Qủa La Hán chữa bệnh tiểu đường?Để thay thế cho đường mía (sucrose) không thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường, một số chất tạo vị ngọt tổng hợp (như aspartame, saccharin, sucralose) hay trích từ cây Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana)… đã được sử dụng, nhưng chất ngọt từ La hán quả, vị ngọt cho người tiểu đường có lẽ ít được người chú ý đến.
TÌM HIỂU CÔNG DỤNG CỦA QUẢ LA HÁN
La hán quả là quả của cây Siraitia grosvernori, tên cũ là Momordica grosvernori hay Thladiantha grosvenori, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitacea).
Tên “La hán quả” được giải thích là do những truyền thuyết từ Trung Quốc: từ thời nhà Đường, Quế Lâm là một trung tâm của Phật giáo, có rất nhiều ngôi chùa. Các tu sĩ Phật giáo được cho là đã dùng quả của cây này làm thực phẩm thường ngày nên đã giúp cơ thể dẻo dai, chống bệnh và trường thọ cùng sự luyện tập võ nghệ để phòng thân. Tên La hán quả cũng còn liên hệ đến những môn võ nghệ nổi tiếng như “Thập bát La hán quyền”, “Thập bát La hán trận” của chùa Thiếu Lâm…
Đặc tính thực vật
Chi Siraitia còn có thêm 4 loài khác: Siraitia siamensis phân bố tại Thái Lan, Siraitia sikkimensis và Siraitia silomaradjea tại Ấn Độ, Siraitia taiwaniana tại Đài Loan, cũng được gọi là La hán quả.
La hán quả thuộc loại dây leo, lưỡng niên, rụng lá theo mùa, có thể dài từ 3 - 5 m, mọc phủ lên các cây khác bằng tua cuốn. Lá hẹp, hình trái tim, đầu nhọn dài 10 - 20 cm, rộng 3,5 - 12 cm. Hoa mọc thành chùm 2 - 3 hoa, hay 1 hoa, cuống hoa 3 - 5 cm. Cánh hoa mỏng, màu vàng nhạt. Quả hình cầu, đường kính 5 - 7 cm, màu xanh lục sẽ chuyển sang nâu khi khô. Thịt quả mọng nước, có vị ngọt và mùi thơm, trong chứa nhiều hột cỡ hột Khổ qua, dài chừng 15 - 18 mm, ngang 10 - 12 mm.
Cây mọc hoang và được trồng tại vùng Tây Nam Trung Quốc, phần lớn tại Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu, Hồ Nam… đa số thành phẩm thương mãi là từ vùng cao nguyên Quế Lâm.
Các tài liệu ghi chép từ 1813 cho thấy cây đã được trồng tại tỉnh Quảng Tây. Hiện nay tại vùng cao nguyên Quế Lâm có những đồn điền trồng La hán quả rộng trên 16 km2, cung cấp mỗi năm trên 10 ngàn quả. Thành phố Long Giang (Longjiang) được xem là “Nhà của quả La hán” và đa số các hãng dược phẩm sản xuất các thành phẩm từ La hán chọn thành phố này làm nơi đặt trụ sở.
(Tại Việt Nam, có một loài tương cận: Momordica tonkinensis hay Thladiantha tonkinensis gọi là cây Khố áo, mọc tại miền Bắc, quả chưa được nghiên cứu nhiều).
Thành phần hóa học
Quả chứa:
Các đường hữu cơ như fructose, glucose...
Các terpen glycosid gọi chung là mogrosid, trong đó một số chất đã xác định được công thức như siomenosid I, neo mogrosid, mogrosid từ 1 đến 6 (mogrosid 5 chiếm từ 0,81 đến 1,29%), iso-mogrosid-5, oxo-mogrosid-5.
Các 28-norcucurbitacins như siraitic acid A, B, C, D và E.
Hợp chất protein monogrosvin có hoạt tính gây ngưng hoạt động của các ribosome. (Life Science Số 68-2001).
Chất ngọt từ quả La hán: mogrosid
Quả La hán được thu hoạch lúc còn xanh và chuyển sang màu đen sau khi được phơi khô. Vị ngọt của quả là do một nhóm glycosid loại terpen, gọi chung là mogrosid, chiếm khoảng 1% phần thịt của quả, tính theo trọng lượng. Cả quả khô lẫn quả tươi đều được dùng để chiết, và cho một chất bột có thể chứa ít nhất là 80% mogrosid. Các mogrosid đã được phân biệt và định danh từ 1 đến 5, chất chính là mogrosid-5 (trước đây được gọi là esgosid). Một số hợp chất tương tự trong quả La hán được gọi là siamenosid, neomogrosid...
Hỗn hợp mogrosid trong quả La hán cho vị ngọt cao hơn đường mía khoảng 300 lần (tính theo trọng lượng), như thế bột chiết 80% sẽ ngọt hơn đường mía gấp 250 lần. Trong khi đó mogrosid nguyên chất có thể ngọt gấp 400 lần đường mía. Iso-mogrosid-5 ngọt hơn đường khoảng 500 lần.
Năm 1995, Công ty P&G (Procter and Gamble) đã cầu chứng một bằng sáng chế để chế tạo một chất ngọt từ quả La hán. Theo các mô tả trong bằng sáng chế thì quả La hán, tự bản chất, tuy ngọt nhưng còn có kèm thêm khá nhiều vị khác nên không thể dùng trực tiếp làm chất tạo vị ngọt, và Công ty P&G đã phát minh ra một phương pháp chế biến để loại các vị không cần thiết. Mặt khác quả La hán rất ít khi được sử dụng dưới dạng quả tươi do các khó khăn trong việc tồn trữ, đồng thời vị của quả tươi cũng không hấp dẫn lắm, khi lên men còn tạo thêm các vị lạ và chất pectin trong quả lại chuyển sang dạng nhớt. Do đó quả thường phải phơi khô và đây là dạng được bán tại các tiệm thuốc bắc. Quả La hán được sấy khô trên chảo, giữ được quả lâu hơn và loại được một số hợp chất bốc hơi, nhưng lại tạo ra các vị đắng và chát. Các vị này giới hạn việc dùng quả trực tiếp và bột trích từ quả, nếu muốn dùng trong trà hay trong cháo thường phải kèm theo với đường mía hay mật ong.
Trong phương thức chế biến của P&G, quả La hán được thu hái trước khi chín hẳn và được tồn trữ đến giai đoạn “chín vừa đủ”, sau đó loại bỏ hạt và vỏ, rồi nghiền nát để lấy nước cốt hay khối nhão và dùng các dung môi để loại các tạp chất và những mùi vị không cần đến... Hiện nay trên thị trường có bán một số sản phẩm tạo vị ngọt từ mogrosid.
Mogrosid-5 tinh chế đã chính thức được phép dùng tại Nhật để làm chất tạo vị ngọt. Các glycosid loại cucurbitan từ quả La hán đã được đánh giá về độ ngọt bằng cách dùng các thử nghiệm điện - tâm lý và phản ứng nhận định, thử trên bọ gerbil. Bọ được huấn luyện để biết tránh ăn chất ngọt từ đường mía và kết quả ghi nhận là mogrosid-5 có tác dụng kích thích các thụ thể vị giác gây các phản ứng thuận lợi của bọ, chấp nhận vị ngọt của mogrosid (Journal of Natural Products Sô 53-1990).
Các hoạt tính dược lực của glycosid trong quả La hán
Ngoài vai trò dùng làm chất tạo vị ngọt, các glycosid trích từ quả La hán còn có một số dược tính khác như:
Làm hạ đường trong máu: thử nghiệm trên chuột, chất trích thô từ quả và các glycosid loại triterpen của quả có khả năng ức chế sự gia tăng độ glucose trong máu sau khi ăn, tác dụng xảy ra rất nhanh: chỉ cần cho chuột dùng các chất này 3 phút trước khi cho ăn maltose. Hiệu ứng được giải thích là do ức chế men maltase (Journal of Agricultural and Food Chemistry Số 53-2005). Trong một thử nghiệm khác, mogrosid được so sánh với một thuốc đặc chế Tiêu khát hoàn (XiaoKeWan), thường dùng để trị tiểu đường tại Trung Quốc. Kết quả ghi nhận, mogrosid có khả năng giúp hạ đường huyết, hạ lipid nơi chuột bị gây bệnh bằng alloxan (Nutrition Research Số 28-2008).
Hoạt tính chống oxy hóa: chất trích từ quả La hán và các glycosid như mogrosid-4, mogrosid-5, 11-oxo-mogrosid-5, siamenosid... ức chế được các tiến trình gây oxy hóa loại do đồng làm trung gian, loại oxy hóa lipoprotein có phân tử lượng thấp… các phản ứng chống oxy hóa này tùy thuộc lượng sử dụng. 11-oxo-mogrosid được xem là có hoạt tính mạnh nhất. Cũng trong thử nghiệm in vivo này, các khả năng thu nhặt các gốc tự do của trích tinh quả và mogrosid được ghi nhận là yếu hơn vitamin E (International Journal of Food Science and Nutrition Số 58-2007).
Khả năng chống ung thư: các thử nghiệm trên thú vật ghi nhận các glycosid loại cucurbitan trích từ quả La hán có thể có một số hoạt tính ngừa ung thư.
Dịch chiết bằng alcol từ quả có hoạt tính ức chế sự khởi hoạt của siêu vi Epstein-barr, mạnh hơn hoạt tính của beta-caroten (Cancer Letter Số 198-2003). Khi cho chuột bị gây ung thư da, dùng mogrosid-5 hay 11-oxo-mogrosid-5, trong 10 - 15 ngày liên tục, các tiến trình ung thư chậm lại, số bướu papilloma cũng giảm hạ (so với chuột đối chứng). Khi thử trên chuột bị gây ung thư bằng peroxynitrit, các đáp ứng cũng xảy ra tương tự (Pure Applied Chemistry Số 74-2002).
Hoạt tính chống dị ứng, kháng histamin: khi cho chuột dùng chất trích từ quả liều duy nhất 300 mg/kg, chuột bị gây dị ứng không còn phản ứng ngứa gãi da, liều 1.000 mg/kg làm mất phản ứng gãi mũi… Các liều dùng mỗi ngày 300 mg và 1.000 mg lặp lại sau 2 đến 4 tuần cho thấy các hiệu ứng chống histamin được tích lũy dần dần… (Biology and Pharmacy Bulletin Số 28-2005).
Các phương thức sử dụng và thành phẩm từ quả La hán
Dược học cổ truyền Trung Quốc không ghi chép gì về vị thuốc La hán quả, có lẽ do ở sự kiện kém phổ biến của quả, chỉ tập trung tại vài địa phương giới hạn ở phía đông nam Trung Quốc. La hán quả chỉ trở thành phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Dược điển Trung Quốc in 1995 thì có ghi: La hán quả (Luohanguo) là quả phơi khô của dây Momordica grosvenori có tính giải nhiệt, mát phổi và tư giãn đại tràng. Dùng trị ho khan, viêm họng, viêm thanh quản do nhiệt phổi và táo bón.
Những tài liệu đầu tiên về La hán quả bằng Anh ngữ được công bố vào năm 1938, ghi nhận La hán quả được dùng làm một thành phần trong các loại “nước mát” giúp trị các triệu chứng “nóng nhiệt” trong người, và nấu hầm trong các món cháo với thịt heo nạc để trị các chứng nhiệt phổi và ho…
La hán quả được đưa vào Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20. Bộ canh nông Hoa Kỳ ghi nhận sự có mặt của quả La hán vào năm 1917 và các nghiên cứu về chất ngọt từ quả La hán chỉ được bắt đầu từ 1975 từ các bài viết của C.H. Lee và của Tsunematsu Takemoto…
Trong tập sách “Fruits as Medicine”, trang 104 các tác giả Dai Yin-Fang và Liu Cheng-Jun đã ghi lại các phương thức sử dụng trong dân gian như sau:
Trị “cảm nóng” và khát: lấy 1 quả La hán, bổ đôi, quậy đều trong nước sôi. Uống thay trà.
Viêm cổ họng cấp tính hay kinh niên, mất tiếng: lấy nửa quả La hán và 3 - 5 quả Lười ươi (Sterculia lychnophora Hance). Nấu vừa đủ với nước, và ngậm nuốt từ từ.
Ho kinh niên: nấu chín La hán quả với nước vừa đủ, uống mỗi ngày 2 lần.
Táo bón nơi người cao niên: dùng 2 quả La hán, lấy phần thịt và hạt, nấu chín từ từ và uống trước khi đi ngủ. Buổi tối nên ăn 1 muỗng canh dầu mè (chan vào cơm).
Tiểu đường và dùng thay cho đường: uống nước nấu La hán quả hay thêm vào thức ăn khi cần đến đường.
Trên thị trường “thuốc bắc” có nhiều thành phẩm chế tạo từ quả La hán như:
+ Luo Han Guo Chong Ji, trích tinh từ quả, cô đặc thành khối, thường dùng làm thuốc ho, khan tiếng; hoặc pha thành nước giải khát.
+ La hán quả dùng chung với Bạch quả trị ho.
+ La hán quả chung với Cúc hoa trị “nóng nhiệt”, nhức đầu...
Để tốt cho gan và đường tiêu hoá, hàng ngày, bạn có thể dùng 15-30g Bung lai khô đun sôi và dùng nước uống thay trà. Để trị giun sán cho trẻ, bạn chỉ cần lấy lá Bung lai đem hơ sấy trên than rồi sắc lấy nước cho trẻ uống. Không chỉ có tác dụng trị những bệnh trên, cây Bung lai còn được dùng để thanh giải chứng sưng thũng vàng da, giải độc rắn cắn, trị sốt, thương hàn, chữa bệnh eczema và ghẻ ngứa.
Cùng với cây Bung lai thì quả La hán cũng là một trong những vị thuốc quí trong Đông Y. Với vị ngọt, tính mát, không độc, La hán quả có tác dụng nhuận phế lợi hầu, hóa đàm chỉ khái, nhuận tràng thông tiện, có tác dụng hữu hiệu trong chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Để chữa viêm họng: Lấy quả la hán thái hãm với nước sôi, uống thay nước trong ngày.
- Chữa mất tiếng: La hán 1 quả, thái lát, thêm lượng nước thích hợp sắc lên, chờ nguội, chia ra uống nhiều lần, mỗi lần một ít.
- Chữa ho gà: La hán 1 quả, hồng khô 25g, sắc nước uống; Hoặc dùng trái la hán 1 quả, phổi lợn 40g (bóp hết bọt), hầm chín, thêm gia vị vào ăn.
- Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc quánh: La hán quả 20g, Tang bạch bì 12g, sắc nước uống trong 7-10 ngày.
- Bổ phế, hỗ trợ trong điều trị ho lao: La hán quả 60g, thịt lợn nạc 100g; hai thứ đều thái lát, thêm lượng nước thích hợp, hầm chí, thêm chút muối, ăn trong bữa cơm.
- Chữa táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm mật ong uống trong ngày.
Trà La hán là thứ nước giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với những người thể tạng nóng trong, đặc biệt là những người bị đái tháo đường hay béo phì. Uống quả La Hán trong mùa hè có thể trị say nắng, giảm nhiệt. Vào mùa Đông, dùng món này sẽ làm mềm và giữ ấm cổ họng.
CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QỦA KHÁC
Quả hạnh nhân giàu chất xơ, protein và cung cấp nhiều năng lượng. Một nhúm quả hạnh nhân chứa 164 calory năng lượng, 7Gm protein có thể giúp cơ thể khắc phục cảm giác đói và giúp con người kiểm soát được lượng thức ăn. Quả hạnh nhân cũng giúp phát triển bộ xương khỏe mạnh ở trẻ em đang lớn.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học y và nha khoa tại New Jersey, Trường West Chester University ở Pennsylvania và Trường Loma Linda University ở California (Mỹ) cũng đều khẳng định nếu ăn quả hạnh nhân thường xuyên có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
Quả hạnh nhân giàu chất xơ, protein và cung cấp nhiều năng lượng
Một chế độ ăn kiêng, trong đó lượng quả hạnh nhân chiếm 20% lượng calory đưa vào cơ thể trên 16 tuần cho thấy tín hiệu cải thiện rõ rệt khả năng sản xuất insulin và làm giảm đáng kể lipoprotein cholesterol mật độ thấp (LDL-C), loại cholesterol bám vào thành động tĩnh mạch ngăn cản lưu thông máu ở người trưởng thành ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Ưu điểm của việc sử dụng quả hạnh nhân là ăn ngon và có thể ăn ở bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo bác sỹ Gupta, ăn quả hạnh nhân cần phải kết hợp với việc tính toán lượng calory hợp lý đưa vào cơ thể mới có hiệu quả chữa bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường phát sinh khi cơ thể giảm khả năng sản xuất hoóc môn insulin có chức năng kiểm soát mức độ đường trong máu. Người mắc căn bệnh này có các triệu chứng mệt mỏi, khát nước quá mức và hay đi tiểu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ấn Độ hiện là nước có số người mắc bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới với 50,8 triệu người, tiếp theo là Trung Quốc với 43,2 triệu người. Dự kiến tới năm 2030, số người mắc căn bệnh này ở Ấn Đô sẽ tăng tới 87 triệu người.
Một trong các nguyên nhân chính khiến số người mắc bệnh tiểu đường tăng mạnh ở Ấn Độ là do chế độ làm việc tĩnh tại và sử dụng nhiều thức ăn nhanh.
CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG Ở NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Ở bệnh nhân cân nặng bình thường (tiểu đường phụ thuộc Insulin hay không phụ thuộc Insulin), chế độ ăn kiêng phải được chuẩn về chất lượng (hạn chế gluxit và lipit) và cố định về số lượng.
Chế độ ăn kiêng cần được điều chỉnh theo từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.
Trong những ngày đầu hay trong những tuần đầu tiên, thức ăn phải được cân để sau đó bệnh nhân biết cách ước tính trọng lượng của các loại thực phẩm một cách tương đối.
Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng: Nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động
Thể trạng |
Lao động nhẹ |
Lao động vừa |
Lao động nặng |
Gầy |
35 Kcal/kg |
40 Kcal/kg |
45 Kcal/kg |
Trung bình |
30 Kcal/kg |
35 Kcal/kg |
40 Kcal/kg |
Mập |
25 Kcal/kg |
30 Kcal/kg |
35 Kcal/kg |
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.
Một số áp dụng trên thực tế:
- Thực phẩm cung cấp gluxit : Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
- Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit
- Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.
1. Đối với thức ăn chứa tinh bột:
Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.
2. Đối với chất đạm:
Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.
3. Đối với chất béo:
Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè
4. Rau, trái cây tươi:
Một ngày bệnh nhân tiểu đường (đái đường) nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...
5. Chất ngọt
Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.
Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.
Ăn kiêng như thế nào?
-Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
-Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.
-Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.
Các thực phẩm như trái cây (nhất là lê, táo), rau, đậu, ngũ cốc có thể cung cấp cho cơ thể một lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể) điều đó sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp.
Nếu cần: - 1200-1600 Kcalo/ngày thì nên chia ba bữa theo tỉ lệ 1/3 - 1/3 - 1/3
- 2000-2500 Kcalo/ngày thì nên chia bốn bữa theo tỉ lệ 2/7 - 2/7 - 2/7 - 1/7
- trên 2500 Kcalo/ngày thì nên chia năm bữa theo tỉ lệ 2/9 - 2/9 - 2/9 - 2/9 - 1/9
Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.
Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường. Chất xơ cũng còn có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật, thường có trong cám ngũ cốc, khoai tây, rau xanh, trái cây nhất là các loại họ đậu.
Vì thế người ta khuyên nên ăn gạo không chà kỹ quá. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Bài thuốc 1:
Lục vị địa hoàng hoàn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g. Xay khô, tán bột, luyện mật làm hoàn, viên bằng hạt ngô. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên, uống với rượu loãng.
Bài thuốc 2:
Lục vị địa hoàng gia thạch hộc thiên hoa phấn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, thiên hoa phấn 12g, thạch hộc 12g. Sắc lấy 400 ml; uống 4 lần (ngày 3 lần, tối 1 lần).
Bệnh tiểu đường lâu ngày:
Bệnh tiểu đường lâu ngày với đủ các triệu chứng của tiêu khát kèm theo đau lưng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng hoặc ngũ canh tiết tả, sôi bụng, da sạm đen, mắt thâm quầng, mạch hư nhược. Dùng bài Tam nhân lộc nhung thang: sơn thù du 16g, ngưu tất 12g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g, lộc nhung 12g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, thục địa 16g, hoàng kỳ 12g, nhục thung dung 12g, kê nội kim 8g, phá cố chỉ (tẩm muối sao) 8g, nhân sâm 8g, ngũ vị tử 6g. Để riêng lộc nhung; các vị sắc lấy 400ml nước, cho lộc nhung vào đun tan. Uống nóng 4 lần (ngày 3 lần, tối 1 lần). Có thể làm viên hoàn dùng dần.
Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường bị nhẹ.
Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài): Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.
Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.
Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.
Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.
Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.
Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30 – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.
Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.
YOGA cho người bệnh tiểu đường
Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động
Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên” và “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.
Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường
Thế đầu tựa gối
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.
Thế căng giãn lưng
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.
Thế rắn hổ mang
Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.
Thế vặn cột sống
Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.
Cơ chế tác dụng của các tư thế
Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị
Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.
Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản
Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.
Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý
Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.
Lưu ý
Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa.
Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra.
Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ “căng giãn” hoặc “ép sát” sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu.
Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ “buông lõng toàn thân”.
Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài.
Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./.
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
(ST)