Làm sao để hết dị ứng thời tiết hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để hết dị ứng thời tiết hiệu quả

19/04/2015 06:00 AM
1,197

Trong khi hoa lá đang khoe sắc đón chào xuân sang cũng là lúc những triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt xuất hiện. Đó chính là bệnh dị ứng thời tiết. Dưới đây là mười cách để “ứng phó” với căn bệnh khó chịu này.

 

Tại sao bị dị ứng?

 

Kết quả hình ảnh cho Làm sao để hết dị ứng thời tiết

Dị ứng theo mùa (thời tiết), mà các nhà chuyên môn cho biết, cứ 5 - 10 người thì 1 người bị bệnh. Ngoài ra, có tới 80% người hen suyễn cũng rơi vào “bệnh phiền phức” này. Tại Hoa Kỳ, cũng có tới 60 triệu nạn nhân như vậy, với 10% dị ứng theo mùa và 10% dị ứng thường xuyên với bụi bặm hoặc lông chó, lông mèo.

Làm sao phân biệt dị ứng với bệnh cảm cúm vì 2 bệnh có nhiều dấu hiệu tương tự và uống thuốc dị ứng thường xuyên có hại gì không?

Đây là vấn đề mà nhiều người thắc mắc, cho nên cần nhắc lại vài chi tiết về bệnh này.

Dị ứng là một phản ứng khác thường của cơ thể đối với một tác nhân nào đó để tự bảo vệ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy khi một chất lạ (phấn hoa, bụi bẩn…) xâm nhập cơ thể và gây ra các phản ứng, thì khi tái tiếp xúc với chất này, cơ thể cũng có thể lặp lại những phản ứng khác thường đó, đôi lúc làm con người rất khó chịu. Ý kiến khác cho rằng dị ứng là một sự nhận diện nhầm lẫn của hệ miễn dịch. Ở người không bị dị ứng thì khi hít phải phấn hoa, cơ thể coi như vô hại và bỏ qua. Nhưng ở người bị dị ứng thì cơ thể lại coi chúng như kẻ gây hấn, nên phản ứng lại bằng cách tiết ra histamin. Histamin tác động lên mũi, mắt, miệng, gây ra triệu chứng khó chịu. Cũng có ý kiến cho rằng dị ứng là bệnh của nếp sống mới ngày nay. Con người càng văn minh, càng vệ sinh sạch sẽ, ít tiếp xúc với cát bụi, chất gây dị ứng thì càng dễ bị dị ứng. Người mình khi xưa, sống giản dị, đâu có mấy ai bị cái bệnh “quái quỷ” này. Ngoài ra, sự thay đổi khí hậu với hâm nóng toàn cầu do công kỹ nghệ gây ra thì con số những hạt phấn gây dị ứng từ cỏ cây hoa lá cũng nhiều hơn trong không khí…

Năm 1904, bác sĩ nhi khoa Clément Von Pirquet ở nước Áo đã dùng chữ “Allergy” để chỉ hiện tượng này. Allergy là sự kết hợp của hai từ gốc Hy Lạp: allos có nghĩa là khác và ergos là phản ứng. Allergy là một phản ứng khác thường hay “dị ứng”.

Tác động dị ứng có ba thành phần tham dự:

- Tác nhân gây dị ứng đến từ bên ngoài cơ thể (thí dụ phấn hoa);

- Chất kháng thể (IgE) ở trong người; - Hóa chất trung gian histamin.

Kháng thể hiện diện trong máu như một thành phần của hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể khi xâm nhập từ bên ngoài.

Histamin do chính tế bào của cơ thể tiết ra như một cách để tự bảo vệ khi có một chất lạ xâm nhập. Việc tạo ra histamin hoàn toàn tự nhiên và trong đa số các trường hợp đều có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mà sự nhạy cảm của cơ thể vượt quá mức cần thiết, chính chất histamin này sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu cho con người.

Trong dị ứng theo mùa, tác nhân là phấn hoa của một số cây cối, cỏ dại hoặc mốc meo, bụi bặm trong nhà mà con người có thể hít vào qua mũi.

