghiệp hóa. 

Chị Minh Phương ở Gia Lâm, Hà Nội lo lắng đi khám bác sĩ vì suốt thời gian dài chị mắc chứng ợ nóng, ợ chua, nôn mửa rất khó chịu. Không những thế, chị còn mắc chứng khó nuốt, chị luôn có cảm giác thức ăn, nước uống mắc nghẹn ở ức ngay khi nuốt... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bác sĩ cho biết chị bị trào ngược dạ dày - thực quản cần điều trị ngay tránh diễn biến xấu, phức tạp.

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. 

Với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, nôn, khó nuốt dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở bộ máy tiêu hóa việc xác định đúng bệnh rất quan trọng. Những người uống rượu, hút thuốc, ăn thức ăn nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sô-cô-la; người béo phì, đái tháo đường, phụ nữ có thai... nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản cao hơn.

Chủ động phòng các bệnh lý của dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hoá trực tiếp xử lý thức ăn hàng ngày, dạ dày bị tổn thương không chỉ làm xáo trộn mọi sinh hoạt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Theo Ths.bs Trần Thị Khánh Tường, bộ môn Nội, Đại học Y Hà Nội nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dù công việc bận rộn cũng cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp và tạo thói quen sinh hoạt khoa học.

Chú ý chế độ ăn uống: Ăn đúng giờ, không được bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ, không ăn quá no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, không nên vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi. Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn, thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.

Kiêng uống các đồ uống có vị chua, rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp "làm sạch" khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày… đặc biệt, cần tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.


THỰC PHẨM GIÚP GIẢM CƠN ĐAU DẠ DÀY



Rối loạn dạ dày khiến bạn đau đớn thường xuyên, bị chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy và thực sự khó chịu trong cả ngày dài hoạt động.

Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng dạ dày và chứng khó tiêu của bạn, cùng các chất dinh dưỡng sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Chuối

Chuối là loại quả giúp tăng cường năng lượng cho các vận động viên marathon vì chúng dễ tiêu hóa và thường không gây khó chịu trong dạ dày. Được biết đến với chức năng cải thiện các vấn đề về dạ dày, vì trong chuối chứa pectin – một hoạt chất giúp hệ tiêu hóa cân bằng và ổn định.

7 thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Thuc pham giam dau da day, benh da day, con dau da day, roi loan tieu hoa, tieu chay, tao bon, chuoi, du du, com trang, sua chua, suc khoe, bao.

Chuối giúp cân bằng hệ tiêu hóa

Cơm trắng

Nếu dạ dày của bạn lộn xộn, các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, hoặc khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Bên cạnh việc không làm căng thẳng thêm hệ thống tiêu hóa đang nhạy cảm, các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thụ chất lỏng trong dạ dày và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Gừng

Gừng như một phương thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa và cải thiện sức khỏe toàn cơ thể. Nếu bạn yêu thích hương vị và tính năng đa dạng của gừng, cũng nên lưu ý sử dụng 4 gram gừng/ ngày, sử dụng gừng dạng bột hoặc các sản phẩm tinh chế khác cách nhau bốn giờ đồng hồ. Bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả tương đương.

Soup hoặc hỗn hợp táo

Giống như chuối, táo là nguồn dồi dào chứa pectin, giúp giảm các triệu chứng bệnh tiêu chảy. Nếu bạn đang bị rối loạn dạ dày, táo nấu hoặc chế biến trong các hỗn hợp sẽ dễ dàng cho hệ thống tiêu hóa của bạn hơn.

Đu đủ

Thêm một loại trái cây nhiệt đới khác được liệt kê vào danh sách thân thiện với dạ dày là đu đủ. Ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp tiêu thụ nhanh protein, xoa dịu dạ dày bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh. Nếu bạn không thích ăn đủ đủ hoặc mùi vị của chúng trực tiếp, sử dụng thêm các viên thuốc chiết xuất từ đu đủ để bổ sung cũng là ý tưởng tốt cho cơ thể.

Trà thảo mộc

Một tách trà ấm, bạc hà và hoa cúc được chứng minh có những đặc tính giúp chữa bệnh liên quan đến dạ dày. Bạc hà kích thích kênh sản xuất antipain tại đại tràng, chống lại buồn nôn và hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng liên quan đau dạ dày. Hoa cúc giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.

Sữa chua

Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

MẸO HAY CHỮA GIẢM ĐAU DẠ DÀY

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.

Xem lại chế độ ăn

Đó là việc đầu tiên giúp một người xác định được chính xác món thực phẩm nào gây đau dạ dày. Nếu chú ý đến từng loại thực phẩm, thời gian bao lâu thì cảm thấy khó chịu thì sẽ có thể nhanh chóng xác định được “thủ phạm” gây đau dạ dày và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống nếu cần thiết. Người bị đau dạ dày nên tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ, thực phẩm thành phần chính là sữa, tránh trái cây họ cam quýt và cảnh giác với thức uống chứa caffeine - rượu.

Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Ăn các thực phẩm nhạt

Thường là khi bị đau dạ dày, người ta có thể tránh mọi thức ăn. Vấn đề là nếu dạ dày của bạn trống rỗng, axit dạ dày có thể trào lên. Khi đó, tốt nhất là ăn chút gì đó, ăn những thức ăn nhạt và đơn giản như cơm, bánh mì nướng, táo hoặc bánh quy giòn. Nếu không ăn được nhiều, thỉnh thoảng lại nhấm nháp, suốt cả ngày như vậy. Điều đó sẽ đảm bảo dạ dày không bị rỗng, axit dạ dày sẽ bị hạn chế ở mức tối thiểu.

Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Khi bị rối loạn dạ dày, tốt nhất là có chế độ ăn nhẹ và nhạt.(Ảnh minh họa)

Tránh mất nước

Mất nước là một yếu tố góp phần làm cho dạ dày khó chịu, thậm chí còn có thể dẫn đến nôn mửa nhiều. Để tránh mất nước, tốt nhất là nhâm nhi chất lỏng khoảng 15 phút một lần. Uống ít nước có thể không làm dịu được cơn khát nhưng nó sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, làm giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn dạ dày. Ngoài ra, uống đủ nước có thể giúp cho đường ruột hoạt động tốt hơn, loại trừ độc tố và virus độc hại.

Dự trữ gừng

Mẹo hay chữa giảm đau dạ dày, Sức khỏe đời sống, Benh da day, dau da day, axit, mat nuoc, thuc an, thuc pham, thao duoc, xa huong, suc khoe, bao.

Từ lâu gừng được cho là giúp giảm đau và rối loạn dạ dày. (Ảnh minh họa)

Vì gừng có tác dụng chống viêm nên có thể giúp giảm viêm trong dạ dày và ruột. Gừng trợ giúp tiêu hóa thông qua hỗ trợ vận chuyển thức ăn hiệu quả. Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu khó chịu.

Trà thảo dược

Trà thảo dược tự chế biến tại nhà có thể điều trị các vấn đề dạ dày. Các loại trà thảo dược phổ biến có các thành phần hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu dạ dày bao gồm: Trà bạc hà (cho một số nhánh của bạc hà tươi vào tách nước sôi); Trà cỏ xạ hương (ngâm cỏ xạ hương khô trong nước sôi khoảng 10 phút); Trà hoa cúc có tác dụng loại bỏ chuột rút, đau dạ dày và có tác dụng làm dịu lợi.

Chườm nóng

Mọi loại đau dạ dày đều có thể áp dụng bằng chườm nóng. Có thể dùng chai nước ấm hoặc khăn tắm ngâm nước nóng chườm vào bụng.  Không có nước nóng, dùng một chút gạo rang nóng bỏ vào túi vải và chườm. Thay vào gạo, rang muối bỏ vào tất để chườm cũng là một liệu pháp. Nhiệt không chỉ tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng mà còn giúp tăng cường lưu thông và cải thiện lưu lượng máu tới vùng bụng, từ đó giảm đau và tiêu hóa hiệu quả hơn.

Uống thuốc kháng axit

Khi dùng thuốc, nó bắt đầu làm việc ngay lập tức để trung hòa các axit được dạ dày tiết ra, kết quả là giảm đau bụng và ợ nóng. Tuy nhiên, rắc rối là dùng thuốc quá liều có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy hoặc táo bón. Trong khi đó, cách điều chế chất kháng axit tự nhiên là trộn nửa thìa baking soda với nửa thìa nước sẽ tạo thành hợp chất trung hòa axit nhanh chóng và hiệu quả.

Đau dạ dày có thể là bệnh mạn tính hoặc là đau cấp tính biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, khó chịu do phản ứng với thức ăn. Dưới đây là những biện pháp tự nhiên giúp giảm đau dạ dày, nhưng muốn điều trị tận gốc vẫn phải kiểm tra y tế cụ thể.


NHỮNG THÓI QUEN "BÓP NGHẸT" DẠ DÀY NƠI CÔNG SỞ



Có những "kẻ giết người" thầm lặng vẫn đang hàng ngày bám theo dân công sở mà ít ai chú ý đến. Đó chính là thói quen ăn uống của họ.

Dân công sở bận rộn với công việc, không chú ý đến "chăm sóc" dạ dày. Mỗi ngày thường lặp đi lặp lại những thói quen xấu ấy khiến họ tự gây tổn thương cho chính bản thân mình.

Ăn bù

Vì bận rộn, dân công sở thường ăn sáng vội vàng hoặc thậm chí bỏ qua, sau đó ăn bù vào bữa ăn trưa hoặc tối. Chế độ ăn uống không điều độ, đặc biệt là ăn nhiều vào bữa tối trước khi đi ngủ nếu kéo dài sẽ phá hủy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Việc ăn tối quá nhiều hay ăn ngay trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến béo phì mà còn khiến đường tiêu hóa vào tình trạng hoạt động quá tải. Các tiết dịch quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc, lâu dài sẽ dẫn đến xói mòn, loét và các bệnh khác.

Thói quen “bóp nghẹt” dạ dày dân công sở, Sức khỏe đời sống, Benh da day, an bu, an khong ve sinh, an lanh, viem loet da day, thuoc la, an nhieu, dan cong so, suc khoe, bao.

Không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ

Ăn không vệ sinh

Điều ngạc nhiên là dân công sở lại thuộc nhóm ăn uống thiếu vệ sinh nhất. Nguyên nhân chủ yếu do họ thường xuyên phải lựa chọn cơm hộp.

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây bệnh tăng trưởng một cách nhanh chóng, thực phẩm dễ bị giảm dinh dưỡng và bị hư hỏng. Nếu bạn ăn thức ăn không vệ sinh hoặc thức ăn để lâu sẽ dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy hơi và các triệu chứng nôn mửa.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một yếu tố gây bệnh quan trọng dẫn đến sự xuất hiện cũng như phát triển của bệnh dạ dày mãn tính. Vi khuẩn này chủ yếu bắt nguồn từ ăn uống không vệ sinh và nhiễm trùng ở một vài bộ phận đường tiêu hóa. HP ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng gây ra viêm niêm mạc và các vấn đề dạ dày khác. Đặc biệt là khi gia đình có tiền sử loét dạ dày, viêm dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Ăn lạnh

Dạ dày là một cơ quan rất nhạy cảm với khí hậu và nhiệt độ. Khi bị kích thích bởi không khí lạnh, dạ dày dễ bị những cơn co thắt, gây đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Hầu hết mọi người thường chú ý ăn đồ nóng, ấm vào mùa thu và mùa đông mà không biết rằng vào mùa hè, ăn nhiều đồ ăn tính hàn, trái cây ướp lạnh hoặc đồ ăn để ở môi trường điều hòa lâu cũng khiến cho dạ dày tiếp xúc với lạnh, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Thói quen “bóp nghẹt” dạ dày dân công sở, Sức khỏe đời sống, Benh da day, an bu, an khong ve sinh, an lanh, viem loet da day, thuoc la, an nhieu, dan cong so, suc khoe, bao.

Vào mùa hè, ăn nhiều đồ ăn tính hàn, trái cây ướp lạnh ảnh hưởng đến dạ dày

Lao động mệt mỏi

Tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần lâu dài đều dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và vai trò phòng thủ của niêm mạc dạ dày. Điều này dễ dàng dẫn đến nguồn cung cấp máu cho dạ dày không đủ, gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại.

Thần kinh căng thẳng

Dân công sở vận động trí óc thường xuyên nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, trầm cảm… Trong khi đó, sự xuất hiện và phát triển của nhiều vấn đề dạ dày liên quan chặt chẽ với những cảm xúc và trạng thái tâm thần. Khi một người khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác. Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng, hoặc chấn thương cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày.

Nghiện thuốc lá

Sức ép công việc đôi khi khiến cho nhiều người kết thân với thuốc lá nhằm làm giảm căng thẳng. Thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho hệ thống hô hấp của cơ thể mà còn gây thiệt hại khá nặng nề cho dạ dày. Hút thuốc nhiều khiến xu hướng viêm dạ dày ngày càng gia tăng. Điều này là do chất nicotine trong thuốc lá làm thiệt hại niêm mạc dạ dày.

Cụ thể như sau: nó thúc đẩy co mạch, giảm cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất đóng vai trò sửa chữa bảo vệ niêm mạc dạ dày), có thể gây ra sự rò rỉ mật vào dạ dày khiến cho các thành phần trên niêm mạc dạ dày bị tổn thương mạnh mẽ, đồng thời có thể thúc đẩy tiết ra axit dạ dày và pepsin, trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày.



NHỮNG THỨC ĂN NGƯỜI VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN KIÊNG



Người bị viêm loét dạ dày ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống còn đóng vai trò quan trọng.

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.

Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.

Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:

- Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt...

- Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành...

- Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè...

- Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc...

Những thức ăn người viêm loét dạ dày nên kiêng - 1

Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)

- Không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo...

- Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích...

- Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.

- Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.

- Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.

- Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 - 3 giờ.

- Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.

Những thức ăn nên ăn

- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng...

- Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp.

- Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.

- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát.

- Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.

- Nước uống: nước lọc, nước khoáng...



Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Ăn gì chữa bệnh đau dạ dày?
Làm sao để hết đau dạ dày


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý