Làm sao để hết ngứa mề đay nhanh mà không tốn kém

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để hết ngứa mề đay nhanh mà không tốn kém

19/04/2015 06:03 AM
12,048

Làm sao để hết ngứa mề đay nhanh mà không tốn kém? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây nhé




Bệnh nổi mề đay xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần. Một số cá nhân có thể chẩn đoán được bệnh và nhận thức rằng bệnh tự giới hạn (self – limited condition). Người bệnh không tìm đến sự chăm sóc về y tế.
 
Nguyên nhân:

trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào (tế bào mast).
 
Mè đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật.
 
Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức...
 
Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn.
 
Triệu chứng: thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da).Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay (Acute urticaria).
 
Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết.
 
Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Ngườ lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính.
 
Cách chữa trị:

 
- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.
 
- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển, phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da) cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da (0.03mg – 0.05 mg trong dung dịch pha loãng 1/1000). Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.
 
Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.


Chữa mề đay cho mẹ bầu


Khi mang thai ở giai đoạn thứ 2 thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể đơn giản vì tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Ngứa nặng nhất xuất hiện ở vùng bụng, ngực, hông, đùi, nghĩa là những nơi tăng kích thước nhiều nhất trong quá trình mang thai. Nếu ngứa như vậy thì mẹ bầu sẽ không phải lo lắng nhưng vì một lý do khác như mẩn ngứa và nổi mề đay thì mẹ bầu nên cẩn trọng.

Nổi mề đay là một bệnh viêm da truyền nhiễm cấp tính do virus mề đay gây nên, sẽ không nguy hiểm đối với những người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Vì virus mề đay lây lan, viêm nhiễm khắp người, loại virus này còn tấn công cả vào trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi gây hậu quả xấu. Điều mà không mẹ bầu nào mong muốn. Trong quá trình mang thai do thay nổi nội tiết tố, thay đổi độ pH vùng âm hộ, âm đạo, vùng này có độ kiềm cao nên rất nhạy cảm dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên có một số mẹ bầu lại hay nhầm tưởng bị ngứa do da bị rạn và căng quá mức nên khi mề đay nổi toàn thân và liên tục xuất hiện dẫn đến nguy cơ nặng thì mẹ bầu mới té ngửa ra thì lúc đó sẽ thật khó chữa.

Mẹ bầu hết nỗi lo nổi mề đay, mẩn ngứa - 1

Ở bà bầu mề đay thường xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục. (ảnh minh họa)

Dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết nổi mề đay là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi trên da mặt, từng đám mụn mọc tập trung hoặc rải rác không đều ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể gây cảm giác ngứa khó chịu. Những vết đỏ, hồng nổi từng mảng sẽ xuất hiện vài phút và mất dần đi nhưng rồi ngày sau sẽ tái phát. Đấy là trường hợp nhẹ còn nếu bị nặng sẽ kèm theo đau cổ họng, ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, khớp và ra nhiều khí hư…

Sở dĩ mình hiểu và biết tường tận căn bệnh mề đay là do mình đã từng mắc phải trong thời gian bầu bí, lúc đó mình đang ở tuần thứ 25 của thai kỳ. Nếu mẹ nào đã mắc chứng mề đay thì sẽ hiểu và thông cảm với nỗi khổ của mình. Những ngày tháng sống với những vết loang nổ, lốm đốm dấu chấm đỏ to nhỏ như một chú chó đốm và cảm giác ngứa ngáy liên hồi, ngứa toàn thân và chỉ muốn gãi cho thỏa cơn ngứa thôi mới thấy thật thảm hại. Tất cả từ vùng bụng, ngực, cánh tay, mông, đùi đều nổi mẩn và bị xước do tay mình gãi. Nhiều đêm mất ngủ vì mề đay hoành hành còn ban ngày thì bị chứng ốm nghén, buồn nôn đến đau quặn bụng. Cả tháng ấy mình chỉ ở nhà vì phải kiêng gió, tránh khói, bụi, phải ăn kiêng những đồ ăn dễ gây dị ứng và lại còn không được tắm nước lạnh nữa chứ. Giữa những ngày hè trời nắng nóng như đổ lửa, mình đeo ba lô ngược đến toát cả mồ hôi thì thử hỏi không tắm có chịu được không cơ chứ? 

Đi khám bác sĩ da liễu thì mang về một vốc thuốc to nhưng cũng không dám uống mặc dù bác sĩ bảo chẳng sao cả. Định thi gan với chứng mề đay, ai dè hôm mẹ chồng ra chơi thấy con dâu toàn thân nổi mẩn đỏ, mẹ kêu quá trời vì thương con. Ngay hôm đó, mẹ đã sai chồng đi tìm cho bằng được lá khế về để mẹ đun nước tắm. Mẹ bảo chỉ có lá khế, bài thuốc dân gian mới trị nổi chứng mề đay ở thai phụ. Ông xã mình mang về cho mình một túi lá khế to đưa cho mẹ để mong cứu nguy. Nhìn mẹ cẩn thận tuốt nhanh từng lá khế rồi rửa sạch dưới vòi nước, sau cùng mẹ dùng cối giã nát lấy nước chua. Mẹ mình vừa làm vừa dạy mình cách làm. Mẹ bảo chỉ cần “500 gam lá khế chua tươi, rửa sạch rồi cho vào giã lấy nước chua đun sôi kỹ, thật đặc sau đó hòa một ít nước lạnh để mức âm ấm rồi dùng khăn nhúng nước lá khế chua đã đun chà nhẹ lên vùng bị mề đay hoặc dùng bã lá khế chà sát lên hay có thể tắm đều được. Ngày làm 2 lần chứng mề đay sẽ giảm dần và các nốt đỏ sẽ bay biến”.

Mẹ bầu hết nỗi lo nổi mề đay, mẩn ngứa - 2

Lá khế giúp chữa bệnh mề đay hiệu quả cho bà bầu. (ảnh minh họa)

Mẹ mình còn ướp khế với muối cho mình ăn vì mẹ bảo quả khế có vị chua, ngọt, tính mát có tác dụng chống viêm lợi phế, nhuận tràng...Mẹ bảo những thành phần như lá khế, hoa khế, quả khế đều có tác dụng chống dị ứng và chống ngứa đặc biệt trừ rôm sảy và mề đay rất hiệu quả…

Một tuần mẹ ra chơi là một tuần mình được ăn khế chua và tắm mình với lá khế như kiểu em bé ấy. Tình hình mề đay được cải thiện rõ rệt, những nốt mẩn đỏ loang nổ dần dần biến đâu mất tiêu và mình không còn bị ngứa nữa. May mà mẹ chồng ra kịp chứ phải sống chung với mề đay không biết con mình sẽ thế nào mất. Hú hồn các mẹ à. Bài thuốc dân gian của mẹ chồng mình rất hiệu nghiệm đấy nên mẹ bầu nào có bị cũng làm thử nhé. Tuy nhiên, khi đã khỏi mề đay các mẹ cũng nên phòng chứng mề đay tái phát nhé. Ví như mình sau khi khỏi mình luôn kiêng khem tránh gió, tránh bụi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng…Nhiều cái cần phải kiêng lắm nên mề đay không có cớ tái phát các mẹ à.

Bây giờ thì mẹ tròn con vuông rồi, trộm vía Tom nhà mình chào đời được 3,2 kg, rất háu ăn và luôn ngủ tít lên mình mới rảnh để bán than cùng các mẹ đấy. Nhưng mình cũng không dám lướt web và xem ti vi nhiều vì sợ sau này quáng gà thì chết. ^ ^. Mình cũng mong các mẹ giống mình có sức khỏe để vượt cạn thành công.

P/S: Lúc mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường giảm do thay đổi nội tiết. Vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella, sốt, mề đay nên các mẹ nhớ cẩn thận phòng và tránh các bệnh truyền nhiễm để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.





Làm sao để hết dị ứng thời tiết hiệu quả
Làm sao để hết dị ứng mỹ phẩm
Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay nên xử trí thế nào
Làm sao để hết ho có đờm nhanh và hiệu quả nhất
Cách chữa dị ứng đơn giản mà hiệu quả
Bị nổi mề đay sau khi sinh
Làm sao để hết giun kim nhanh, an toàn




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý