Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi

19/04/2015 06:00 AM
76,542
Cách chữa bệnh tiêu chảy ở người lớn bệnh nhanh khỏi.Khi bị tiêu chảy nếu bạn không muốn điều trị bằng thuốc thì bạn có thể dùng các loại quả sau vì chúng có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt.
 
Image result for cách trị tiêu chảy

 
CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY Ở NGƯỜI LỚN

Nguyên nhân.
- Do stress và căng thẳng.
- Nhiễm khuẩn bởi vi rút hay vi khuẩn.
- Ăn phải thức ăn ôi thiu.
- Do phải chung sống và sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.
- Uống quá nhiều rượu.
- Do ảnh hưởng những mặt trái của các loại thuốc sử dụng.

Cách chữa
 - Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía và uống thành 4 lần trong ngày.
- Chỉ đơn giản mỗi ngày uống một cốc nước ép lựu chia thành 3 - 4 lần mỗi ngày.
 - Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau cứ mỗi 2 giờ một lần.
- Cố gắng loại bỏ stress và lo lắng, vì chúng chính là thủ phạm gây ra chứng bệnh tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên tìm những trò tiêu khiển để giảm căng thẳng.
- Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.
- Súp khoai tây cũng là một món ăn rất thích hợp trong khi "ứng phó" với chứng tiêu chảy. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn mỗi ngày từ 3 - 4 bát súp khoai tây.
- Sữa chua không chỉ là một loại thần dược làm đẹp, mà trong sữa chua còn có chứa hàng triêu vi khuẩn lên men, cực kỳ tốt cho tiêu hoá của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bằng việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống thường ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
- Nghệ cũng được xem như một "vị thuốc" có khả năng "trị" chứng tiêu chảy.
- Hãy uống một cốc trà hay cà phê đặc, sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.
Related image
- Trà gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khi bị chứng tiêu chảy hoành hành.
- Nấu 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng, có thêm một chút muối. Thêm 1/ 2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này sẽ nhanh chóng giúp bạn "thoát" khỏi tình trạng bị khử nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng nhanh chóng
- Món súp với nguyên liệu chính là carốt cũng là một món ăn không chỉ bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy.
- Nên uống nhiều nước. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
- Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá .
Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở.
 
Phòng bệnh
- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm...;
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn).
Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá muộn.


THAM KHẢO MỘT SỐ CÁCH CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY KHÁC




 

Nói về các loại cây lá chữa bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, BS. Lê Hoàng Kầm cho biết là đừng nên bỏ qua lá ổi, nụ hoa sim vì đây là những giống "cây nhà lá vườn” sẵn có khắp nơi có thể tận dụng làm thuốc bất kỳ lúc nào cũng được. 

-  Nụ sim:  Thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống. Một ngày uống khoảng 2 lần. 
-  Búp ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.
- Mơ lông: Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Bài thuốc phổ biến nhất là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi. 

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chia tiêu chảy ra làm nhiều loại để chữa trị bằng các kinh nghiệm cổ truyền: 
Những bài thuốc cổ truyền trị tiêu chảygiản mà rất hiệu quả. Đặc biệt, nguyên liệu của những vị thuốc này thường là những loại cây, củ, lá… có trong vườn nhà.





 
THAM KHẢO: Trị tiêu chảy tùy theo bệnh

Tiêu chảy do hàn thấp
Triệu chứng: Thường người bệnh thấy đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng. 
Cách làm: Dùng 40g củ riềng tươi thái lát mỏng; 80g vỏ bóc từ thân cây ổi đem sao qua rồi sắc đặc cả 2 vị trên. Uống nhiều lần trong ngày thay nước chè rất tốt.
Tiêu chảy do nhiễm phải gió lạnh
Triệu chứng: Người bệnh thấy đau bụng, sôi bụng, đi ngoài nhiều lần, người lúc nóng lúc lạnh, nhức đầu, phân thường lỏng.
Cách làm: Lấy 5 lát gừng, 6g tía tô, củ sả (sao vàng), vỏ quýt (sao thơm) mỗi vị 20g. Đổ 2 bát nước (bát ăn cơm) sao còn 1 bát, uống lúc còn nóng.
Tiêu chảy do tỳ vị hư hàn
Triệu chứng: Người bệnh tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn.
Cách làm: Dùng 16g vỏ quýt, 16g gừng khô, 100g gạo rang cháy sắc đặc chia uống dần nhiều lần trong ngày.
 

 

THAM KHẢO: Ăn uống khi bị tiêu chảy

Khi bị đau bụng tiêu chảy nên uống gì

Ở nhiều trường hợp mắc tiêu chảy, bù dịch là biện pháp chữa trị duy nhất cần đến. Thường là biện pháp bù dịch bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền qua tĩnh mạch. Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các dung dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước ya-ua pha muối, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. Với mỗi lít nước dung dịch gạo rang hoặc ngũ cốc nấu nước cho vào từ ½ đến một thìa cà phê muối.

Tuy nhiên không nên cho bệnh nhân tiêu chảy uống dung dịch chứa quá nhiều đường và muối, vì như thế sẽ khiến việc mất nước còn trầm trọng hơn. Nếu có thì nên cho vào một lượng phù hợp kẽm và kali. Dù có hay không có sẵn hai chất này thì cũng không nên trì hoãn việc bù nước. Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Trong khoảng một hay hai giờ đầu uống dung dịch bù muối, bệnh nhân thường hay nôn ói, đặc biệt là nếu một trẻ uống dung dịch này quá nhanh. Nếu trường hợp này xảy ra, chờ 5 – 10 phút sau hãy cho trẻ từ từ uống dung dịch lại.

Trong lúc tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay trước khi đưa đi bệnh viện. Nước để bù tốt nhất là dung dịch orezon được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch orezon được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít uống nhiều” là đúng nhưng không bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt.

090512_Untitled-11

Khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy bạn nên tham khảo:

Chuối: Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy.

Táo đã được nấu chín: Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này.

Thực phẩm giàu tinh bột: Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.

Sữa chua: Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.

zkz1373606212

Người bệnh tiêu chảy không nên ăn:

  • Không ăn rau sống, rau chân vịt, rau cần, rau hẹ, giá đậu và những món nhiều xenluylô, nhiều bã. Vì xenluylô khó tiêu, kích thích cơ học đối với dạ dày, ruột. Ăn thức ăn thô, nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
  • Không ăn thịt mỡ, canh nhiều dầu mỡ, các món hải sản tanh, gây khó tiêu và tăng thêm gánh nặng cho đường ruột.
  • Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống là những thực phẩm và gia vị sinh hơi, có tính kích thích.
  • Những món sinh hơi và có tính kích thích đều làm cho ruột tăng cường co bóp, tiêu chảy sẽ trầm trọng thêm.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cho em hỏi . em bị tiêu chảy hơn một tuần nay .nhưng một ngày chỉ đi một đến hai lần . có phải em bị tiêu chảy hay không vậy ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý