Cùng tham khảo những hướng dẫn làm rượu dâu tằm đúng cách nhé. Dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được nhiều người ưa chuộng
Cách ngâm rượu Dâu Tằm
Trong các loại trái cây, trái dâu cũng góp phần đem lại cho con người thật nhiều công dụng về mặt sức khỏe. Dâu thì có rất nhiều loại. Nào là đâu tây, dâu xanh, dâu đen…Ở Việt Nam thì các loại dâu đều mắc tiền cả. Chỉ có loại dâu đen, còn gọi bằng tên khác là dâu tằm là rẻ hơn các loại kia. Thế nhưng loại dâu tằm lấy trái cũng chỉ được trồng nhiều ở Dalat. Ở các vùng khác như Bảo Lộc chẳng hạn, người ta trồng chủ yếu để lấy lá nuôi tằm thôi.
Quả dâu tằm khi chín màu tím sậm gần như tím đen. Loại quả này giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu tằm có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí…
Với những đặc tính quý như vậy nên có một hũ rượu dâu tằm trong nhà cũng nên phải không các bạn. Làm rượu từ dâu tằm rất dễ các bạn ạ. Dưới đây là công thức, các bạn có thể tham khảo để ngâm cho mình một hũ rượu ưng ý nhé.
Nguyên liệu
5 kg dâu tằm
3 kg dường trắng
1 chai rượu trắng
1 cái hũ thủy tinh to (tuyệt đối không dùng hũ nhựa)
Cách làm:
- Dâu mua vể rửa sạch, để ráo nước.
- Bỏ vô hũ thủy tinh cứ 1 lớp dâu, 1 lớp đường, ….trên cùng là 1 lớp đường. Đậy kín nắp và ủ trong vòng 1 tháng dâu sẽ tự ra nước. Khoảng 2 tuần một lần dùng vá sạch nhấn đè cho phần dâu ở phía trên cùng ngấm đều .
- Sau một tháng, bạn cho chai rượu vang hoặc rượu đế vô hủ dâu , đậy kín ủ tiếp 1 tháng nữa. Lần này xác dâu sẽ nhừ nát. Khi dùng, bạn ép trên rây để loại bỏ bã. Rượu dâu đậm hương vị thơm ngon mà màu lại rất đẹp.
- Bạn có thể uống với đá viên hoặc không cần nước đá rượu vẫn ngon vô cùng. Ấy nhưng nhớ là nếu uống với nước đá thì có thể dùng cái ly hơi lớn một chút. Còn không dùng nước đá thì, ly be bé thôi đấy.
Rượu được lọc qua rây để loại bỏ bã
Rượu đã lọc
Có điều các bạn nên lưu ý là đừng thấy rượu thơm và ngọt mà làm tới nhé. Lúc đầu chỉ hơi bừng bừng một chút thôi nhưng nếu uống nhiều sẽ say tới bến luôn đó.
Nghe người ta ca tụng công dụng của trái dâu tằm tôi cũng phát mê. Thích nhất là rượu dâu tằm có thể làm cho tóc bạc đen lại. Thế nên cũng bon chen ngâm tới mấy hũ lận. Uống vào thì cũng thấy tóc đen trở lại có điều phải có sự trợ giúp của Bigen cơ. Hay là uống ít quá chưa đủ đô nhỉ? Đã thế, cứ uống. Không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang. Cùng lắm thì bổ ngửa có sao đâu. Cũng là bổ mà!!!
Bạn nào thích, tôi sẽ gửi tặng các bạn để xem rượu dâu tằm bổ kiểu gì nhé.
CÁCH LÀM NƯỚC GIẢI KHÁT DÂU TẰM
Ngoài ra các bạn có thể ngâm làm nước uống giải khát mùa hè như sau:
Dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước. Dâu có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được nhiều người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, trong đó quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ thận, máu, và giải khát rất tốt...
Cách làm nước dâu tằm rất dễ, chị em hãy thử nhé!
Nguyên liệu:
- Dâu tằm: 2 kg
- Đường: 800 gr – 1 kg
Thực hiện:
Bước 1: Dâu tằm đem thả vào chậu nước đầy, dùng tay khoắng nhẹ để rửa sạch cát, bụi bám vào dâu. Rửa khoảng vài nước, cho đến khi dưới đáy chậu không còn cát đọng lại là được. Vì dâu tằm rất dễ bị nát nên các thao tác nên làm nhẹ nhàng và nên rửa từng ít một. Hoặc có thể cho một ít dâu vào rổ rồi xả dưới vòi nước.
Bước 2: Đun sôi một nồi nước to với một chút muối, để cho nước nguội bớt (khoảng 70 độ). Thả một ít dâu vào ngâm khoảng 1- 2 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước, làm cho đến hết số dâu.
Bước 3: Rải một lớp dâu vào khay (hộp, lọ, xoong) lớn rồi lại rải một lớp đường lên trên. Cứ rải một lớp dâu lại đến 1 lớp đường cho đến khi hết dâu và đường, rồi đậy kín lại. Ngâm dâu qua đêm, sáng hôm sau dâu sẽ tiết ra rất nhiều nước và đường thì tan hết.
Bước 4: Cho tất cả dâu, nước dâu vào nồi đun sôi thì hạ lửa nhỏ để dâu sôi trong khoảng 40 – 45 phút.
Bước 5: Để nồi dâu nguội bớt, gạn lấy phần nước cốt dâu, cho vào lọ thủy tinh. Chờ khi nước dâu nguội hẳn thì đậy nắp lọ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Bước 6: Cho phần quả dâu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho thêm chút đường nữa nếu dâu chưa đủ ngọt. Cho phần dâu xay nhuyễn này lên bếp sên cho đến khi đặc quánh lại thì tắt bếp. Để cho mứt dâu nguội hẳn, cho vào lọ thủy tinh rồi cũng bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Những hôm trời nóng chỉ cần rót một ít nước dâu tằm vào cốc, thêm nước và đá là đã có một cốc siro dâu mát lạnh để giải nhiệt rồi.
Phần mứt dâu có thể đem dùng để làm kem, ăn kèm bánh mì…
(ST)