Theo quan niệm phương Tây,thân hình mảnh khảnh được xem là lý tưởng, cả về mặt sức khoẻ lẫn sức hấp dẫn. Theo cách thể hiện của các phương tiện truyền thông đại chúng, thân hình mảnh khảnh đi liền với giàu có, được mến mộ và thành công. Nhiều người đã bắt trước thực hiện bằng các chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và thường không hợp lý. “Ăn kiêng” đã trở thành một chuẩn mực cho nhiều phụ nữ phương Tây; 90% phụ nữ Anh đã từng ăn kiêng và chỉ có 5% thành công.Ham muốn ăn kiêng đã làm nhiều người quên đi một thực tế rằng mỗi người đều khác nhau hình dáng và kích cỡ cũng như tốc độ chuyển hoá trong cơ thể.
Quá chú trọng việc ăn kiêng không chỉ gây hại vì nó làm thay đổi thói quen ăn uống cơ bản của phụ nữ mà còn khiến chúng ta không quan tâm đúng mức đến việc tập thể dục, một biện pháp tích cực để giảm cân. Hầu hết số cân bị giảm trong chế độ ăn kiêng cấp tốc là do mất nước, kế đến là năng lượng dự trữ và kế nữa là cơ bắp, mỡ là thành phần bị mất đi sau cùng. Bởi vì cơ thể xem ăn kiêng giống như nhịn đói, và phản ứng bằng cách tăng tính hiệu quả trong các hoạt động chức năng theo tình trạng thiếu ăn.dẫn đến hậu quả tăng cân khi ngừng ăn kiêng. Tổng số chi phí dùng hỗ trợ ăn kiêng ở các nước phương Tây đủ để cứu trợ các nạn nhân thiếu ăn trên thiếu giới.
Chứng biếng ăn thần kinh
Người mắc chứng bệnh do tâm lý này nhịn ăn một cách có chủ ý, có khi gần chết. Dù có nguyên nhân, nhưng người mắc chứng biếng ăn thần kinh thường là phụ nữ không thể làm chủ cuộc đời của mình. Chứng này có thể khởi phát từ mong muốn giảm cân và theo quan niệm phương Tây về sự gầy guộc của cơ thể
Biếng ăn thần kinh thương bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc thanh niên trẻ, đặc trưng bởi nỗi ám ảnh với món ăn hoặc thói quen ăn uống (như ăn đúng 1 món nhất định vào buổi tối). Dù nhập viện cũng hiếm khi chữa đươc chứng này bởi vì chỉ là thay đổi chế độ ăn. Như đối với người béo phì, chữa khỏi bệnh hay không tuỳ thuộc vào đương sự có tôn trọng bản thân mình hay không
Suy dinh dưỡng
Đây là tình trạng thường thấy ở các nước có hạn hán, đói kém hoặc chiến tranh. Triệu chứng là thèm ăn, khát, yếu người, bị chứng vô kinh, cảm thấy lạnh,hạ thân nhiệt một cách bất thường, mạch chậm, huyết áp thấp, tiêu chảy, vô cảm, trầm cảm và dễ mắc bệnh. Ở một số nước ở châu Phi và Nam Mỹ, suy dinh dưỡng xuất phát từ tiêu chảy nhiễm khuẩn. Đó là do ở những nền văn hoá này, tiêu chảy được xem là bệnh do nhiệt và do đó người ta không cho bệnh nhân ăn những món “nhiệt” (mà thường là bổ dưỡng, như sữa chẳng hạn). Suy dinh dưỡng có thể xảy ra khi ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc khi mắc chứng biếng ăn thần kinh.
Rối loạn do thiếu khoáng chất
Thiếu máu, thiếu sắt xảy ra khi lượng haemoglobin (sắc tố mang oxi) trong hồng cầu bị giảm. Hậu quả là các mô trong cơ thể bị thiếu oxi. Các triệu chứng gồm có mêt mỏi, lừ đừ, nhức đầu chóng mặt và hồi hộp. Phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn đàn ông.
Loãng xương là tình trạng xương bị xốp do mất mô liên kết và canxi. Loãng xương thường xuất hiện sau mãn kinh. Nhuyễn xương là tình trạng xương mất khoáng chất, xuất hiện ở người lớn khi ăn uống thiếu vitamin D (ở trẻ con thì gọi là còi xương). Tình trạng này sẽ nặng thêm nếu người bệnh ít ra nắng.(Da sậm cần nhièu thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn da sáng). Sự mất chất khoáng làm xương mềm và yếu. Bướu giáp là tình trạng tuyến giáp phì đại và làm phía trước cổ phình to. Bướu giáp thường do thiếu iôt gây nên.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là do sử dụng phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm, hoá chất hoặc độc tố. Một số loại thực phẩm bị ô nhiễm do môi trường sống của chúng (hải sản bị ô nhiễm do chất ô uế thải xuống biển). Vi khuẩn lis – teria co thể nhiễm vào phô – mai mềm hay patê từ tay bẩn hoặc bảo quản không đúng cách. Một số loại thực phẩm có chứa sẵn độc tố tự nhiên (như nấm độc, đậu tây, cá lóc,cóc cần phải chế biến đúng cách)
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn là sự mẫn cảm quá mức hoặc bất dung nap với chất ăn uống nào, hoặc do hệ miễn dịch hoặc phản ứng một cách bất thường với một vài loại thực phẩm như sữa, trứng, lúa mỳ, dâu hay nghêu, sò, tôm, cua. Quá mẫn cảm hoặc bất dung nạp thức ăn có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có lễ vì thiếu enzyme làm thức ăn không được tiêu hoá đúng cách; dị ứng với hoá chất, như với các chất phụ gia hay gia vị; hoặc các nguyên nhân tâm lý, như tín ngưỡng hoặc tổn thương tâm lý liên quan đến vài loại thực phẩm nào đó. Triệu chứng dị ứng thức ăn bao gồm hen phế quản, hội chứng đại tràng kích thích, trầm cảm, mệt mỏi, buồn nôn, viêm (nhất là ở da vàkhớp), sốt rơm và đau nửa đầu. Dị ứng thức ăn đang gia tăng trên khắp thế giới, tình trạng này được cho là có liên quan đến tình hình ô nhiễm ngày càng trầm trọng, hoá chất sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất và chế biến thức ăn. Phụ nữ thường hay dị ứng thức ăn hơn đàn ông, những phụ nữ dễ dị ứng thường sinh ra con cũng dễ dị ứng. Xác đinh tác nhân gây dị ứng thức ăn không dễ dàng. Cách chuẩn đoán tốt nhất là dùng chế đọ ăn loại suy, tức tạm thời loại khỏi khẩu phần ăn 1 loại thưc phẩm nào đó để theo dõi
Béo phì là khi lượng mỡ trong cơ thể vượt quá tỉ lệ cho phép (trên 30% thể trọng). Béo phì hầu như là bệnh của các nước công nghiệp hoá, người ta ước tính có khoảng 10% dân số Anh và Mỹ bị béo phì. Trong khi các tệ nạn phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, tàn tật đã dần được bài trừ ở các nước phương Tây, thì nạn phân biệt đối xử với người béo phì bắt nguồn từ trường học đang lan vào cuộc sống. Tệ nạn này thường gây hậu quả tâm lý nặng nề ở người phụ nữ, và làm cho nhiều người thiếu tự tin về bản thân.
Béo phì có thể dẫn đến các hậu quả như ung thư, viêm khớp, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim.
Chứng háu ăn thần kinh
Khi mắc phải chứng này, người bệnh sẽ ăn rất nhiều trong 1 thời gian ngắn để rồi sau đó cảm thấy khó ở hoặc phải dùng thuốc xổ để ngăn cản sự tiêu hoá thức ăn. Chứng háu ăn thần kinh thường có liên quan đến cảm giác bất lực hoăc lo lắng tương tự như chứng biếng ăn.
Nôn mửa nhiều lần có thể dẫn đến sâu răng do axit dịch vị trào ngược ra miệng và tiếp xúc với răng.
(St)