Rau cần tây chữa bệnh tiểu đường rất tốtRau cần tây là loại rau ăn được di thực về nước ta từ lâu, là thực phẩm rất quen thuộc với người dân. Thành phần hóa học: Toàn cây có chứa tinh dầu; ngoài ra còn có đường saccarose, glucose, fructose, nước; protein; chất béo; các vitamin A, B1, B2, PP, đặc biệt vitamin C với hàm lượng cao
RAU CẦN TÂY CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
. Trong 100g lá rau có tới 200mg vitamin C, nên chỉ cần ăn 30g lá mỗi ngày là đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể con người.
Theo Đông y, rau cần tây vị ngọt hơi đắng, tính lương, vào can phế vị. Tác dụng: bình can thanh nhiệt, khu phong lợi thấp. Do mùi vị đặc biệt vừa được làm rau ăn vừa làm thuốc. Dùng cho trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, tiểu đục do viêm sỏi đường tiết niệu... Liều dùng, cách dùng: 50 - 100g, nấu xào, nước ép tươi.
Nước ép cần tây. |
Một số cách dùng rau cần tây làm thuốc:
Nước ép lá cần tây 50ml, nước ép cà rốt 50ml, nước ép cà chua 50ml. Trộn đều, uống 1 lần trong ngày. Thuốc bổ dưỡng, kích thích thần kinh, làm cơ thể nhẹ nhõm và thân hình sẽ thon thả hơn.
Cần tây 250g sắc với 1 lít nước. Lấy nước ngâm chân. Chữa chân nứt nẻ. Nếu sắc với 2 - 3 lít nước và dùng nước để gội đầu làm bền chân tóc và bóng mượt tóc.
Nước ép ngó sen, rau cần tây: Nước ép cần tây 50ml, nước ép ngó sen tươi 50ml, nước ép củ cải trắng 30ml, sirô ô mai 5 giọt. Các loại nước ép và sirô ô mai cùng trộn đều, uống với nước lọc hoặc nước sôi. Mỗi ngày 1 lần. Dùng vào đợt kinh kỳ hằng tháng trong 5 ngày liền. Dùng cho trường hợp kinh nguyệt quá nhiều và dài ngày.
Cháo cần tây: Cần tây 200g, mơ hoặc mận ngọt 20g, gạo tẻ 60g. Cả ba thứ cùng đem nấu cháo, khi cháo được thêm đường phèn khuấy đều, chia ăn ngày 2 lần. Liên tục 7 - 14 ngày. Dùng cho trường hợp ù tai, điếc tai, giảm thính lực ở người cao tuổi hoặc do nhiễm độc các thuốc hóa chất.
Hoặc: rau cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Nấu cháo với 600 - 800ml nước, thêm chút muối và gia vị, chia ăn sáng và chiều. Ăn hằng ngày, dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường. Có thể xào cần tây với thịt cho chín tới, ăn đến khi có hiệu quả, không kéo dài.
Chè cần tây, bì sứa: Rau cần tươi 100g, bì sứa (hải triết bì) 50g. Rửa sạch thái lát, cho nước, nấu trong 20 phút cho chín, thêm 30g đường phèn khuấy đều. Ngày làm một lần chia 2 lần ăn. Dùng cho trường hợp viêm tuyến nước bọt.
Là loại rau quen thuộc, cần tây không chỉ dùng trong chế biến món ăn, mà còn là dược liệu chữa bệnh. Dưới đây là cách dùng rau cần để chữa 3 căn bệnh, theo lương y Hoài Vũ:
Cần tây chữa tiểu đường
1. Huyết áp cao
Lấy 250g rau cần (cả thân và lá) chần sơ qua nước sôi, cắt nhỏ, giã nát (hay xay nhuyễn) để vắt nước uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ sẽ có tác dụng giảm huyết áp, giải trừ cảm giác căng thẳng, khó chịu.
Lấy một lượng rau cần tươi vừa đủ, rửa sạch, luộc sơ nước sôi 1 – 2 phút, lấy ra cắt đoạn cho thêm muối ăn, dầu vừng, giấm… trộn để làm món ăn.
Ngâm hai bàn chân vào nước luộc rau cần khi còn ấm.
Rau cần 500g, luộc, cho thêm đường trắng vừa đủ, uống thay trà trong ngày.
2. Cholesterol trong huyết thanh cao
Rau cần tươi bỏ rễ, rửa bằng nước đun sôi để nguội, giã nhuyễn, ép lấy nước. Cho thêm lượng mật ong hoặc mật mía bằng nước ép rau cần, trộn đều để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Rau cần 10 cây, rửa sạch giã nhỏ, thêm 10 quả táo tàu, đun với nước. Mỗi ngày 2 lần uống, uống 15 – 20 ngày là một đợt điều trị.
Dùng 120g rau cần (cả rễ), rửa sạch, cắt nhỏ cho thêm gạo vừa đủ, nấu cháo, ăn thường xuyên.
3. Tiểu đường
Rau cần 500g rửa sạch vò nát, ép lấy nước. Uống ngày 1 – 2 lần. Dùng liên tục, có thể dùng nước sôi chần rau, vớt ra cắt khúc rồi trộn thêm gia vị để ăn.
Nấu cháo rau cần với gạo tẻ, ngày ăn 2 bữa vào buổi sáng và tối, ăn nóng. Món cháo này không những làm hạ đường trong máu mà còn bổ thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, ăn trong một thời gian dài. Món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường
'
Từ trước đến nay, bên cạnh chế độ thuốc men, chữa bệnh tiểu đường bằng ăn uống rất quan trọng, đó là thực hiện chế độ ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu.
Người bệnh tiểu đường không nên kiêng khem quá mức mà nên sử dụng đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp đủ calo cho cơ thể. Trong số báo này, chúng tôi giới thiệu một số món cháo, canh súp người bệnh tiểu đường nên ăn góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh.
CÁC LOẠI RAU QUẢ CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG KHÁC
|
Bắp cải. Ảnh: Internet |
Bắp cải
Theo Đông y, bắp cải có công dụng giải độc, lợi tiểu, hòa huyết, thanh phế, thanh nhiệt, sinh tân, giải khát, mát dạ dày, trừ đờm, chống suy nhược thần kinh, giảm đau, phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy ăn bắp cải thường xuyên có thể phòng bệnh ung thư dạ dày, ruột, thanh quản, thực quản, phổi, tiền liệt tuyến, bàng quang, hậu môn.
Ở phụ nữ nếu ăn 4 5 bữa bắp cải 1 tuần sẽ giảm được 74% mắc ung thư vú.
Tuy vậy trong bắp cải có chứa một lượng goitrin mặc dù có tác dụng chống oxy hóa nhưng gây bệnh bưới cổ, vì vậy những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ, suy thận không nên dùng. Những người táo bón, tiểu ít không bắp cải sống, bắp cải muối mà phải nấu chín.
Tiểu đường: bắp cải sẽ làm giảm quá trình đồng hóa gluxit và giảm đường huyết.
Béo phì: bắp cải ngăn gluxit chuyển hóa thành lipit, một trong những nguyên nhân gây béo phì.
Kháng sinh: nước ép bắp cải có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng. Đắp bắp cải ngoài da có thể chữa mụn nhọt và vết sâu bọ đốt.
Tim mạch: bắp cải có tác dụng hạ nhanh cholesterol trong máu, giảm bệnh xơ vữa mạch máu, thiểu năng mạch vành, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Giảm đau nhức: khi bị thấp khớp, đay dây thần kinh tọa, gout có thể lấy bắp cải ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau cũng có tác dụng tốt. Hoặc khi đau nhức khớp, nhức tay chân, nổi hạch thì lấy lá bắp cải cán giập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau cho kết quả tốt.
|
Rau cải xoong. Ảnh: Internet |
Rau cải xoong
Cải xoong có chứa nhiều sắt, nhiều iod giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, bệnh béo phì, bệnh ngoài da, bệnh xơ cứng động mạch ở người cao tuổi. Rau cải xoong còn có tác dụng chống oxi hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể đào thải chất độc, thông gan mật, lợi tiểu, thanh lọc nhiệt, khí ở phổi và dạ dày, giải nhiệt, cầm máu và chữa bệnh phổi.
Trị chứng viêm phế quản: dùng 100-200g rau cải xoong, 50g tía tô, 2-3 lát gừng tươi. Đem tất cả cho vào siêu đất, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc còn 1 bát thì chia làm 3 phần, uống 3 lần, mỗi lần 1 phần, cách nhau 3 giờ.
Giải nhiệt trừ đờm: dùng rau cải xoong, la hán quả nấu thành canh với thịt lợn nạc để ăn, cho kết quả tốt.
Thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể: khi mắc các chứng nóng trong người gây lở mồm, lở lưỡi, lở môi, chân răng bị chảy máu, niêm mạc mũi khô, mọc mụn nhỏ trong khoang mũi thì lấy cải xoong nấu canh với cà rốt để ăn rất tốt.
Trị chứng tiểu đường: khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên dùng món thuốc gồm rau cải xoong, cà rốt, cải bắp, củ cải, cần tây, tía tô, mỗi vị 10-15g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống. Kiên trì điều trị sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng lao phổi: người mắc bệnh lao phổi ngoài dùng thuốc tây y để điều trị thì có thể kết hợp dùng thêm bài thuốc gồm: 150-200g rau cải xoong cùng một ít vỏ quýt phơi khô nấu nước khoảng 4-5 giờ, uống khi thuốc còn ấm để làm sạch máu và giải độc cho phổi.
|
Canh rau ngót nấu thịt là món ăn vừa ngon, vừa bổ. Ảnh: Internet |
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát hơi lạnh có tác dụng chữa chứng táo bón, sát trùng, tiêu viêm, bổ huyết, giải độc, giải nhiệt…
Trị chứng bí tiểu, tiểu đường: Dùng 1 nắm lá rau ngót tươi sắc uống ngày 3 lần (sáng, trưa, tối).
Trị chứng viêm phổi: Khi mới mắc chứng này dùng 1 nắm to rau ngót tươi, đổ 3 bát nước (bát ăn cơm) sắc còn 1 bát, cho uống liên tục 3 - 5 ngày là đỡ.
Trị chứng đau mắt đỏ: Khi mắt sưng đỏ, đau nhức thì lấy 50g lá rau ngót tươi, 10g lá chanh, cho vào siêu sắc thật đặc, chia uống làm nhiều lần trong ngày.
Trị hóc: Nếu bị hóc thì lấy rau ngót tươi rửa sạch, vẩy khô, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt ngậm khoảng 15 phút rồi nuốt dần dần sẽ có kết quả.
Trị sót nhau ở phụ nữ sau đẻ: Lấy 100g lá rau ngót giã nhuyễn hòa với 1 bát nước sôi để nguội. Chắt lấy nước cốt, chia làm 2 lần, cách 10 - 20 phút cho uống một nửa số thuốc trên. Sau 30 phút nhau sẽ ra hết.
Trị ống chân lở loét lâu ngày không khỏi: Lấy 1 phần rau ngót, 1 phần vôi đá, giã nhuyễn đắp vào vết lở, ngày thay thuốc 1 lần, rất hiệu nghiệm
Cải xoong được dùng để nấu canh và là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Với Đông y, cải xoong còn là vị thuốc chữa được một số bệnh.
Cải xoong có chứa nhiều sắt, iod giúp cơ thể chống được bệnh còi xương, béo phì, bệnh ngoài da, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi; chống oxi hóa, chống độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể đào thải chất độc; thông gan mật, lợi tiểu, thanh lọc nhiệt, khí ở phổi và dạ dày, giải nhiệt, cầm máu và chữa bệnh phổi.
Trị chứng viêm phế quản: dùng 100 - 200g cải xoong, 50g tía tô, 2 - 3 lát gừng tươi. Đem tất cả cho vào siêu đất, đổ ba bát nước (bát ăn cơm) sắc còn một bát, chia làm ba phần, uống ba lần, mỗi lần một phần, cách nhau ba giờ.
Giải nhiệt trừ đờm: dùng rau cải xoong, la hán quả nấu thành canh với thịt lợn nạc để ăn.
Thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể: khi mắc các chứng nóng trong người gây lở mồm, lở lưỡi, lở môi, chân răng bị chảy máu, niêm mạc mũi khô, mọc mụn nhỏ trong khoang mũi thì lấy cải xoong nấu canh với cà rốt để ăn, rất tốt.
Trị chứng tiểu đường: khi mắc bệnh tiểu đường: người bệnh nên dùng món thuốc gồm rau cải xoong, cà rốt, cải bắp, củ cải, cần tây, tía tô, mỗi vị 10 - 15g giã nát hoặc ép lấy nước cốt uống. Kiên trì điều trị sẽ cho kết quả tốt.
Trị chứng lao phổi: người mắc bệnh lao phổi: ngoài dùng thuốc tây y để điều trị thì có thể kết hợp dùng thêm bài thuốc gồm: 150 - 200g rau cải xoong cùng một ít vỏ quýt phơi khô nấu nước khoảng 4 - 5 giờ, uống khi thuốc còn ấm để làm sạch máu và giải độc cho phổi.
Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp
Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp
Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra được insulin từ rau diếp để trị bệnh tiểu đường. Sau những thử nghiệm thành công trên chuột, loại insulin này đang được thử nghiệm trên con người, mở ra cơ hội điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1. Bằng kỹ thuật biến đổi gien, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các tế bào thực vật có chứa insulin từ rau diếp và cây thuốc lá để thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện bởi giáo sư Henry Daniell, thuộc Trường Đại học Central Florida, và các cộng sự. Nhóm nghiên cứu đã đưa các tế bào thực vật đông khô của cây thuốc lá hoặc rau diếp có chứa insulin dưới dạng bột vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường. Khi các tế bào này tiến vào ruột chuột, vi khuẩn đang sống ở đó sẽ phân hủy các thành tế bào và insulin thoát ra sẽ được đưa dần dần vào máu.
Các loại thực vật nói chung là rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường nhưng có một số loại rau giúp phục hồi chức năng tuyến tụy do đó kiểm soát được nồng độ glucozo trong máu. Sau đây là một số đó:
Các món ăn chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Các món cháo, cơm
Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.
Cháo địa cốt bì: Địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt
Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.
Cháo thục địa, nhục quế: Nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng. Khi cháo được cho thêm 30g rau hẹ tươi và chút muối gia vị. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Cơm kê: Kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi. Dành cho các bệnh nhân tiểu đường.
Các món canh, súp người bệnh tiểu đường nên dùng
Cá trạch nấu lá sen là món ăn tốt cho người tiểu đường khát, uống nhiều.
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Canh thịt dê, đậu hũ: Phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng cho bệnh nhân đái nhiều.
Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.
Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.
Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường...
Canh lá sen, cá trạch: Cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.
Rùa hầm bắp nếp: Thịt rùa 200g, ngô nếp hoặc ngô tẻ 200g. Thịt rùa chặt nhỏ, ngô tẽ lấy hạt và để cả râu, thêm gia vị, nước sạch lượng thích hợp, hầm nhừ dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, tăng huyết áp.
Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
(ST)