Ở Việt Nam dị ứng theo mùa xuân - hạ - thu - đông và cũng thường bị nhiều hơn vào mùa gặt lúa… Và ở các thành phố thì do thêm khói bụi công nghiệp và xe cộ…

Kết quả hình ảnh cho Làm sao để hết dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết và cảm lạnh có một số dấu hiệu triệu chứng tương tự như nhau. Cũng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì hơi, mệt mỏi, nhưng xét kỹ thì có nhiều điểm khác nhau:

Trước hết dị ứng do những hạt phấn hoa hoặc mốc meo, bụi bẩn gây ra, còn cảm lạnh lại do hàng trăm con virus. Virus có thể lan truyền từ người bệnh sang người lành khi tay bắt mặt mừng, ôm vai mi má hôn môi, nhưng dị ứng thì hầu như những ai mẫn cảm với kháng nguyên là người đó lãnh đủ.

Khi hít phải phấn hoa dấu hiệu xuất hiện tức thì, kéo dài cả nhiều tháng, còn cảm lạnh thì vài ba ngày sau mới bắt đầu hành hạ và dăm bữa nửa tháng sau là tạm biệt, hẹn gặp kỳ sau. Cảm có thể thấy vào bất cứ thời điểm nào nhưng thường xuất hiện vào mùa đông giá lạnh, người người “giao lưu”, tụ họp. Còn dị ứng thì quanh năm hoặc theo mùa nhưng mùa đông ít hơn vì phấn hoa giảm. Tuy nhiên lúc này lại nên “đề cao cảnh giác” với mấy kẻ “nội thù” là mốc meo, mạt bụi trong nhà, buồng tắm không thoáng khí hoặc tại nhà kho, mặt thảm.

Dấu hiệu cũng có vài điểm khác nhau: cảm lạnh ho nhiều, rát họng, đôi khi nóng sốt, nhức mỏi cơ bắp nhưng dị ứng lại ít ho, không bao giờ gây sốt hoặc đau nhức nhưng mi mắt viền vải tây điều, ngứa ngáy, giàn giụa lệ tuôn, còn mũi thì dầm dề sùi sụt nhớt dãi trong veo chứ không vàng khè nhiễm trùng như cảm lạnh.
 

Vấn đề “uống thuốc thường xuyên để tăng sức đề kháng cơ thể”có vấn đề gì không?

 

Thuốc mà bác sĩ cho để trị dị ứng thuộc nhóm chống histamin (antihistamin). Histamin là chất cơ thể sản xuất khi bị dị ứng với mục đích bảo vệ thì lại là chất gây ra các dấu hiệu phiền phức cho bệnh nhân ở mắt, ở da, ở mũi như đã nói ở trên đây. Thành ra uống anti-histamin chỉ là để chặn tác dụng của histamin, giảm thiểu các phiền phức này chứ không phải là để chữa bệnh dị ứng cũng như không có khả năng tăng cường tính miễn dịch.

Thuốc chống histamin như diphenhydramin được bán tự do, không cần toa của bác sĩ, nhưng cần để ý cách dùng và tác dụng ngoại ý, như ngây ngất buồn ngủ, không tập trung làm việc được hoặc dễ dàng gây ra tai nạn khi lái xe tàu. Thuốc là hóa chất lạ đối với cơ thể. Kẻ lạ ở lâu trong nhà mà lại gia tăng thường xuyên thì cũng gây ra nhiều tác hại, nhất là với người tuổi cao hoặc kém sức khỏe. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bị cao nhãn áp (glaucoma), cao huyết áp, bệnh tim, tiểu tiện khó khăn vì sưng nhiếp tuyến hoặc khó thở, hen suyễn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho dùng thuốc xịt mũi để giảm nghẹt cũng như bảo vệ màng mũi với các chất gây dị ứng.

Vì chỉ chữa các phiền phức do histamin gây ra cho nên thuốc chống histamin không được dùng trước khi bị bệnh. Và thuốc này cũng không chữa dứt căn dị ứng được. Đã bị dị ứng là hầu hết coi như tới mùa là bị bệnh, không ai “lớn lên là hết”, ngoại trừ một số nhỏ các cháu bé. Khi tái phát thì dị ứng lại trầm trọng hơn.
 

Vấn đề chích ngừa dị ứng. Đây cũng là một phương pháp trị liệu đang được áp dụng, nhưng công hiệu khiêm nhường và cần được chích nhiều lần trong tuần, kéo dài cả mấy năm, khá tốn kém. Bệnh nhân được thử coi xem dị ứng với chất gì, được chích chất đó với số lượng bắt đầu rất ít rồi tăng dần. Mục đích là để cơ thể làm quen với chất đó, đổi thù thành bạn. Ngoài ra, hiện nay các khoa học gia cũng đang thử một loại thuốc chống dị ứng đưa vào lưỡi, thay vì chích. Hy vọng thuốc sớm được sản xuất.
 

Cách phòng tránh, có vài mẹo vặt cho quý độc giả đang bị dị ứng thời tiết hành hạ:
 

- Mỗi ngày, theo dõi mức độ phấn hoa trong không khí do Trung tâm khí tượng địa phương báo cáo.

- Coi chất gây dị ứng như những phần tử bất hảo, hãy tránh xa và không để chúng tới gần. Cố thủ trong nhà vào thời điểm mức độ phấn hoa cao nhất trong ngày. Nhà ở có máy điều hòa không khí, quạt trần, cửa lớn cửa nhỏ đóng kín.

- Khi ra ngoài, mang khẩu trang có lớp lọc phấn, bụi.

- Lái xe hơi, mở máy lạnh, quay các cửa kính lên cao.

- Nhà ở thoáng khí, lau chùi buồng tắm, nhà bếp, loại trừ mốc meo, bụi mạt trên thảm, màn cửa. Thay thảm với sàn gỗ, sàn nylon.

- Chó mèo nuôi trong nhà cần được tắm gội thường xuyên, không cho vào buồng ngủ.

- Lâu lâu rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý có bán ở nhà thuốc, để làm sạch niêm mạc.

- Làm vườn đừng dụi tay lên mắt lên mũi. Rửa tay sạch sẽ trước khi vào trong nhà.

  
 

1. Bổ sung axit folic

Theo Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, cơ thể được bổ sung axit folic cao ở mức cao thường ít bị dị ứng nhờ khả năng điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch.

Bánh mỳ và đậu có chứa axit folic là hai nguồn dinh dưỡng lớn có thể giúp cơ thể chống dị ứng.

2. Dọn dẹp nhà cửa

Mỗi tuần một lần, lau nhà với nước lau nhà có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ và phấn hoa.

Hãy chắc chắn nệm, gối và chăn luôn được che phủ kỹ. Cuối cùng, hãy dùng máy hút bụi dọn sạch lại căn phòng để chắc chắn bụi và phấn hoa đã được loại bỏ hoàn toàn.

3. Tránh xa phấn hoa, nấm mốc

Chú ý chu kỳ ra hoa để đóng cửa sổ kịp thời và bật điều hòa không khí để kiểm soát chất gây dị ứng, không để nó tăng vọt trong môi trường sống của bạn.

Không chạy bộ trong công viên mà thay vào đó là nên đến phòng tập thể dục vào những ngày gió và vài ngày sau đó vì lượng phấn hoa có trong không khí thường cao; sau những ngày mưa, nấm mốc thường xuất hiện nhiều.

4. Kiểm tra giày dép

Giày dép có thể bị dính phấn hoa, cỏ, nấm mốc và chất gây dị ứng khác khi đi lại, do đó cần kiểm tra và vệ sinh giày dép tại cửa, trước khi vào nhà.

5. Tắm cho cún yêu

Các chú cún có thể rất dễ thương và đáng yêu nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều chất gây dị ứng giống như phấn hoa. Bạn rất dễ hít phải trong khi ôm, vuốt ve và đùa nghịch với chúng. Vì thế, sau khi đi dạo hoặc chơi ở sân sau, hãy vệ sinh bộ lông và toàn bộ cơ thể bằng khăn ẩm trước khi cho thú cưng vào nhà. Bạn sẽ vừa giữ được sức khỏe cho bản thân, vừa giữ gìn sức khỏe cho chính chú cún yêu của mình.

6. Đi dạo lúc hòang hôn

Buổi sáng, đổ ẩm thường cao khiến nấm mốc dễ sinh sôi còn đầu giờ chiều, nhiệt độ có thể khiến các bông hoa đua nhau nở và phát tán nhiều phần hoa. Vì thế không nên đi dạo vào buổi sáng sớm. Thời gian thích hợp nhất để bạn đi dạo trong công viên là lúc hoàng hôn.

7. Tránh một số gia vị

Mù tạt và ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi, mặt đỏ bừng bừng. Củ nghệ tươi cũng có thể gây cảm giác ngột ngạt, khó thở, đặc biệt là những người viêm xoang. Vì thế hãy nói không với mù tạt khi ăn sushi, không dùng ớt cay khi ăn gà và không sử dụng nghệ tươi khi ăn cà ri.

Các axit béo omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết và cá thu cũng có thể chống viêm nhiễm, dị ứng khiến bạn dễ thở hơn rất nhiều.

8. Sử dụng bình súc rửa mũi neti pot

Các nhà dị ứng học nói rằng loại máy nhỏ giống như hình cây đèn của Aladdin này là một cách tuyệt vời để loại bỏ các hạt phấn hoa. Để sử dụng nó, đổ đầy nước muối nhẹ, ấm, vào bình. Sau đó nghiêng đầu của bạn sang một bên và từ từ đổ nước vào trong lỗ mũi cao hơn; đồng thời thở qua miệng, nước sẽ di chuyển qua lô mũi thấp hơn ở phía đối diện. Nó có thể không được dễ chịu nhưng sẽ giúp bạn không bị chảy nước mắt và mũi không bị đỏ như trái cà chua! Bạn có thể mua dụng cụ này tại một cửa hàng bán dụng cụ y tế hoặc hiệu thuốc, và sử dụng nó trong nhà bếp hoặc bồn rửa chén để không làm bẩn nhà cửa.

9. Chọn phòng ngủ chống dị ứng khi đi du lịch

Bạn sẽ cảm thấy hết sức thoải mái khi đi du lịch bằng cách chọn một phòng khách sạn sự hiện diện của chất Hypoallergenic. Như vậy sẽ loại bỏ được 98% số vi khuẩn và các chất gây dị ứng từ tất cả các bề mặt, vải và các luồng không khí.

10. Nụ hôn cũng là liều thuốc tốt

Một nghiên cứu trên Tạp chí nghiên cứu các vấn đề về thần kinh cho hay, hôn trong nửa giờ có thể làm giảm bệnh sốt mùa hè.

 

Mẩn ngứa khắp người vì dị ứng thời tiết
 

Mùa xuân là mùa khiến chúng ta dễ dị ứng nhất đấy nhé!

Mẩn ngứa khắp người vì dị ứng thời tiết 1
 
Từ trước đến nay em chưa bị mề đay lần nào nhưng không hiểu sao khoảng 3 tháng gần đây, em liên tục bị nổi mề đay nhiều đợt. Em có mua thuốc Chlorpheniramine 4mg và Cetirizin 10mg uống thì mề đay hết nhưng chỉ vài ngày sau nó lại xuất hiện lan tràn, nổi đầy mặt từng mảng như muỗi đốt và rất ngứa, đặc biệt khi trời lạnh càng nổi nhiều hơn. Mong bác sĩ giải đáp nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm chứng bệnh này giúp em với ạ! Em xin cảm ơn! (hanhp...@ymail.com).
Mẩn ngứa khắp người vì dị ứng thời tiết 2

Chào em,

Khi tiết trời chuyển lạnh, nhiều người bị mẩn ngứa toàn thân. Đây là hiện tượng dị ứng thời tiết. Cơ thể người bình thường khi gặp lạnh thì co mạch máu ở ngoại vi lại để bớt tỏa nhiệt. Nhưng có nhiều người do bị mẫn cảm, lại phản ứng một cách dị thường bằng hiện tượng giãn mạch, do đó chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch xâm nhập vào các mô làm ngứa ngáy và sưng nề.

Nếu bị lạnh nhiều có thể nổi mẩn ngứa nhiều chỗ, thậm chí toàn thân, kèm theo đau bụng.

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết.

Bệnh mề đay có nhiều nguyên nhân, theo y học hiện đại, mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng: như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng...) tác động vào cơ thể. Kích thước và số lượng mề đay thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da. Khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.

Mề đay được chia làm 2 loại chính là:

- Mề đay cấp tính: bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể làm cho da sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

- Mề đay mãn tính: khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

Để điều trị hiệu quả chứng mề đay trước hết phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.

Ngoài ra, tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc. Cụ thể:

- Thuốc kháng histamin như Cetirizine, Loratadin 10-20 mg/ngày hoặc Fexofenadine 180 mg/ngày.

- Nếu thất bại, có thể kết hợp với kháng thụ thể H2 (Cimetidin) hoặc dùng Doxepin trong những trường hợp mề đay nặng gây lo lắng và trầm cảm.

- Prednisolon được chỉ định điều trị trong hội chứng phù mạch - mề đay - tăng bạch cầu ái toan.

- Corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục, thường là 30mg/ngày và giảm liều dần trong 3 - 7 ngày.

Nói tóm lại, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình. Đồng thời chú ý không được tự uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý