Bệnh tiểu đường có ăn sữa chua được không? Bệnh tiểu đường ăn sữa chua rất tốt vì trong sữa chua có chất tốt cho hệ tiêu hóa.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NÊN ĂN SỮA CHUA?
Bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết trong máu thường cao hơn so với bình thường. Điều trị tiểu đường bao gồm 3 công việc quan trọng và không thể tách rời đó là chế độ ăn, thuốc hạ đường máu và tập luyện. Chế độ ăn ở ngươời bị tiểu đường thường dựa theo nguyên tắc như sau:
1. Ăn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp như những ngũ cốc như ngô, khoai sọ, không nấu hoặc nướng nhừ ngũ cốc, bánh mì đen..Không ăn những chât ngọt được làm sẵn như bánh ngọt, kẹo, đường kính, các loại chè...
2.Không kiêng khem quá mức dễ dẫn tới hạ đường huyết đột ngọt gây hôn mê do hạ đường huyết, suy nhược cơ thể vì thiếu dinh dưỡng.
3. Hạn chế ăn nhiều mỡ như mỡ bò, lợn, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế muối...hạn chế ăn những thức ăn giàu calo như đồ chiên xào nhiều, nên ăn nhiều chất xơ và bổ sung thêm vitamin.
Sữa chua là đường Láctasa trong sữa đã được lên men, rất tốt cho hệ tiêu hoá đặc biệt là bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa cho người không dung nạp được đường Lactosa trong sữa. Mẹ bạn cũng có thể sử dụng được sữa chua nhưng nên chọn loại sữa không có bổ sung thêm đường và nên theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm tra.
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. Rau xanh
Rau bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ. Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin).
2. Hoa quả
Hoa quả cũng có lợi cho sức khỏe như rau, giàu dinh dưỡng, ít chất béo, giàu chất xơ, và chứa ít calo hơn hầu hết các loại thực phẩm khác.
Hơn cả, hoa quả còn có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thần kinh, bảo vệ mắt và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên trong hoa quả có nhiều đường và calo hơn trong rau, do đó cũng không nên ăn vô điều độ
Nên ăn hoa quả tươi hơn là uống các loại nước ép. Nhiều dưỡng chất và chất xơ có trong da, thịt và hạt của hoa quả, do đó chúng sẽ dễ mất đi khi bị xay thành nước uống, trong khi lượng calo và đường lại vẫn giữ nguyên.
3. Quả mâm xôi
Quả mâm xôi giàu chất xơvà polyphenol, một chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ăn loại quả này trong 8 tuần có những biểu hiện giảm huyết áp và tăng lượng cholesterol HDL có lợi.
4. Quả chà là
Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường, chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.
5. Đậu (hạt)
Đậu là một nguồn chất xơ dồi dào, không chỉ tạo cảm giác no lâu mà còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tránh cho lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn. Nó còn hiệu quả tới mức có thể giúp giảm tổng lượng đường trong máu. Các loại đậu đóng hộp, đậu tách hạt, súp đậu lăng hay đỗ đen là những lựa chọn tuyệt vời.
6. Ngũ cốc
Ăn ngũ cốc cho bữa sáng sẽ giúp bạn hấp thu được nhiều chất xơ hơn. Nghiên cứu cho thấy những người ăn ngũ cốc giàu chất xơ vào buổi sáng sẽ ăn ít hơn trong ngày. Hãy chọn những loại ngũ cốc có chứa ít nhất khoảng 5 grams chất xơ cho mỗi phần ăn.
7. Lúa mạch
Lúa mạch giàu beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan. Nghiên cứu cho thấy beta-glucan có thể giảm lượng cholesterol LDL bằng cách ngăn không cho cơ thể hấp thụ chúng. Do giàu chất xơ, lúa mạch có thể giúp giảm lượng đường huyết đồng thời bổ sung canxi cho cơ thể.
8. Yến mạch
Cũng như lúa mạch và các loại đậu, yến mạch giàu chất xơ và có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ hòa toan được trong yến mạch giúp ổn định đường huyết.
9. Cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ)
Cá là nguồn protein dồi dào và là thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt, vốn nhiều chất béo hơn cá. Hơn nữa, một số loại cá giàu các axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có chỉ số triglycerides cao và nồng độ HDL thấp (một loại cholesterol có lợi). Axit béo omega-3
sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần. Những loại cá giàu omega-3 có thể kể đến như cá hồi, cá thu, cá ngừ.
10. Ức gà
Nhiều nạc và ít calo, không như thịt bò, ức gà có lượng chất béo bão hòa thấp, hạn chế được tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết.
11. Các loại hạt
Các loại hạt như quả hạch, hạnh nhân, hạt hồ đào, đậu phộng v.v. giàu chất béo có lợi giúp chống lại bệnh tim mạch. Những loại chất béo này đã được chứng minh là giúp giảm tình trạng đề kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn. Đồng thời loại thực phẩm này cũng giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào, tránh các tổn thương về mắt và thần kinh. Chúng còn giàu chất xơ và magie, đều tốt cho việc kiểm soát đường huyết. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung các loại hạt này vào chế độ dinh dưỡng còn giúp giảm cân nếu ăn đúng cách. Nên lưu ý là loại thực phẩm này chứa nhiều calo.
12. Hạt lanh
Hạt lanh là một loại hạt rất bổ dưỡng, chúng giàu chất xơ và axit alpha-linolenic (ALA), khi ăn cơ thể sẽ chuyển hóa thành omega-3 EPA và DHA. Trong một vài nghiên cứu lớn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tăng lượng ALA nạp vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Loại hạt này còn giúp giảm lượng cholesterol và đường trong máu.
13. Quả óc chó
Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều.
14. Dầu oliu
Dầu oliu tốt cho việc ổn định đường huyết bằng cách giảm tình trạng đề kháng insulin. Nhưng cũng cần lưu ý đến lượng dầu tiêu thụ trong khẩu phần ăn nếu không muốn bị tăng cân.
15. Sữa chua và các thực phẩm từ sữa
Sữa chua giàu protein và canxi. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi sẽ dễ dàng giảm cân hơn và giảm nguy cơ bị đề kháng insulin. Hãy chọn các loại sữa chua tách béo kết hợp với trái cây tươi cho bữa sáng bổ dưỡng và tốt cho người bệnh tiểu đường.
16. Quế
Thành phần của quế khiến insulin hoạt động hiệu quả hơn, giúp tăng thu nhận đường vào các tế bào và giảm lượng đường trong máu. Rắc quế vào những món ăn ưa thích hoặc uống trà quế theo chế độ hợp lý sẽ rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy những người bị tiểu đường tiêu thụ khoảng ½ thìa cà phê quế mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng đường huyết một cách rõ rệt.
Chữa trị bệnh tiểu đường bằng món ăn hàng ngày
Tiểu đường là căn bệnh nan y của cả xã hội, đây là căn bệnh không thể chữa trị trong một sớm một chiều mà phải điều trị lâu dài, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh hiệu quả. Không chỉ có các thuốc tây y, nhiều bài thuốc điều trị bênh tiểu đường cũng cho kết quả rất tốt
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường bị nhẹ.
Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài): Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.
Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nấm xào thịt nạc thích hợp với bệnh tiểu đường có gan nhiễm mỡ mãn tính, khí huyết hư nhược
.
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.
Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.
Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.
Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.
Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.
Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30 – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.
Tác dụng của bí ngô đối với bệnh tiểu đường
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.
Bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao bí ngô hoàn toàn “vô hại” đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (chỉ số GI): Đây là một chỉ số dùng để đo mức độ đường chứa trong mỗi loại thực phẩm có tác dụng làm tăng mức độ đường trong máu của bạn. Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: khoai tây, khoai lang, gạo…, đây là những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn. Mặc dù bí ngô chứa nhiều tinh bột, nhưng chỉ số đường huyết của nó rất thấp.
- Bí ngô giúp hồi phục tuyến tụy: Như chúng ta đã biết, tuyến tụy cơ quan sản sinh ra insulin, và bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu quá trình này bị rối loạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong máu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, đây quả thực là một “bài thuốc” dân gian hữu ích đối với những bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng mứt bí ngô thì không.
Do đó, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và mong muốn “bài thuốc” dân gian này sẽ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, xa hơn là giúp bạn chữa khỏi căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điểm trong cách chế biến bí ngô như sau:
- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.
- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vì thể, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.
- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vào rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp
Thực phẩm nào bệnh nhân tiểu đường nên tránh?
Những năm gần đây, số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng, trẻ hoá độ tuổi. Nguyên nhân một phần do lối sống, ít vận động của con người.
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…
Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.
Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:
Trái cây khô
Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.
Nước trái cây
Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh minh họa)
Gạo
Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.
Đường mía
Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.
Chất béo và kẹo
Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.
Sữa
Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Bỏng ngô
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? -
Nước chè chữa bệnh tiểu đường
Tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học
(ST)