Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm, thỉnh thoảng bạn gặp những trường hợp da bạn có đấu hiệu bị di ứng với sản phẩm đang dùng. Vậy làm cách nào để nhận biết và chữa trị dị ứng mỹ phẩm?
Cách nhận biết dị ứng mỹ phẩm
Mỹ phẩm là sản phẩm dùng trong trang điểm: như phấn phủ, kem lót, kem chống nắng, keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, các sản phẩm trên một số loại mang nhãn hiệu như debon, shiseido…
Các kiểu dị ứng mỹ phẩm:
-Mề đay với những biểu hiện như những sẩn phù rất giống như những vết nổi gồ trên mặt da như muỗi cắn hay những lằn roi đánh vào mặt da, kèm theo ngứa.
-Chàm tiếp xúc bao gồm mảng hồng ban giới hạn rõ kèm theo mụn nước và ngứa.
-Khô da với biểu hiện da khô và tróc vẫy.
-Teo da là biến chứng thường gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài.
-Sạm da là tình trạng tăng sắc tố sẩm màu.
-Lão hóa da là tình trạng như: nhăn da, đốm nâu, khô, nhám, tăng sừng.
Xử trí khi bị dị ứng mỹ phẩm
Sau khi bôi bất kỳ loại mỹ phẩm nào nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa cho mạnh để làm trôi đi mỹ phẩm, thông thường như vậy chỉ cần ngưng ngay mỹ phẩm thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và hết hẳn.
Tuy nhiên, ở một số người có dị ứng ngày càng nặng hơn, do đó cần phải được điều trị, tùy theo mức độ mà điều trị khác nhau. Đối với viêm da tiếp xúc chỉ cần bôi ngắn hạn các thuốc có corticoid như: eumovate, dermovat, flucinar… Trường hợp thật nặng thì uống thêm các thuốc kháng dị ứng như: clarytine, cezil, celestamine, peritol, pipolphen, semprex… Uống vitamine C liều cao. Thông thường chỉ sau 3 ngày điều trị các triệu chứng sẽ nhanh chóng và khỏi hẳn.
Phòng ngừa dị ứng mỹ phẩm
Nói chung nên tránh lạm dụng mỹ phẩm, vì trên thực tế không có loại mỹ phẩm nào là bổ dưỡng cho da cả. Đối với người đã từng dị ứng loại mỹ phẩm nào đó thì suốt đời không nên sử dụng lại, với người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, hen (suyển) thì phải thật thận trọng khi dùng mỹ phẩm. Cần thử phản ứng trước khi sử dụng mỹ phẩm, nhất là những mỹ phẩm mới sử dụng lần đầu tiên, có nhiều phương pháp:
- Phương pháp thử da ở mặt trong cánh tay: thoa mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay để trong 24-48 giờ.
- Phương pháp PUT (provocative use test) hay phương pháp ROAT (repeat open application test) là phương pháp xác định phản ứng với mỹ phẩm chậm: thoa mỹ phẩm lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần một ngày trong 2 tuần với diện rộng khoảng 5cm2 để xác định phản ứng. Nếu vượt quá thời gian trên ở vùng da thoa thuốc không biểu hiện gì như: ngứa, hồng ban, nổi mụn nước… thì chứng tỏ không bị dị ứng với mỹ phẩm đó.
Tóm lại, ngày nay với mức sống ngày càng cao, việc sử dụng mỹ phẩm để làm cho cuộc sống thêm sinh động cũng là điều bình thường, là một nhu cầu không thể thiếu được cho mọi người dân, nhất là phái nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần thận trọng với những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, cần thận trọng hơn đối với người có cơ địa dị ứng như: hen suyễn, mề đay, chàm, viêm da dị ứng… và không bao giờ sử dụng lại khi dị ứng với mỹ phẩm đã dùng.
Cách nhận biết và phòng dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm ngày càng nhiều, để lại nhiều biến chứng, có những biến chứng thật nặng nề có khi không khắc phục nổi.
Dị ứng mỹ phẩm và vấn đề làm đẹp da!
Theo Viện da liễu Mỹ (AAD), trong thời gian gần đây do nền kinh tế phát triển nên ngành công nghiệp mỹ phẩm cho ra đời nhiều sản phẩm làm đẹp, trong đó có cả những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, phát sinh nhiều bệnh nan y gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng có thể gây phản ứng kích thích da hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng phát sinh bệnh nan y, đặc biệt là ung thư.
1. Triệu chứng phản ứng mỹ phẩm
Trước tiên chúng ta cần có khái niệm chung về mỹ phẩm, đây là tập hợp hàng loạt sản phẩm làm đẹp cho con người như dầu gội, chất khử mùi, sản phẩm trang điểm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, xà phòng gội, xà phòng tắm vv…
Tất cả những sản phẩm này nếu không hợp cách, đảm bảo chất lượng có thể gây phản ứng kích thích da hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng phát sinh bệnh nan y, đặc biệt là ung thư. Phản ứng mỹ phẩm là hiện tượng xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm như viêm da tiếp xúc, đau rát, dị ứng…, hiện tượng thường gặp như tấy đỏ, ngứa, xưng, đau rát.
2. Nguyên nhân gây dị ứng mỹ phẩm
- Viêm da tiếp xúc gây đau rát: Là do da bị chấn thương khi tiếp xúc với những chất độc có trong mỹ phẩm, đây là những hóa chất độc hại gây tổn thương trực tiếp tới bề mặt da.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại những hợp chất đặc trưng (như chất gây dị ứng) hay còn gọi là chất ngoại lai gây bệnh nguy hiểm.
Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm như viêm da tiếp xúc, đau rát, dị ứng…, hiện tượng thường gặp như tấy đỏ, ngứa, xưng, đau rát
Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm như viêm da tiếp xúc, đau rát, dị ứng…, hiện tượng thường gặp như tấy đỏ, ngứa, xưng, đau rát.
3. Làm gì khi bị phản ứng mỹ phẩm?
Nếu dùng sản phẩm chất lượng thì hiếm khi xảy ra phản ứng nguy hiểm nhưng theo thống kê thì có khoảng 10% số người dùng mỹ phẩm gặp phải phản ứng, trong đó phụ nữ chiếm đa số.
Một khi bị dị ứng mỹ phẩm thì phải dừng ngay việc dùng mỹ phẩm, bất kể đó là sản phẩm gì, và phải chờ khỏi xong mới dùng tiếp.
Khi bị bệnh nên tư vấn bác sĩ và kiểm tra kỹ sản phẩm đã dùng cũng như phản ứng đã mắc để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh . Không nên giấu bệnh, tự điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Cách chẩn đoán
Khi bị bệnh bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh, kiểm tra tiền sử mắc bệnh và quá trình sử dụng sản phẩm cũng như quá trình tiếp xúc, phơi ra môi trường dị ứng.
Việc xác định cụ thể sản phẩm gây dị ứng rất phức tạp nếu người sử dụng dùng nhiều sản phẩm cùng một lúc, tiến hành thử test nơi bị dị ứng để tìm ra thủ phạm gây bệnh.
5. Cách phòng tránh, điều trị bệnh dị ứng mỹ phẩm
Có rất nhiều cách để hạn chế nguy cơ bị dị ứng mỹ phẩm như:
- Đọc kỹ nhãn mác, cách dùng ghi trên sản phẩm. Nếu có các thành phần gây dị ứng mà cá nhân đã từng gặp thì không nên dùng, chú ý đặc biệt đến những thành phần có khả năng gây dị ứng.
- Khi dùng sản phẩm mới, nhất thiết phải dùng thử bằng cách bôi một ít lên da, nhất là trên da bàn tay, chờ 24 giờ nếu không có phản ứng thì có thể an tâm dùng tiếp.
- Nên chọn mỹ phẩm thông dụng, có công thức đơn giản, bởi lẽ có càng nhiều thành phần hóa chất khác nhau thì rủi ro mắc bệnh càng lớn.
- Khi dùng nước hoa nên xịt lên quần áo khăn mùi xoa thay vì trực tiếp lên da, lên đầu. Nếu dùng mỹ phẩm lưu lại trên da quá lâu thì nên chọn sản phẩm có độ rủi ro gây dị ứng thấp, có mùi thơm tự nhiên, hạn chế dùng sản phẩm có chứa hàm lượng hóa chất, chất thơm quá hắc vì đây là những sản phẩm không có lợi.
- Hãy là người dùng thông minh: Đối với mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp có thể xếp vào nhóm sản phẩm đặc biệt, không nên ham rẻ, nghe theo lời đồn mà chọn mua những sản phẩm có uy tín đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tốt nhất là dùng các sản phẩm hữu cơ”thân thiện” với con người lẫn môi trường.
- Trước khi sử dụng mỹ phẩm phải vệ sinh, tắm gội sạch sẽ, nên chọn mua sản phẩm mới nhất, bảo quản sản phẩm đúng cách, tránh xa nơi có lửa, ánh nắng mặt trời, không nên lạm dụng nhất là sản phẩm có nguy cơ gây viêm nhiễm mắt, mũi. Không tự ý pha thêm nước, dầu, mỡ vào mỹ phẩm. Một khi sản phẩm biến màu, hết hạn sử dụng thì nên loại bỏ.
- Khi bị dị ứng, bị bệnh do dùng mỹ phẩm nhất thiết phải đưa đi khám bác sĩ và điều trị, không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc điều trị tại nhà, giấu bệnh vì lâu ngày sẽ gây biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng con người
Một số bí kíp giúp bạn "chữa cháy" cho làn da bị dị ứng mĩ phẩm
Nếu bạn đang bị dị ứng do sử dụng kem và phấn trang điểm lạ thì với mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn khắc phục phần nào tình trạng tổn thương đến làn da của bạn.
Da mặt bị dị ứng khi sử dụng các loại kem và phấn trang điểm lạ (có thể gây ngứa, đỏ và nổi nhiều mụn, nếu sử dụng trong thời gian dài), thì cách tốt nhất là ngưng ngay sử dụng các loại mỹ phẩm này.
Bên cạnh đó, trong ăn uống cần hạn chế chất đường, tránh các chất kích thích, nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả. Đồng thời có thể kết hợp phương pháp vuốt da mặt (cần làm đều đặn mỗi ngày).
Thực hiện như sau:
Úp hai tay (đã rửa thật sạch) vào mặt, sát hai bên sống mũi, lòng tay và các ngón áp sát da. Sau đó, vuốt da mặt căng giãn theo chiều ngang bằng cách di động hai bàn tay rời xa nhau. Đặt hai tay về vị trí cũ, rồi thực hiện tiếp động tác trên (25-30 lần).
Trán: Vuốt từ giữa trán ra hai bên thái dương (25-30 lần)
Má: Dùng hai lòng bàn tay vuốt từ xương gò má đến hết xương hàm (25-30 lần)
Môi trên: Dùng hai đầu ngón giữa và áp út vuốt từ nhân trung ra hai bên mép (25-30 lần)
Cằm: Dùng một lòng bàn tay vuốt từ mép môi dưới xuống cằm, rồi vòng theo chiều cong của cằm đến hết cổ (25-30 lần).
HOẶC
Khi bị dị ứng mỹ phẩm, ngoài việc ngừng ngay sử dụng loại mỹ phẩm đó, trước hết cần tiến hành ‘sơ cứu’ như sau: Lấy khăn mềm tẩm nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý, đắp lên những chỗ da dị ứng, ngày 3 – 5 lần, mỗi lần đắp khoảng 15p. Đắp như vậy, có tác dụng làm mát, đỡ nóng rát, tiêu viêm, chống mẩn ngứa khá tốt.
Với những trường hợp dị ứng nặng hơn, có thể sử dụng một số loại thảo dược để đắp ngoài và uống trong để chống dị ứng. Theo những tài liệu chúng tôi có trong tay, đúng là tại một số địa phương, dân gian thường dùng quả hồng xanh để chống dị ứng. Nhưng không xát trực tiếp lên da, mà làm các bước sau:
Hái khoảng nửa cân hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rồi rót vào lọ dùng dần; hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da dị ứng 3 – 4 lần. Một số địa phương, người ta hái hồng xanh, giã nát với nước, rồi dùng bông thấm nước bôi. Với những trường hợp da mẩn ngứa, nóng rát do dị ứng, loại nước ngâm hồng xanh nói trên có tác dụng khá tốt. Còn đối với dị ứng mỹ phẩm, chúng tôi cũng không rõ tác dụng ra sao.
Để chữa dị ứng mỹ phẩm, tốt nhất, bạn nên áp dụng một số bài thuốc sau:
Thuốc đắp ngoài: Dùng cây kim cúc hoặ cây bồ công anh, 20 – 30g tươi ( hoặc 10 -15g khô), sắc lấy nước đặc, dùng khăn tẩm nước thuốc đắp lên chỗ dị ứng ngày 3 – 5 lần, giống như khi đắp bằng nước lạnh hoặc nước muối sinh lý đã nói ở trên. Cây kim cúc tức cây hoa cúc có hoa vàng (tên khoa học là Chrysanthemum indicum L.) thường thấy mọc hoang dã khắp nơi. Nếu không tìm được cây tươi, có thể mua kim cúc ở hiệu thuốc Đông dược, cũng có tác dụng tốt, nhưng tất nhiên không bằng cây tươi. Bồ công anh cũng có thể mua ở các hiệu thuốc Đông dược.
Thuốc uống trong: Dùng Kim ngân hoa 10g, thương nhĩ tử (quá ké đầu ngựa) 8g (sao vàng), sinh địa 12g, đương quy 10g, bạch thược 8g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát; sắc nước uống thay nước trong ngày, theo từng liệu trình, mỗi liệu trình 7 – 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3 – 4 ngày.
(st)