CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CHO HAMSTER
Mình nuôi khá nhiều hamster vì yêu thích chung nên trong suốt thời gian nuôi hamster ( hơn 2 năm mấy 3 năm) mình cũng đã từng thấy khá nhiều bệnh ở hams và bọ
Bệnh nặng thì như : lòi phần phụ ra phía hậu môn, tiêu chảy nặng, nhiểm trùng nặng, suy dinh dưỡng nặng và u bướu..
Bệnh nhẹ : cảm , sổ mũi, tiêu chảy, bón, vết thương, nhiễm trùng..
Mình có kết hợp 1 số thuốc trị bệnh ở trẻ em và trẻ sơ sinh để dùng cho hamster và thấy hiệu quả khá ổn (Mình làm việc trong bệnh viện nên có chút kiến thức về thuốc chứ không dùng bừa để thí nghiệm)
Sau đây là 1 số loại thuốc có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào gần nhà bạn nhất và cách dùng :
Lưu ý : Không dùng quá liều và nếu chưa có kinh nghiệm chăm sóc thì nên tư vấn thêm các bạn có kinh nghiệm khác hoặc liên hệ yahoo nick: endy_hamster hay đến trực tiếp bên endy shop để được chữa trị và tư vấn miễn phí
+ Nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)
+ Cách dùng : nhỏ mắt khi các bé bị viêm nhẹ hoặc dính bụi hay cát lót vào mắt, dùng nhỏ mũi giúp thông mũi cho các bé bị sỗ mũi và nghẹt mũi, ngoài ra còn dùng rửa các vết thương cho các bé ( rửa bằng Oxy già sẽ lâu lành vết thương hơn dùng nước muối)
+ Liều dùng : 1 ngày 2-3 lần tùy độ nặng nhẹ của bé nhé
+ Povidine 5% (Dung dịch sát khuẩn)
+ Cách dùng : pha loãng với ít dung dịch nước muối để rửa vết thương hoặc bôi trực tiếp vào vết thương sau khi rửa bằng nước muối. Các bé có liếm cũng không sao. Trừ những bé mang bầu hay cho con nhỏ bú nhé bà con
+ Liều dùng : 1 ngày 2-3 lần
+ Toramycine ( Kháng sinh nhỏ mắt)
+ Cách dùng : dùng nhỏ mắt cho các bé bị viêm nhiễm hay có mủ tại vùng mắt, hoặc ghèn nhiều. Tránh dùng cho bé mang bầu và cho con nhỏ bú vì đây là kháng sinh
+ Liều dùng : 1 ngày 1-2 lần thôi nhé
+ Hidrasec 10mg ( Thuốc Tiêu Chảy)
+ Cách dùng : điều trị tiêu chảy thôi nhé. Khi cho bé uống nhớ theo dõi sát, nếu bé đã hết tiêu chảy hoặc khô phần đuôi thì ngưng ngay vì dùng nhiều sẽ dẫn đến bón ^^
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần 1/4 gói pha nước và bơm trực tiếp cho bé tùy độ nặng nhẹ.
+ Motilium M Sirô ( Tiêu Chảy - Tiêu Hóa - Bón )
+ Cách dùng : điều trị các bệnh tiêu chảy, bón và tiêu hóa kém. Dạng sirô này ngọt và dễ uống.
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần từ 1ml-3ml tùy tháng tuổi và độ nặng nhẹ.
+ Atussin Sirô (Cảm - Sổ Mũi)
+ Cách dùng : điều trị cảm và sổ mũi ở các bé khi thấy bé bị ướt mũi và kê bé lên sát tai thì nghe âm thanh khịt khịt
+ Liều dùng : 1 ngày 1-3 lần, mỗi lần 1ml-2ml tùy tháng tuổi và độ nặng nhẹ
+ Phenergan Sirô (Sổ Mũi - Ngứa)
+ Cách dùng : điều trị sổ mũi và nếu các vết thương nhiễm trùng nặng có thể gây ngứa cho bé. Chú ý : sau khi dùng pé sẽ ngũ gật gù vì thuốc trên gây bùn ngũ.. Chú ý là không để nhiệt độ chuồng quá nóng và quá lạnh..
+ Liều dùng : 1 ngày 1 lần duy nhất. mỗi lần 1ml - 2ml tùy tháng tuổi và thể trạng. Thuốc này khá mạnh nên chú ý cẩn thận khi sử dụng
+ Vitamin Tổng Hợp : Kiddi Phamarton, Coxplus
+ Cách dùng : chỉ đơn giản là vitamin tổng hợp bổ sung cho các bé suy dinh dưỡng + kích thích ăn, hay đơn giản hơn là để bổ sung dinh dưỡng
+ Liều dùng : bơm 1ml vitamin vào 1/3 bình 80ml cho bé uống trong ngày, hoặc bơm trực tiếp cho bé 0.5ml/ ngày.Cách phân biệt đực cái:
THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH CHĂM SÓC HAMSTER
Male Scent Gland: tuyến mùi con đực
Anus:hậu môn
Male-Female: lỗ sinh dục của 2 con (để dễ diễn giải người ta ghi nam-nữ )
Thông thường cách phân biệt đực cái = cách xem khoảng cách giữa hậu môn và lỗ sinh dục của hamster,nếu gần là cái,nếu xa là đực. Ngoài ra con đực còn có 2 tinh hoàn (nằm ở 2 bên hậu môn),nhìn kỹ có thể thấy đc (khoa học vẫn chưa phát hiện trường hợp hỗn hợp: lỗ xa nhưngko có tinh hoàn hay lỗ gần nhưng lại có tinh hoàn nên mọi người đừng lo )
Ép hamster:
-Một số loài có thể sinh sản từ 2-3 tháng tuổi,nhưng cũng có loài từ 4-6 tuần tuổi.
-Hamster là loài thường sống 1 mình,,vậy nên muốn ép chúng với con đực cần 1 thời gian làm quen = cah1ch nuôi gần nhau
-Nếu hamster cái chưa sẵn sàng,chúng sẽ cố gằng đẩy con đực lăn ra = cách dũi bũi xuống dưới bụng con đực ~~> phải tách chúng ra
-Có 1 số loại hamster tấn công con khi mới đẻ (điển hình là loại Syrian)-phải tách con đực trc khi cái mang bầu nhưng cũng có 1 số loại con đực sẽ giúp đỡ con cái trong thời gian mang thai. Nếu chúng ta muốn chúng đẻ tiếp lứa sau thì nên giữ chúng trong thời gian sinh đẻ vì khi tách chuồng,có khả năng chúng sẽ ko chịu nhau nữa trong lần sau.
Hình vài loại hamster:
-Syryan hamster:
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào thanh này. Hình ảnh gốc có kích cỡ 928x706. |
-Campbell's Russian hamster:
-Chinese Hamster:
-Roborovski hamster:
-Siberian hamster
Nhà cho hamster:
Về lồng:
-Phải là nơi yên tĩnh và ít sáng tong nhà.
-Tách riêng hamster với chó mèo trong nhà
-Tránh để lồng dướng ánh sáng trực tiếp vì sẽ làm mất nước hamster.
-Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột (bật máy lạnh,..)
Khi cho hamster ra khỏi lồng
-Đặt xa những vật nguy hiểm như hóa chất (thuộc trừ sâu,...),dụng cụ trong nhà,dây điện trần(những dây điện nguyên vỏ thì ko sao vì chúng ko cắn những dây điện có dòng điện-1 điều lạ của hamster.
-Tránh các ghề,mé,lỗ,... vì hamster rất dễ rơi vào đó (thị giác kém).
-Cửa phải có rìa hoặc đóng lại để tránh gió thổi hoặc người tới kẹp chết hamster.
-Khi đi cẩn thận đạp phải
-Tránh xa các hóa chất có mùi mạnh (bao gồm cả keo dán,...) vì có thể làm hamster ngộ độc.
Chọn lồng cho hamster:
Có 3 loại lồng chính cho hamster:lồng dây sắt,lồng kiểu hộp và lồng nối.
-Lồng dây sắt:
Tiện lợi:
-Lâu bên và ko lo bị gặm.
-Các thanh ngang giúp hamster leo lên đc.
-Ko khí vào nhiều hơn.
Bất tiện:
-Nhiệt độ thay đổi đột ngột tùy theo nhiệt độ bên ngoài.
-Đồ ăn,nước uống vung vãi do hamster thích đào bới và chạy lung tung
-Các khe hở có thể làm hamster kẹt chân.
-Kim loại có thể bị rỉ,đặc biệt khi hamster hay gặm vào.
-Lồng hộp:
Tiện lợi:
-Có thể thoải mái ngắm hamster ở mọi góc độ
-Nước ko thể tràn ra ngoài như ở lồng sắt.
Bất tiện:
-Cần phải có nắp để tránh hamster bị tấn công hoặc hamster "đào tẩu"
-Thiếu thông gió,thậm chí có thể tạo "hiệu ứng nhà kính" khiến lồng nóng
-Nếu là mặt kính sẽ tạo độ ẩm trong lồng,rất nguy hiểm cho hamster.
-Lồng nối:
Tiện lợi:
-Thêm diện tích.
-Hamster rất thích leo trẻo qua lại.
Bất lợi:Nền cho hamster:
-Tránh sử dụng giấy báo do phía trên có mực in.
-Đã có 1 số thông báo về độc tính trong gỗ đc bào ra (gỗ tuyết tùng,thông,...) để làm chổ ngủ cho hamster.Ngoài ra còn có thể gây ngứa,trầy xước và bệnh đau gan cho hamster.
-Sử dụng các loại nền = xenlulôzơ/phủ lông tơ với bề ngoài như len sợi/cotton có thể gây ngạt thở,nhiễm trùng và bị các bệnh đường ruột.
Và ngoài ra còn 1 số nguy hiểm từ các loại nền trên liên quan tới hóa học đã đc nghiên cứu và tìm ra.
-1 số nền an toàn đc gợi ý là những phần gọt của cây (cây dương,...) hoặc các sản phẩm làm nền của công ty nổi tiếng.
-Lau dọn chuồng và thay nền thường xuyên để tránh mùi.Nếu hamster bị bệnh cần phải lau dọn thường xuyên hơn nữa.Nếu lồng bị hôi nên sử dụng các chất khử mùi cho vật nuôi nhỏ để làm sạch lồng.
Các vật dụng cho hamster:
-Bánh chạy:
Tối cần thiết cho hamster,như đã biết chúng là những con vật rất năng động và đây giống như 1 máy tập cho chúng.Nếu thiếu vận động,hamster sẽ cuộn tròn lại và thường ko ngóc đầu lên nổi.Ko nên làm bánh chạy = nhựa vì dễ gặm,ko nên có lỗ,khe vì hamster có thể mắc chân vào.
-Bóng chạy:
Hamster của bạn sẽ đc bỏ vào quả bóng và chạy chơi khắp phòng.Trong lúc lau dọn bỏ chúng vào đây sẽ rất tốt.Tránh để chúng trong đó quá 20' vì sẽ khiến đuối sức và thiếu ko khí.Chắc chắn địa hình mà chúng đang chạy có nguy hiểm gì ko.Một số loại bóng có thể đc sử dụng như 1 bánh chạy.
Ngoài ra còn có 1 số loại hoạt động tương tự
(Chúng mà ngồi lên chắc cực cute :X)
-Đồ chơi để gặm:
Hamster rất thích gặm và những đồ chơi này sẽ giúp bạn khỏi lo chúng gặm lung tung.Gặm nhấm thường xuyên cũng giúp răng chúng sắc và gọn hơn.
-1 số đồ chơi khác:
Hamster rất thích chơi,vì vậy nên có nhiều loại đồ chơi cho chúng:những đường ống,dây,khuyên,hộp rỗng nhỏ,que kem,....... là những thứ bạn có thể dùng làm đồ chơi cho hamster. Có thể làm túp lều,ngôi nhà,... để chúng trốn (trong tự nhiên hamster rất thường trốn) và dùng làm chỗ ngủ.Thang có thể làm 1 vài bài tập leo thang cho chúng và các ống để cúng rèn luyện kỹ năng luồn lách
-Dây cương:
Với dây cương ta có thể đi bộ với hamster trong 1 khoảng thời gian ngắn(chúng rất ghét).Tránh kéo quá mạnh trong lúc đi dạo.
-Ngoài ra còn có 1 số dụng cụ tắm,thuốc trừ sâu,..... cho hamste
-Tốn tiền Cho ăn:
Một số đồ ăn bổ dưỡng cho hamster (có thể trộn lại thành hỗn hợp,nên thay đổi thường xuyên hỗn hợp cho ăn):
-Đồ ăn cho chó
-Trứng luộn cắt ra
-Táo
-Cà rốt
-Bắp
-Hạt dẻ
-cải xanh và súp lơ.
-Yến mạch
-Đồ ăn bổ dưỡng (thường là ko dầu,đường) như hạt giống,đậu,...
-Bơ và sữa bổ sung canxi (Anlean Mama <~~~ )
-Ngũ cốc
-Bánh mì
-Mật ong pha loãng và mớm = thìa nhựa.
Đồ ăn cần tránh:
-Chocolate
-Cây kỳ nham
-Lá sồi
-Cây mao lương hoa vàng
-Lá nguyệt quế
-Cây độc cần
-Tỏi
-Đồ ăn thừa mứa,bỏ đi
-Đồ ăn dính hoặc sắc
-Mật ong đặc và đồ ăn nhiều dầu
-Rau tươi hoặc đồ ăn nhiều nước~~~> cho ăn điều dộ để tránh tiêu chảy.
Mặc dù là động vật ăn tạp nhưng nên chú ý tới chế độ ăn của hamster,cần có rau.
Một số sách có nói rằng nếu cho ăn thịt sẽ làm tăng thêm tập tính ăn thịt đồng loại cũng hamster
Cách giữ hamster trên tay:
-Hạ thấp lồng và đưa tay vào để hamster trèo lên,rất an toàn và ko lo bị cắn.
-Với những hamster đã đc huấn luyện,có thể dùng 2 tay tạo thành hình tròn và nhẹ nhàng hứng hamster từ dưới lên.
-1 cách thường thấy nữa là túm gáy hamster,đừng lo vì hamster sẽ ko thể cắn mình ở tư thế đó (tuy vậy sẽ làm chúng đau)
Cách thuần phục các loại hamster:
Giữ chúng trong tay là 1 cách để làm tăng sự tự tin và can đảm trong chúng.Phần lớn hamster có thể đc thuần phục = cách dành nhiều thời gian với chúng hơn.Nếu hamster vẫn cứ tiếp tục cắn bạn có thể là dấu hiệu của stress,thường là tạo bởi bệnh tật,quá đông người hoặc đánh nhau với hamster khác.Và sau đây là 1 số điều nên và ko nênkhi thuần phục hamster:
-Nên:
.Tạo nên 1 thời khóa biểu,xác định thời điểm bạn sẽ cho hamster ăn và chơi đùa với chúng.Sau 1 khoảng thời gian hamster có thể sẻ thể hiện 1 số biểu hiện chờ mong tới thời gian đó.
.Nhẹ nhàng vuốt ve,... sau khi chơi với chúng sẽ giúp tăng sự tin tưởng của chúng vào bạn và giúp chúng hiểu bạn ko hề muốn làm đau chúng.
.Nói chuyện/huýt sáo vói hamster,sau đó chúng sẽ nhận diện ra giọng của bạn.
-Ko nên:
.Ko bao giờ cầm hamster của bạn lên trong lúc chúng ngủ,hoặc chắc chắn bạn sẽ lãnh 1 phát cắn vào tay. Tốt nhất là bê chúng ra khi chúng đang thức ào buổi tối.
.Tay bạn tốt nhất ko nên có mùi thức ăn,= ko hamster có thể hiểu nhầm và "vô ý" gặm tay bạn.
.Công khai báo hiệu sự xuất hiện của bạn (= cách vỗ vào thành lồng,...),hãy để cho chúng có thời gian nhận ra sự có mặt của bạn.
.Ko thổi hoặc thở mạnh vào hamster
.Một dấu hiệu chứng tỏ hamster của bạn đang khó chịu chính là tai quăn lại và cụp ra sau.Ko nên chơi đùa hoặc ôm hamster trong lúc này.
Các bệnh thường gặp của hamster:
-Cảm lạnh:
Rất dễ nhận tháy nhờ 1 số biểu hiện:ko hoạt động như trc và tai cụp ra sau.Mũi hamster cũng có thể bị phồng to,thân thể gầy gò đi,có thể nghe thấy tiếng khụt khịt và hắt hơi. Cần nhánh chóng tiệt trùng lồng,máng ăn và tất cả các dụng cụ khác.Nền phải đc sấy khô và tránh lồng ở những nơi ẩm ướt.Tăng cường thức ăn lành mạnh cùng với dầu cá (có nói là cá moury,nhưng chắc cá là đc ).Để tránh hamster bị cảm lạnh,bạn ko nên cầm hamster lúc bạn bị cảm lạnh.
-Đuôi ướt :
Đây là 1 bệnh có vi khuẩn rất dễ truyền nhiễm khiến hamster tiêu chảy rất mạnh và ,trong nhiều trường hợp, chết.Stress là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này (và cũng đây cũng là nguyên do tại sao các chú hamster nhỏ khi qua nhà mới thường bị bệnh này),1 chế độ ăn hoàn toàn khác biệt thay đổi đột ngột,nơi sinh sống nhiều đông đúc và nơi ở thiếu vệ sinh.Khi phát hiện đuôi hamster bị ướt cần nhanh chóng đưa ngay tới bác sĩ thú y.
-Tiêu chảy:
Ko đáng lo như bệnh đuôi ướt nhưng sẽ gây bừa bãi lộn xộn cho lồng hamster.Thường nguyên nhân chính là do ăn quá nhiều thực phẩm và hoa quả hoặc thức ăn hư hỏng.Khá dễ nhận ra :dạ dày khó chịu,... và nhìn chất thải . Nên ngừng cung cấp rau và trái cây trong 1-2 ngày,nếu vẫn còn thì nên đưa đi bác sĩ.
-Táo bón:
Bệnh đuôi ướt cũng có thể bao gồm cả táo bón.Nguyên nhân đối với hamster lớn và nhỏ thường là tỷ lệ đồ ăn khô và nước mà chúng nhận.Ở hamster nhỏ,chúng cần loại đồ ăn vỡ ra trong dạy dày do dạ dày chưa đủ độ ẩm. Hamster sơ sinh có thể chữa đc = cách cho sữa và nước ép rau.Ở hamster trưởng thành nguyên nhân cũng tương tự,hamster mắc bệnh sẽ trông tiều tụy nếu cho ăn thức ăn khô nhưng lại ko đủ nước.Vậy nên nước tinh khiết luôn phải có cho hamster,ngoài ra nên cho ăn cà rốt (kể cả phần trên) và rau có lá.
-Ghẻ :
Nếu hamster thường xuyên lắc đầu,gãi tai,rụng lông và có 1 bề ngoài thảm hại,hãy kiểm tra côn trùng ký sinh (chấy,bọ chét,...).Khi bị ghẻ,hamster sẽ xuất hiện các vết cắn màu xám nổi lên trên tai,mũi và bộ phận sinh dục.Cần phải có thuốc tắm đặt trị cho hamster.Tiệt trùng kỹ lồng và thay nền mới.Rửa tay kỹ sau khi ôm hamster.
-Bọ chét và chấy:
Những sinh vật này có thể chuyển từ mèo,chuột và chó lên hamster của bạn.Cần mua các sữa tắm đặc trị dành cho hamster,tránh mua các loại dành cho thú khác vì có thể sẽ có thàng phần hóa học hại cho hamster.Thay nền ngay lập túc trc khi bọ chét và chấy rận đẻ trứng,chắc chắc là sau đ1o trong chuồng ko còn dù chỉ 1 con.
-Chảy nước mắt:
Nước mắt xuất hiện khi bộ phận dưới má của hamster có vấn đề.Đồ ăn có thể bị mắc lại vai hamster.Rửa sạch ghèn = nước với kiêm tiêm hoặc chai thu6o1 nhỏ mắt ko.Để thức ăn mềm trong đĩa riêng,tránh cho thừa mứa khiền hamster tích trữ ghèn.
-Bướu:
Bướu to nổi trên thân thể có thể là do ung thư bướu.Cần đưa tới bác sĩ thú y,
-Mất cảm giác:
Bệnh duy nhất dễ dàng phòng ngừa.Xuất hiện khi hamster thiếu thể dục,trong tình trạng đó hamster dành phần lớn thời gian cuộn mình lại và ko nhấc đầu lên nổi. Hãy cho 1 chuồng rộng rãi,có vòng chạy và 1 số dụng cụ khác cho hamster.
1 ộai mất cảm giác nữa bị gậy ra do chấn thương xương hoặc thiếu hụt vitamin D.Dấu hiệu đầu tiên là sự cứng đờ các móng,dẫn tới ko thể di chuyển = 2 chi trc,và từ từ hamster qua đời.CHo hamster lúa mì và dầu lúa mì.Cần phải đưa tới bác sĩ thú y nếu bị bệnh.
1 số cách giữ cho hamster khỏe mạnh:
-Cho ăn 1 chế độ phù hợp.Hãy lập ra 1 bảng các thức ăn cần thiết cho hamster bao gồm đầy đủ các chất,rau xanh,....Luôn chắc rằng có sẵn đồ ăn và nước uống cho hamster.
-Nên thay nền và rửa chuồng thường xuyên để tránh bọ và động vật ký sinh sống phía trong.
-Khi phát hiện hamster bị bệnh cần tách ly ngay lập tức để tránh lây lan
-Khi bạn bị bệnh,tránh ko chơi đùa cầm nắm hamster,thay đổi vị trí lồng hamster nếu bạn ngủ chung với chúng.
-Nếu muốn cho hamster sinh sản,cần chọn những con khỏe mạnh và chưa bao giờ (hoặc ít) bệnh.
-Chú ý kỹ càng khi hamster ko ở trong lồng để tránh rơi hoặc chấn thương vật lý.Khi trẻ em đang chơi với hamster cần chú ý kỹ.
-Cố gắng ko để hamster rơi vào trạng thái stress(ko thay đổi lịch cho ăn,chơi đùa đột ngột;nếu thấy hamster đánh nhau cần phải nhanh chóng tách ra;......)
-Khó lưu thông khí.
Hướng dẫn làm chuồng nuôi hamster
Những điều kiêng kị khi mang thai
Tử vi tuổi Bính Tý 1996 trọn đời và năm 2012
Xét nghiệm tinh trùng
Thiếu nữ diện bikini quảng cáo nhà đất
Xem chi tiết -
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả -
Các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả
Chữa bệnh tiêu chảy cho thỏ mau khỏi
(ST)