Làm sao để hết ngứa vùng kín an toàn mà không tốn kém

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để hết ngứa vùng kín an toàn mà không tốn kém

19/04/2015 06:03 AM
24,068

Khi thấy vùng kín có các triệu chứng như ngứa rát, khí hư có màu bất thường,…. Khi đó, rất có thể chị em đã bị bệnh phụ khoa, hay gặp nhất là các viêm nhiễm phụ khoa. Làm sao để hết ngứa vùng kín an toàn mà không tốn kém? Cùng tham khảo những bí kíp dưới đây

Image result for làm sao để hết ngứa vùng kín
 

Những lý do khiến chị em ngứa ngoài vùng kín

Không hiểu sao tự nhiên Thu (23 tuổi, Hà Nội) lại thấy ngứa điên ngứa dại ở vùng lông mu, tắm rửa thế nào cũng không hết. Đi khám cô mới biết nguyên nhân là do rận bẹn.

Image result for làm sao để hết ngứa vùng kín

Chưa hề có quan hệ gần gũi với ai nên cô nghĩ mình không thể bị ngứa do viêm nhiễm phụ khoa. Nhưng dùng đủ mọi loại xà bông, sữa tắm, dung dịch vệ sinh mà cô vẫn không thấy hết ngứa. Chưa kể việc thi thoảng lại đưa tay xuống phía dưới gãi khiến cô rất mất tự tin, Thu cho biết.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, Hà Nội, cho biết, lúc Thu đến khám cô đã soi, khám kỹ càng những vẫn không thấy gì. May lúc đó cô gái ngứa, gãi thì thấy trong móng tay có gì đen đen. Soi kỹ thì thấy trứng rận bám đầy trên lông, gắp ra cũng được mấy chục con.

"Rận bẹn (hay còn gọi là rận mu, rận cua) là loại ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Loại rận này có màu trắng như màu của da nên khó phát hiện", bác sĩ Dung nói.

Vì bám rất chặt vào da, nên dù có tắm rửa sạch nhưng không thể hết được rận. Bác sĩ đã phải cạo hết lông đi, dùng xà phòng sát trùng kỹ để làm sạch trứng và rận.

Những trường hợp mắc rận bẹn rất ít gặp và chủ yếu lây qua đường tình dục. Tuy nhiên như trường hợp của Thu, vì chưa hề có quan hệ gần gũi nên có thể là do cô gái thường mua đồ cũ về mặc hoặc do nuôi mèo.

Bác sĩ Dung cũng cho biết ngoài rận bẹn, có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa bên ngoài vùng kín cho chị em mà không phải do viêm nhiễm bên trong. Như trường hợp của Nga (18 tuổi, Sơn La) là một ví dụ.

Chẳng hiểu sao trong ngày đèn đỏ, cô thấy bị ngứa nhưng chỉ ngứa bên ngoài, bên trong không sao cả. Nghĩ cũng là bình thường, nhưng đến mấy ngày sau thì bộ phận sinh dục bị rộp lên đỏ rực theo đáy quần con, gây ngứa rất khó chịu. Đi khám cô mới ngã ngửa ra là chỉ tại loại băng vệ sinh đắt tiền mà cô mới tậu được.

"Thôi không dùng băng vệ ấy là tôi thấy hết ngứa liền. Nghe bạn bè quảng cáo tốt, mình mới thử. Cứ tưởng dùng hàng xịn thì không sao, ai dè", Nga nói.

Ngoài ra có thể do quần con quá chật, đi bơi ở vùng nước không sạch, dị ứng với thành phần của thuốc đặt bên trong hoặc cũng có thể chỉ là vấn đề ở lông mu. Nhiều chị em bị ngứa bên ngoài kinh khủng, đi khám bác sĩ cho đặt thuốc mấy tháng liền mà vẫn không hết ngứa. Thế nhưng chỉ cần dùng dầu gội đầu rửa là hết ngứa ngay, bác sĩ Dung cho biết.

Cũng theo bác sĩ, việc bị ngứa ở bên ngoài không quá ảnh hưởng, nhưng gây khó chịu và nhiều khi khiến chị em mất tự tin. Việc chữa trị cũng không quá phức tạp chỉ cần theo cách chữa da liễu là được, dùng các dung dịch có khả năng tẩy rửa để làm sạch. Nếu không được, chị em nên đi khám.

Image result for làm sao để hết ngứa vùng kín
 

Vì sao nhiều chị em bị ngứa vùng "tam giác mật"?

Tại sao nhiều chị em thực sự rất chăm chỉ vệ sinh vùng gợi cảm này, nhưng hết lần này đến lần khác vẫn phải chịu trận với những cơn ngứa ngáy râm ran khó chịu?

Nhiều chị em hết lần này đến lần khác phải đối mặt với tình trạng ngứa vùng kín cho dù bản thân vốn là người sạch sẽ. Tình trạng này kéo dài không những gây khó chịu, mất tự nhiên mà còn khiến chị em lo lắng về bệnh tật. Vậy những lý do gì khiến chị em gặp phải hiện tượng khó chịu này?


Do hóa chất

Không ít người chủ quan và không cho rằng một số hóa chất nhất định có trong các sản phẩm thường ngày lại cũng có thể là tác nhân khiến “chỗ đó” của mình bị mẩn ngứa, thậm chí bị dị ứng và ngứa.

Những tác nhân này có thể là do một số chất có trong chất tẩy sạch quần áo, trong nước xả làm mềm vải, xà phòng tắm, dung dịch khử mùi, kem bôi giữ ẩm, chất thụt rửa âm đạo hoặc sản phẩm dùng bôi trơn trong mỗi lần “giao ban”…


Nhiễm trùng âm đạo

Nếu như vùng kín bị ngứa hay sưng tấy do dị ứng hóa chất thì chị em chỉ cần ngưng dùng sản phẩm có chứa hóa chất thì hiện tượng đó sẽ dần mất đi. Còn trong trường hợp bị nhiễm trùng âm đạo, chị em sẽ phải điều trị phức tạp hơn.

Dấu hiệu ngứa âm đạo và vùng xung quanh âm đạo cũng là một biểu hiện thường gặp của hiện tượng nhiễm trùng âm đạo. Nguyên nhân khiến chị em bị nhiễm trùng âm đạo có thể là do thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, hoặc là do kinh nguyệt, thời kì thai nghén, bệnh tiểu đường, hoặc cũng có thể là do hệ miễn dịch của chị em bị yếu.

Ngoài ra cũng phải kể đến khả năng chị em bị nhiễm trùng âm đạo và bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như: Viêm âm đạo do vi khuẩn, mụn giộp vùng sinh dục, viêm âm đạo do trichomoniasis hoặc bệnh rận mu…

Viêm âm đạo

Khác với nhiễm trùng âm đạo, một số chị em bị chứng viêm âm đạo. Nếu rơi vào tình trạng viêm nhiễm này, chị em có thể sẽ thấy có hiện tượng khí hư tiết ra liên tục, âm đạo có mùi kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy khó chịu.


Thông thường hiện tượng viêm âm đạo thường gặp ở những bạn gái chưa có kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu quan trọng để loại bỏ khả năng chị em bị STDs và là căn cứ để biết chị em có quan hệ tình dục quá đà hay không để dễ dàng điều trị.

Do stress

Stress vốn được coi là nguyên nhân thường xuyên có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, dù là chị em hay các quý ông.

Đặc biệt, với chị em, stress cũng có thể là yếu tố gây nên hiện tượng ngứa, khó chịu nơi vùng kín. Bởi khi gặp stress, các hormone trong cơ thể chị em không còn ổn định, thậm chí có thể có rối loạn, khiến nội tiết trong cơ thể thay đổi, dẫn đến tình trạng chị em không mong muốn là mẩn ngứa vùng “tam giác mật”.


Ngoài ra cũng phải kể đến một số nguyên nhân không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra với chị em, khiến chị em phải lo lắng về vùng kín của mình.

Có thể kể ra những nguyên nhân như: hiện tượng tiền mãn kinh khiến âm đạo bị khô và khó chịu, hoặc cũng có thể do bên trong âm đạo có thêm những “vật thể” lạ có thể là dấu hiệu của tiền ung thư…


Lời kết:

Dù sao đi nữa, ngay khi thấy mình có dấu hiệu ngứa vùng kín kèm theo đau dữ dội vùng xương chậu, đau vùng bụng dưới hoặc bị sốt thì chị em cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phòng bệnh hơn chữa bệnh cho sức khỏe vùng kín của mình.

Related image

Ứng xử khôn ngoan khi “vùng kín” bị ngứa

 

Dù cho “cô bé” của bạn bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, do dùng băng vệ sinh hằng ngày hoặc do quá lạm dụng thuốc vệ sinh vùng kín? Song dù với nguyên nhân gì, thì bạn nên học cách ứng xử khôn ngoan với hiện tượng khó chịu “một xảy ra không muốn trở lại” này.

Không gãi

Khi vùng da nhạy cảm ở vùng kín bị ngứa, theo bản năng bạn sẽ gãi và gãi. Nhưng nếu biết đó là một hành động không khôn ngoan tẹo nào thì các ấy sẽ ngừng gãi ngay. Bạn biết đấy, vùng kín là nơi thường xuyên bị bí hơi, hấp hơi dẫn đến nóng bức, ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây bệnh. Khi gãi, bệnh sẽ không đỡ mà càng lan rộng hơn.

Những vết gãi do ngứa này sẽ còn nguy hiểm hơn nếu chúng phát triển thành bệnh viêm nhiễm vùng kín. Khi ấy, bạn phải được điều trị ngay nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Bỏ thói quen dùng băng vệ sinh

Bạn có biết, dùng băng vệ sinh hằng ngày liên tục cũng là tác nhân gây viêm nhiễm có thể là do nấm canida, do vi khuẩn… Vì thế phải bỏ thói quen dùng thường xuyên các sản phẩm này.

Để giữ vệ sinh vùng kín, bạn cần rửa vệ sinh sạch sẽ bằng nguồn nước đảm bảo, không dùng băng vệ sinh thường xuyên. Nếu những ngày đèn đỏ, bạn nên thay miếng băng vệ sinh 4 - 6 tiếng một lần. Với băng vệ sinh hằng ngày cũng không loại trừ tần số thay này. Bởi nếu dùng lâu, sẽ khiến vùng kín ẩm ướt, sinh nhiệt và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển.

Đi khám

Bạn nghĩ ngứa vùng kín là chuyện bình thường? Bạn nghĩ nó cũng quan trọng nhưng lại ngại đi bác sỹ khám bệnh? Thế là bạn tự xử bằng cách chữa bệnh linh tinh, tự mua thuốc về rửa, thụt, bơm mà không biết loại nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Điều này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho vùng kín của bạn. Vệ sinh chả thấy đâu lại thấy vùng kín ngày một có bệnh và bệnh ngày một nặng hơn.

Không sính dùng dung dịch vệ sinh

Một số bạn gái cứ lầm tưởng rằng, bạn giao phó vùng kín cho những lọ dung dịch vệ sinh thích hợp là Okie. Điều này hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, bạn đừng có quá sính dùng sản phẩm hỗ trợ trong vệ sinh vùng kín của mình. Bởi vì trong thành phần thuốc vệ sinh có một số chất sát khuẩn nên dễ làm thay đổi môi trường PH âm đạo, khiến vi khuẩn càng có mầm bệnh phát triển. Do vậy, trước khi dùng bạn gái nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu không có bệnh gì, tốt nhất bạn gái chỉ nên dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín của mình thôi.

Luôn để “cô bé” không ẩm ướt

Để không mắc phải những dị ứng hoặc căn bệnh viêm nhiễm nào, bạn nên mặc những loại quần thoáng, thấm nước và khô ráo để vùng kín không ẩm ướt. Tuyệt đối tránh mặc quần chật, bó và phải thay quần lót thường xuyên. Tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh “cô bé” hàng ngày. Lau khô bằng khăn sạch vùng kín sau mỗi lần đi đại hoặc tiểu tiện bạn nhé.

Related image
 

Trị ngứa "cô bé" bằng sữa chua

Quả đúng là sữa chua có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và nóng rát bên trong “tam giác” rất nhanh. Chỉ vài tiếng sau là em cảm thấy rất thoải mái rồi.

Không hiểu sao thời gian gần đây em thường xuyên bị ngứa ở “vùng tam giác” cho dù em vệ sinh khá sạch sẽ, thậm chí có hôm còn vệ sinh đến hai ba lần, thậm chí là dùng nước vệ sinhphụ nữđể rửa. Thú thực, cảm giác ngứa ngáy chỗ đó rất khó chịu vì em không thể lúc nào cũng đưa tay mà gãi được, xấu hổ lắm. Tình trạng này kéo dài gần tuần tháng nay rồi, có lúc nó không ngứa, nhưng vài ngày sau lại ngứa trở lại. Em lo lắng nhưng lại không dám đi khám vì ngại, thế là ăn không ngon, ngủ không yên, nhìn em hốc hác hẳn đi. Nhiều anh chị em trong công ty tỏ ra quan tâm hỏi han em, nhưng em cũng chẳng dám thổ lộ cùng ai.

Cuối cùng, một chị trong phòng phát hiện thấy em không ngồi yên mà làm việc được, người cứ uốn éo, ngọ nguậy nên hỏi han nhiệt tình. Đến nước này em cũng chỉ dám nói cho mình chị ấy biết là em bị ngứa ở “vùng kín” mấy hôm nay chưa đỡ, cho dù em đã vệ sinh rất sạch sẽ. Chị ấy đã có hai con nên có vẻ có kinh nghiệm hơn em nhiều, chị ấy nói có thể em bị nhiễm nấm âm đạo – một tình trạng bệnh khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Và chị ấy có mách em là nên dùng sữa chua để trị, vừa hiệu quả, lại kinh tế, hơn thế lại lành tính, không lo các tác dụng phụ.

Thú thực, cảm giác ngứa ngáy chỗ đó rất khó chịu vì em không thể lúc nào cũng đưa tay mà gãi được, xấu hổ lắm. (ảnh minh họa)

Theo em được biết thì âm đạo của người phụ nữ nằm gần hậu môn nên chứa nhiều vi khuẩn của ruột và vi khuẩn sống ngoài da. Mỗi ml dịch âm đạo có 108-109 vi khuẩn, các vi khuẩn này giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng bình thường của âm đạo. Chúng chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân như tuổi tác, điều kiện vệ sinh, nhưng chủ yếu là estrogen.

Nói một cách đơn giản thì nhiễm nấm âm đạo là do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans một loại nấm kí sinh trong cơ thể. Khi môi trường axit trong cơ thể thay đổi do chế độ ăn uống nhiều đường, mang thai, kinh nguyệt hoặc dùng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai hàng ngày… mà tạo ra môi trường thuận lợi cho loại nấm Candida này phát triển. Khi bị nấm âm đạo, có thể chị em sẽ cảm thấy các triệu chứng như ngứa, đau khi giao hợp, âm hộ sưng và cảm giác ngứa và rát ở trong âm đạo và xung quanh âm hộ.

Chị cùng phòng chỉ cho em cách dùng sữa chua để trị ngứa “vùng kín” như sau: Thoa sữa chua trực tiếp vào âm đạo bằng cách dùng tay hoặc dụng cụ vệ sinh. Sử dụng sữa chua không đường là tốt nhất và sữa chua phải còn hạn sử dụng.

Chị cùng phòng chỉ cho em cách dùng sữa chua để trị ngứa “vùng kín” như sau: Thoa sữa chua trực tiếp vào âm đạo bằng cách dùng tay hoặc dụng cụ vệ sinh. (ảnh minh họa)

Em chẳng biết cách này có tác dụng hay không vì sữa chua có sữa, tức là có đường, hơn nữa nếu bôi sữa chua, em có cảm giác như mất vệ sinh lắm í. Chị gái em cũng bảo thế. Chị gái em khuyên em nên thay đổi chế độ ăn uống xem sao.

Bản chất của nấm âm đạo cũng một phần do chế độ ăn uống nhiều đường mà gây nên, vậy nên, để trị bệnh thì nên giảm hoặc không ăn các loại thực phẩm có đường và các thực phẩm khác là nguyên nhân gây ra nấm men như: mía đường, thực phẩm lên men, pho mát cứng, trái cây, bột tinh chế và nấm… Đồng thời ăn nhiều trái cây, loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa… vì các loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.

Em cũng tự giác lưu ý hơn đến đồ lót của mình, chọn đồ lót bằng vải cotton, tránh mặc đồ bằng sợi tổng hợp vì loại vải này giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida. Em cũng ít vệ sinh thường xuyên hơn, đặc biệt là tạm ngưng sử dụng các loại nước vệ sinh dành cho chị em. Em nghe nói những biện pháp trên là những biện pháp hữu hiệu nên áp dụng khi bị nhiễm nấm âm đạo.

Bản chất của nấm âm đạo cũng một phần do chế độ ăn uống nhiều đường mà gây nên, vậy nên, để trị bệnh thì nên giảm hoặc không ăn các loại thực phẩm có đường. (ảnh minh họa)

Nhưng vốn tính em rất hay sốt ruột. Thực hiện các biện pháp đó được một vài hôm mà chưa thấy hiệu quả rõ rệt nên em lại “nhắng” lên. Lần này em quyết định bôi sữa chua, em nghĩ, biện pháp này bôi trực tiếp chắc là sẽ có hiệu quả nhanh hơn. Để sạch sẽ hơn, em chọn cách lấy 1 miếng tampon tẩm sữa chua và đặt vào trong âm đạo, sau vài tiếng em lại thay một lần. Quả đúng là sữa chua có tác dụng làm giảm ngứa ngáy và nóng rát bên trong “tam giác” rất nhanh. Chỉ vài tiếng sau là em cảm thấy rất thoải mái rồi.

Hóa ra là trong sữa chua có các vi khuẩn acidophilus và bifidus có thể cải thiện đáng kể sự cân bằng của độ pH bên trong âm đạo, đẩy lùi nấm ngứa. Và em cũng được biết là chị em phụ nữ mà tích cực ăn sữa chua cũng có thể đẩy lùi nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Có lẽ từ nay em sẽ chăm chỉ ăn sữa chua nhiều hơn.

Em dùng cách này được hai hôm và cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vì không còn lo làm cách nào để gãi ngứa được nữa. Em cũng chưa thấy có biểu hiện gì bên ngoài gọi là tác dụng phụ. Hy vọng cách này sẽ giúp em khỏi hoàn toàn cái bệnh ngứa “vùng tam giác” này.

Related image

Chia sẻ kinh nghiệm


Chỗ ấy của phụ nữ hay bị ngứa do viêm nhiễm nấm

Nếu tự nhiên vùng kín bị ngứa râm ran hoặc vùng da âm đạo và xung quanh âm đạo bị ngứa ngáy khó chịu, bạn cần phải tức tốc đi khám nha.


1. Không hiểu sao em đã vệ sinh vùng kín khá sạch sẽ hàng ngày mà vùng da xung quanh âm đạo của em vẫn tự nhiên nhiều lúc giở chứng. Ở nhà thì còn đỡ, khi đi học thì em đến là khổ sở với những cơn ngứa ngáy. Em muốn biết nguyên nhân tại sao để còn mua thuốc về điều trị. Không tình trạng này kéo dài thì em chết mất (Hải Liên, HD)



Trả lời:

Hải Liên thân mến!

Có rất nhiều nguyên nhân khiến âm đạo và vùng da xung quanh âm đạo đột nhiên bị ngứa ngáy bạn ạ. Bạn có thể tự loại trừ cho mình những thủ phạm được điểm mặt sau nhé:

* Hoá chất kích thích: dung dịch vệ sinh tẩy rửa vùng kín, chất làm mềm vải, thuốc xịt, thuốc mỡ, chất tẩy rửa, dung dịch thụt rửa vùng kín, vòi tắm hương sen cũng có thể là thủ phạm gây nên ngứa ngáy vùng kín.

* Stress: có thể làm tăng ngứa âm đạo và làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng.

* Nhiễm nấm men âm đạo: với biểu hiện khí hư nhiều, màu trắng vón cục đặc sệt như pho mát. Nhiễm nấm men âm đạo có thể do nguyên nhân sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai, mang thai, kinh nguyệt, sử dụng bao cao su, XXX, bệnh tiểu đường và hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

* Viêm âm đạo: khi bị viêm âm đạo, bạn sẽ xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và có mùi. Viêm âm đạo là hiện tượng phổ biến khi XX đến tuổi dậy thì.


2. Em cũng rất hay bị ngứa âm đạo và đã đi khám rồi ạ. Bác sỹ nói rằng nguyên nhân là do em bị viêm âm đạo và đã cho thuốc điều trị. Tuy nhiên, em rất sợ tái phát và muốn biết cách tự chăm sóc âm đạo để ngăn ngừa những cơn ngứa ngáy? (Thu Trang, 18 tuổi)

Trả lời:

Chào bạn!

Có rất nhiều cách chăm sóc vùng kín để giúp ngăn ngừa và điều trị ngứa âm đạo, bạn có thể sử dụng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau nhé:

* Tránh sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, hạn chế giấy vệ sinh thơm và tắm bằng xà phòng

* Tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh cô bé trong những ngày đèn đỏ.

* Không mặc quần áo khi ẩm ướt, đặc biệt là với những bộ quần áo tắm hoặc quần áo tập thể dục bạn phải thay càng sớm càng tốt sau khi luyện tập xong.

* Vệ sinh vùng kín bằng cách lau hay rửa từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc khi tắm táp.

* Ăn sữa chua hàng ngày như một cách sử dụng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho vùng kín.

* Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo. Vệ sinh bằng nước ấm sạch hàng ngày

* Giữ lượng đường trong máu dưới sự kiểm soát tốt nếu bạn có bệnh tiểu đường.

* Hãy thực hiện giảm cân nếu bạn đang “mèo ú”

* Tránh lao động và học tập quá sức; tránh cơ thể ra mồ hôi quá nhiều

* Tránh gãi khi bạn bị ngứa ngáy vùng kín vì nó sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

* Tạm thời trì hoãn XXX cho đến khi các triệu chứng của bạn có biểu hiện khỏi hẳn.

* Sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh qua đường XXX.


3. Là bạn gái, hầu như ai cũng bị ít nhất những cơn ngứa ngáy vùng kín hoành hành. Song bản thân mình rất muốn biết, với những cơn ngứa vùng kín như thế nào thì nên tìm đến một bác sỹ phụ khoa để thăm khám đây? (Yến Nhi, HCM)

Trả lời:

Chào bạn gái!

Đúng là những cơn ngứa vùng kín có khi là rất nghiêm trọng nhưng có khi nó chỉ là một biểu hiện của những cơn dị ứng tạm thời. Do đó, hãy đến bác sỹ thăm khám ngay nếu bạn có những biểu hiện như sau kèm theo những cơn ngứa ngáy này:

* Bạn bị sụt cân, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân

* Bạn thấy đau ở vùng xương chậu hoặc đau bụng, sốt.

* Bạn thấy vết loét ở âm đạo hoặc âm hộ.


* Âm đạo chảy máu, sưng, hay khí hư ra nhiều bất thường

* Đối tác của bạn cũng có triệu chứng ngứa ngáy

* Triệu chứng của bạn ngày một xấu đi và kéo dài đã hơn 1 tuần

* Những cơn ngứa ngáy vẫn tái diễn bất chấp tự chăm sóc cẩn thận và đúng cách của bạn.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
dung sua chua co duong duoc k a
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Năm nay em 20 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục hay thủ dâm. Nhưng không hiểu sao vùng kín lại rất ngứa. Lúc đầu chỉ là ngứa quanh vùng lông mu, ngứa cũng không nhiều. Nhưng dạo gần đây lại lan sâu vào trong mép môi. Em rất lo nó sẽ còn ngứa sâu hơn nữa. Trước nay em vẫn giữ vệ sinh vùng kín rất cẩn thận. Bị như thế này em đã sử dụng nhiều cách như rửa nước muối, thay dung dịch vệ sinh nhưng vẫn không hết ngứa. Rất khó chịu, có hôm cả đêm không ngủ được vì quá ngứa. Các bác sĩ có cách nào giúp em được không ạ. Em cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em bị ngứa ở vùng kín và cả tháng có chất nhờn mầu trắng và mùi khó chịu trù 5ngày đèn đỏ là không có chất nhờn mầu trắng .bác sy o the giup em khong ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E co thai duoc 7 thang, ko hieu sao 3 ngay nay e bi ngua am ho vao ban dem. Co cach nao lam het ngua ma ko dung thuoc ko a?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em bị ngứa vùng kín hơn 2 năm nhưng chưa đi khám bác sĩ . vùng kín hay ngứa lại ra nhiều chất vàng xanh gây mùi hôi vậy em bị bệnh gi ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Làm sao để hết ngứa vùng kín an toàn mà không tốn kém
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý