Làm sao để hết đi ngoài ra máu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để hết đi ngoài ra máu

19/04/2015 06:00 AM
3,823

Làm sao để hết đi ngoài ra máu là câu hỏi lớn và băn khoăn của không ít người. cùng tham khảo

Em năm nay 17 tuổi. Khoảng 2 tuần trở lại đây không hiểu tại sao em lại bị đi ngoài ra máu. Ban đầu máu rất ít, chỉ có màu đỏ nhạt thấm ở giấy vệ sinh. Nhưng sau đó tình trạng càng ngày càng nặng lên, thậm chí em còn có thể nhìn thấy máu nhỏ thành giọt mỗi khi đi vệ sinh. Trước đây em thường hay bị táo bón do ăn uống thất thường và ít vận động nhưng chưa bao giờ bị ra máu như thế này. Mong bác sĩ hãy giải đáp giúp liệu có phải em đã bị trĩ và có cách nào để chữa khỏi bệnh nhanh chóng không ạ? Em xin cảm ơn! (tangli…@gmail.com)

Chào em,

Đi ngoài ra máu tươi đa phần là do bệnh trĩ. Ngoài ra còn có thể là do một số loại khối u ở đường tiêu hóa gây ra nên việc đi khám để xác định bệnh từ đó có phương án xử trí sớm là điều hết sức quan trọng. Bởi vì bệnh trĩ thì có thể điều trị bằng thuốc nhưng nếu là do các bệnh khác (như khối u, polyp...) thì lại phải phẫu thuật.

Bên cạnh đó, em cũng cần chú ý đến mức độ chảy máu và các biểu hiện kèm theo để có thể phần nào nắm được giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể là:

- Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.

- Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.

- Ở thể nhẹ, các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.

Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm sau:

- Nội soi dạ dày, tá tràng.

- Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.

- Siêu âm gan mật.

- Xét nghiệm chức năng gan.

Ngoài ra, em cũng nên chú ý:

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, chăm tắm rửa mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội hoành hành khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

- Tuyệt đối không được nhịn đại tiện do thấy đau vì như vậy chỉ càng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây táo bón và tăng xuất huyết.

- Bổ sung các loại thực phẩm có tính thanh mát như rau, củ, quả để tiêu độc cho cơ thể và tránh ăn các loại gia vị cay, nóng gây kích thích nhu động của đường ruột như ớt, tỏi, hạt tiêu…




Đi ngoài ra máu tươi – Dấu hiệu bệnh nguy hiểm


Chị Thanh tâm sự, chị đã quá khổ sở vì chứng táo bón dài ngày. Chị thường xuyên bị đi ngoài ra máu, lúc đầu là những giọt máu đỏ, đỏ tươi sau thậm chí còn bắn thành tia để lại cảm giác đau đớn, khó chịu, thậm chí cảm giác sợ sệt sau mỗi lần đi tiêu. Chị lo lắng không biết mình có bị gì nguy hiểm không? Không ít người có cùng chung lỗi lo với chị Thanh, đi ngoài ra máu thật sự mang lại cảm giác khó chịu và có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu để lâu ngày, nhất là với những người chủ quan, e ngại đi khám. Ở bài viết này, chúng tôi xin liệt kê một số bệnh có liên quan đến đi ngoài ra máu, bạn đọc có thể tự đánh giá mức độ nguy hiểm và thăm khám khi thấy cần thiết.

Đi ngoài ra máu tươi   Dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra máu tươi – Những nguyên nhân thường gặp

Bệnh trĩ nội : Biểu hiện thường thấy nhất của trĩ nội đó là tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Máu dính theo phân và nhỏ giọt sau khi đại tiện. Nếu thăm khám trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từng búi, có máu ra theo tay. Trĩ nội cần phải điều trị ngay lúc mới phát hiện.

Ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng hay gặp ở người già, triệu chứng chủ yếu là đi ngoài ra máu tươi kéo dài, máu ra thành từng giọt hay từng tia. Nếu thăm khám, nội soi trực tràng sẽ thấy khối u trong đó.

Ung thư đại tràng: Ở người bệnh ung thư trực tràng thường hay bị đi ngoài ra máu nhưng lượng máu ít và thường dính theo phân. Người bệnh có xuất hiện hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.

Bệnh kiết lỵ: Hiện tượng đi ngoài ra máu thường lẫn với phân, kèm theo có mùi, đi ngoài nhiều lần trong ngày, người bệnh thường thấy đau bụng, mót rặn, và đau hậu môn khi đi ngoài.

Hiện tượng lồng ruột: Lồng ruột thường gặp nhiều ở trẻ em hơn người lớn, trẻ bị lồng ruột thường khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5- 6 giờ sau sẽ thấy hiện tượng đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được đưa tới bệnh viện sớm các bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.

Đi ngoài ra máu tươi – Những nguyên nhân ít gặp

Viêm đại trực tràng chảy máu: Ở các trường hợp điển hình, người bị viêm đại trực tràng chảy máu thường bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhầy máu, nếu bệnh nặng có thẻ chỉ toàn nhầy máu mà không có phân. Đau bụng là triệu chứng hay gặp, đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Người bệnh có triệu chứng mót rặn khi đi đại tiện và mới đầu thì bệnh rất dễ nhầm với bệnh lỵ.

Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh có biểu hiện đau quặn bụng dữ dội  và đi ngoài ra máu, máu có thể đen hoặc tươi.

Bệnh polip đại trực tràng: Ở người bệnh polip trực tràng, triệu chứng đi ngoài ra máu thường là máu thành từng giọt, đôi khi thành tia. Khi soi và chụp đại tràng có thể thấy polip.

Tình trạng dị ứng: Di ứng nặng có thể gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể dẫn đến đi ngoài ra máu tươi.

Tóm lại, đi ngoài ra máu là một hiện tượng rất nguy hiểm, có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Do đó đòi hỏi người bệnh phải có thái độ xử trí nhanh chóng, kịp thời, cần theo dõi sát sao các biểu hiện triệu chứng của bệnh, thăm khám kịp thời để bác sỹ sớm đưa ra hướng điều trị sớm nhất.


Lời khuyên cho người bị đi ngoài ra máu nhiều


Đi ngoài ra máu nhiều đa phần là do bệnh trĩ. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến đi ngoài ra máu tươi. Tuy nhiên, khi bạn gặp hiện tượng này, bạn nên đến thăm khám tại các trung tâm y tế để có kết luận chính xác nhất. Dưới đây là một số vấn đề người bị đi ngoài ra máu nhiều nên biết.


Lời khuyên cho người bị đi ngoài ra máu nhiều


Hiểu rõ, theo dõi giai đoạn tiến triển của bệnh.

  • Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.

  • Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.

  • Ở thể nhẹ, các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.

Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Để biết rõ mức độ tổn thương (viêm, loét), vị trí tổn thương (dạ dày hay tá tràng) và để chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây xuất huyết tiêu hóa khác, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm sau:

  • Nội soi dạ dày, tá tràng.

  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori ở dạ dày.

  • Siêu âm gan mật.

  • Xét nghiệm chức năng gan.

Ngoài ra, người bệnh cũng chú ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt, chăm tắm rửa mỗi ngày để vi khuẩn không có cơ hội hoành hành khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

  • Tuyệt đối không được nhịn đại tiện do thấy đau vì như vậy chỉ càng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây táo bón và tăng xuất huyết.

  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính thanh mát như rau, củ, quả để tiêu độc cho cơ thể và tránh ăn các loại gia vị cay, nóng gây kích thích nhu động của đường ruột như ớt, tỏi, hạt tiêu…

Tình trạng này kéo dài không thuyên giảm cần đến thăm khám tại các trung tâm y tế để được sớm tư vấn và điều trị kịp thời.



Đi ngoài ra máu, nên tầm soát ung thư



Chủ quan không khám chứng đi tiêu kèm tí máu và đàm nhớt, đến khi thấy đau bụng dữ dội, đến bệnh viện, nhiều bệnh nhân mới tá hỏa vì đã bị ung thư đại trực tràng (ruột già) giai đoạn cuối.

Chị Nguyễn Ngọc Duyên nhà ở quận Phú Nhuận, TP HCM, thường xuyên bị chứng đi tiêu có kèm tí máu. Tưởng bị táo bón gây rách hậu môn, nhưng hơn 3 tháng không thấy khỏi, cô nhân viên văn phòng 33 tuổi đến bệnh viện khám mới biết mình bị ung thư đại tràng. Bệnh nhân qua đời chỉ sau 6 tháng phát hiện vì bệnh đã ở thời kỳ cuối.

Một trường hợp khác, anh Lê Tiến An, 38 tuổi, công nhân may nhà ở huyện Long Thành, Đồng Nai, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, tiêu phân lỏng kèm máu tươi và đau bụng khi đi ngoài. Mua thuốc tự điều trị gần một tháng không thấy giảm, đến bệnh viện tại TP HCM khám, các bác sĩ phát hiện ruột già của anh xuất hiện nhiều khối u. Việc chữa trị được tiến hành ngay sau đó, tuy nhiên chưa đến một năm sau khi phát hiện bệnh, anh An tử vong.

Tại khoa Ngoại, Bệnh viện Nhân dân 115, theo Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, mỗi tháng có hơn10 trường hợp ung thư đại trực tràng, trong đó khoảng 50% ở giai đoạn muộn. Tại các bệnh viện ĐH Y Dược, Chợ Rẫy, Phạm Ngọc Thạch, tỷ lệ này cũng tương tự.

Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm có thể chữa lành.

Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm có thể chữa lành.

Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM cho biết, tuy số lượng người mắc bệnh không nhiều bằng ung thư gan, phổi, dạ dày nhưng tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 3.000 trường hợp được phát hiện ung thư đại trực tràng, trong đó hầu hết là phát hiện ở giai đoạn bệnh đã quá nặng.

Thống kê trong năm 2008 cho thấy gần 1.800 người đã tử vong vì bệnh này. Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM, lượng bệnh nhân được phát hiện unh thư đại trực tràng ngày càng nhiều hơn.

"Điều đáng nói là loại ung thư này dễ phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Song một phần do bệnh diễn tiến âm thầm, một phần do bệnh nhân chủ quan với những triệu chứng nên đến bệnh viện thì bệnh đã ở giai đoạn sau", bác sĩ Thịnh cho biết.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mỗi người nên đi tầm soát máu ẩn trong phân mỗi năm tối thiểu một lần, soi đại tràng 5 năm một lần và soi toàn bộ khung đại tràng mỗi 10 năm.

Còn theo bác sĩ Tú Dung, nếu người bình thường phát hiện đi cầu ra máu; thấy thay đổi tính chất đi ngoài tức thấy phân lúc lỏng lúc như táo bón lúc có đàm nhớt; hoặc thay đổi thói quen đi ngoài (tức có khi đi liên tục, có khi vài ngày mới đi một lần) thì nên tiến hành nội soi đại tràng để kiểm tra.

Nguyên nhân khiến đi tiêu ra máu có thể do ung thư, cũng có thể do các nguyên nhân khác như viêm đại trực tràng, trĩ, bướu lành. Tuy nhiên dù vì lý do gì thì việc thăm khám để chữa lành luôn là việc cần thiết.

Cũng theo bác sĩ Dung, những trường hợp đặc biệt như người trên 45 tuổi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường xuyên; người đang ăn uống bình thường bỗng đi tiêu phân sống; bỗng dưng đi tiêu phân dẹt (phân nhỏ hơn bình thường); gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, thì phải soi đại tràng ngay vì khả năng mắc ung thư là rất cao.

"Với các phương pháp chữa trị hiện nay, nếu không phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân vẫn có thể sống từ 15 đến 20 năm", bác sĩ Dung nói.

Ngoài việc tầm soát để sớm phát hiện ung thư đại trực tràng, theo các chuyên gia ung bướu, cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh.

"Cùng những nghiên cứu đã được thế giới khẳng định, thực tế điều trị tại Việt Nam cho thấy, phần lớn bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng đều là những người ăn rất ít loại thức ăn có chất xơ", bác sĩ Thịnh nói.

Theo ông Thịnh, để tránh mắc chứng bệnh nguy hiểm, mọi người nên thay đổi thói quen ăn uống, cụ thể là tăng cường những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả, đậu các loại. Hạn chế sử dụng những loại thức ăn có quá nhiều chất béo. Không hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia. Ngoài ra, mỗi người nên dành mỗi ngày khoảng 30 phút để tập thể dục và năng vận động.




Làm sao để hết đi tiểu đêm
Đi tiểu không kiểm soát ở phụ nữ -
Làm gì khi bị mất ngủ? -
Dấu hiệu nhận biết thận yếu
Làm sao để hết chuột rút nhanh -
Ngứa âm đạo và đi tiểu buốt -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Toi bi di ngoai ra mau, can uong thuoc gi
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý