Ngứa khi mang thai hoàn toàn không đáng lo ngại và thường đến vào kỳ thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ. Làm sao để hết ngứa khi mang thai? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây nhé
-
Một số nguyên nhân
- Tử cung tăng trưởng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong thai kỳ. Sự tăng trưởng của tử cung để có chỗ cho em bé khiến da bị giãn, khô (xerosis) và trở nên khó chịu, ngứa ngáy.
Ngứa da luôn làm bà bầu khó chịu và mất tự tin
- Chứng phát ban: Những hormone được sản xuất ra trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể, vốn đã rất nóng. Da tự cọ xát hoặc cọ xát vào quần áo và đổ mồ hôi, nên ẩm ướt và gây ra chứng phát ban, nổi rôm. Chúng thường xuất hiện ở các nếp gấp của da và các nếp nhăn, gây ngứa và khó chịu.
- Nổi mề đay: Cuối thai kỳ, một số phụ nữ xuất hiện những mảng ngứa lớn dưới dạng mề đay và sần (PUPP), bắt nguồn từ dạ dày và lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể như bụng, đùi và cánh tay. Dấu hiệu của nó là gây ngứa quá mức, nhưng lại không gây hại gì cho bạn và thai nhi. Chỉ 1% thai phụ bị PUPP, nên bạn hãy đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra, để xác nhận tình trạng có thực sự bị PUPP hay không?
- Do ngứa sần: Ở một số chị em phát triển một căn bệnh hiếm gặp gọi là ngứa sần. Điều này dẫn đến sự hình thành của “da gà” trên cơ thể. Nó thường xuất hiện ở chân, tay, cánh chân và cánh tay. Bệnh này không gây hại gì cho bạn và bé, nhưng sẽ khiến bạn khó chịu.
- Phồng mụn rộp: Một số bà bầu lại gặp một tình trạng khác, được biết đến như là bệnh pemphigoid khi mang thai (mụn rộp thời kỳ thai nghén). Tình trạng này có đặc trưng như là ngứa mề đay, với dạng tổn thương giống như bóng đèn. Mụn phồng rộp thường xảy ra ở giai đoạn 3 của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp xảy ra ở giai đoạn đầu, có thể gây ra các biến chứng kéo theo sự chậm phát triển của thai nhi và sinh non.
- Nhiễm nấm men: Một số phụ nữ có thể bị ngứa âm đạo trong thời kỳ mang thai. Nó chủ yếu gây ra bởi sự thay đổi độ PH của âm đạo, hoặc do một số bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm vi sinh. Nhiễm nấm men rất phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ngứa từ nhẹ đến nặng.
- Ứ mật intrahepatic: Đây là một tình trạng ngứa khác xảy ra trong thai kỳ và có khoảng 2% thai phụ mắc phải nguyên nhân này. Đó là do tổng hợp muối mật, một vấn đề của gan. Mật chảy không bình thường trong ống dẫn nhỏ của gan và tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa quá mức. Đôi khi, ngứa nặng đến mức người bị ngứa sẽ gãi đến trầy xước và tổn thương da.
Tất cả các tình trạng ngứa cơ thể trong khi mang thai được đề cập ở trên, sẽ dần biến mất sau khi sinh và không lặp lại ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, tình trạng ứ mật intrahphic là ngoại lệ và thường xảy ra trong những lần mang thai khác.
-
2
Các phương pháp điều trị
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để điều trị tình trạng ngứa. Nhưng trước khi thử bất kỳ biện pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân và có sự điều trị phù hợp, an toàn nhất. Nếu bị ngứa do các giai đoạn phát triển khác nhau của thai kỳ, bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp dưới đây để điều trị:
Tránh tắm nước nóng và cung cấp nước cho cơ thể
- Tránh tắm nước nóng: Việc tắm nước nóng hay tắm quá nhiều có thể làm da bạn bị khô hơn. Vì vậy nếu tắm nóng, bạn nên sử dụng các sản phẩm từ yến mạch, vì chúng có tác dụng làm dịu cơn ngứa. Khi tắm, cần tránh chà xát da bằng bàn chải, nên sử dụng kem dưỡng da để giúp da mềm mại hoặc xà phòng nhẹ, không mùi để tắm.
- Dùng kem dưỡng ẩm: Sauk hi tắm xong, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm chất lượng tốt lên vùng da bị ngứa ngay lúc da vẫn còn ẩm. Điều này giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng như kem dưỡng bơ ca cao, chiết xuất nha đam… rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa. Bôi các loại kem dưỡng này lên vùng da bị ảnh hưởng, nhất là vùng bụng, sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể các vết rạn khi mang thai.
Xoa mỹ phẩm mềm da, cung cấp độ ẩm cho da
- Sử dụng bột baking soda: Thoa bột baking soda với nước và đặt một miếng gạc lạnh lên vùng bị ngứa, sẽ giúp bạn thư giãn và cảm thấy rất thoải mái. Việc sử dụng kem chống ngứa, như kem dưỡng chứa quặng kẽm calamine cũng rất hiệu quả.
- Mặc đồ rộng thoáng: Bạn nên nhớ là luôn mặc quần áo rộng rãi bằng chất liệu cotton và tránh xa các loại quần áo bằng chất liệu tổng hợp (như polyester), vì chúng có xu hướng kìm hãm sự ẩm ướt.
- Chăm sóc vùng kín: Bạn cần đi khám phụ khoa để loại trừ viêm âm đạo do nấm để điều trị ngứa âm đạo trong thai kỳ, bạn cần mặc quần lót bằng chất liệu cotton và luôn chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Không tắm vòi hoa sen và lau âm đạo từ phía trước ra phía sau để tránh xa vi khuẩn.
- Uống đủ nước: Để giữ độ ẩm cho cơ thể, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 lít. Cùng với đó, bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, dinh dưỡng hợp lý để luôn có lợi cho da.
- Xoa bột không mùi: Trường hợp bạn bị PUPP, bạn hãy xoa bột không mùi lên những nếp vùng dưới ngực và giữa đùi, giúp giảm sự kích thích cho da.
Ngứa trong thai kỳ là điều bình thường, nhưng luôn đem đến sự khó chịu cho các bà bầu cùng một số tác dụng phụ. Đây là hiện tượng tự nhiên mà phần lớn thai phụ phải chịu đựng. Nó có thể được giảm thiếu bằng các phương pháp kể trên. Thế nên, bạn cần biết cách tự chăm sóc để trải qua giai đoạn mang thai khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc.
Trong thời gian mang thai, nhiều phụ nữ bị ngứa ở các vùng da bụng, ngực, đùi... và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân chính là sự căng giãn da quá mức và sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Nếu bị ngứa nhiều, bệnh nhân cần đến bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Các yếu tố gây ngứa ở thai phụ bao gồm:
- Sự rạn da do căng giãn quá mức (xảy ra trong những tháng cuối thai kỳ). Tình trạng này gây ngứa (mảng và sẩn mề đay) ở 20% thai phụ. Những vị trí thường gặp là vùng bụng (do bào thai phát triển), 2 bầu vú (do mô tuyến vú tăng sinh), cánh tay, mông, đùi (do tích tụ mỡ khi mang thai), cẳng, bàn chân (do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới, gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới, sinh phù chân).
- Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Điều này làm các sản phụ tăng tiết mồ hôi và da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài (thời tiết nóng bức, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có...).
- Đổ mồ hôi nhiều: Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới vú, háng, cổ, gáy, ngực, lưng...
- Thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo: Vùng này thường trở nên quá kiềm khi mang thai, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Viêm nang lông trong thai kỳ (không do vi trùng): Xuất hiện từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 và gây ngứa ở những vùng có lông như đầu, mặt, nách, bộ phận sinh dục.
- Bị trĩ khi mang thai: Gây ngứa vùng hậu môn.
- Tắc mật trong gan: Đây là một bệnh gan hiếm gặp (1-2/10.000 sản phụ) xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ ngày càng ngứa trầm trọng, kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi toàn thân (các triệu chứng sẽ hết sau khi sinh). Bệnh có thể gây sinh non.
Cho dù ngứa do nguyên nhân gì, bạn cũng không bao giờ được gãi. Có thể giảm những triệu chứng khó chịu trên da bằng một số biện pháp sau:
- Mặc quần áo bằng vải cotton và rộng rãi (kể cả đồ lót).
- Tránh ra ngoài lúc trời nắng hay ở những nơi nóng bức.
- Tắm với nước mát (không quá lạnh) hoặc nước ấm để giúp giảm ngứa (tùy vào sự nhạy cảm nhiệt độ của mỗi người).
- Tránh dùng các loại xà phòng hay dung dịch tẩy rửa mạnh (có nồng độ xút cao), nhiều bọt và quá thơm. Một số trường hợp có thể chỉ được tắm bằng nước chứ không dùng xà phòng. Việc nhỏ vài giọt tinh dầu trà trong nước tắm cũng giúp giảm ngứa và giảm rôm sảy. Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu khoáng.
- Chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng...), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa...), axit Linoleic (dầu hạt lanh, dầu cây anh thảo, cá mòi...).
- Uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày).
- Giảm ngứa do thay đổi pH âm đạo bằng cách: Giữ khô và sạch vùng sinh dục, ngâm rửa vùng sinh dục bằng các thuốc vệ sinh phụ nữ thông thường.
- Dùng các loại kem làm ẩm da và mềm da toàn thân hay tại chỗ để làm mềm, dịu đi làn da khô và bong tróc, chẳng hạn như dầu thầu dầu (không có Hexane), dầu ôliu, aloe vera gel... Việc bôi thuốc dạng kem hay lotion chứa ôxit kẽm lên những vùng da bị ảnh hưởng sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa.
Nên đến bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Ngứa và phát ban vẫn không giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp trên.
- Ngứa toàn thân kèm với vàng da: Có thể là biểu hiện của chứng tắc mật trong gan ở sản phụ.
- Phát ban kèm với sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng thường bắt đầu bằng tình trạng phát ban như thủy đậu, sốt phát ban do nhiễm virus đường hô hấp, nhiễm herpes...
- Ngứa hay phát ban (không kèm sốt) và có tổn thương da: Là biểu hiện của bệnh ngoài da như chàm, vảy nến, ghẻ, dị ứng thuốc (đang dùng)...
- Ngứa không kèm với sang thương da: Có thể gặp trong các bệnh toàn thân như rối loạn chuyển hóa (tiểu đường), nội tiết (bệnh tuyến giáp), ung thư, dị ứng thuốc, bệnh thận, bệnh huyết học (thiếu máu, u lympho bào)...
- Ngứa kèm với cảm giác bỏng rát quanh âm hộ - âm đạo: Do nhiễm nấm candida và các bệnh lây qua đường tình dục.
Để an toàn cho thai nhi, bệnh nhân nhất thiết không được tự ý dùng một loại thuốc nào.
Ngứa da khi mang thai |
|
|
Một số cách chữa ngứa cho bà bầu tự thiên nhiên
Mẹ bầu hết lo ngứa da nhờ lá kinh giới
Dùng lá kinh giới tắm hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu hết ngứa ngáy.
Bị ngứa với người khỏe mạnh bình thường còn thấy khó chịu nữa là với những phụ nữ mang thai như mình. Không biết các mẹ có giống mình không chứ theo mình “xếp hạng” thì ngứa da khi mang thai “xứng đáng” đứng vị trí số 1 bởi sự khó chịu đến khó tả của nó.
Khi mang thai đến tháng cuối, bỗng dưng mình thấy ngứa râm ran ở vùng bụng. Ban đầu mình chỉ dám lấy tay xoa xoa cho đỡ ngứa, nhưng cảm giác ngứa ngày một khó chịu, nhất là ban ngày đi làm mới khổ sở làm sao! Ngứa lúc nào cũng chỉ muốn thò tay vào bụng mà gãi thôi. Về nhà là thay luôn quần áo rộng rãi để gãi cho tiện.
Vì bị ngứa nên mình không dám sử dụng sữa tắm mà chỉ dùng nước ấm pha muối loãng tắm hàng ngày. Lúc tắm xong cũng thấy dễ chịu nhưng sau đó đâu lại vào đấy. Mình đi khám da liễu, bác sỹ cho làm xét nghiệm máu kiểm tra thì không thấy vấn đề gì. Sau đó mình được bác sỹ giải thích nguyên nhân ngứa là do cơ địa khi mang bầu. Bác sỹ cũng không “dám” kê đơn uống thuốc gì cả, chỉ bảo đi mua một lọ hồ nước, sau khi tắm rửa sạch sẽ thì bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa, đồng thời khuyên hạn chế ăn đồ nóng, uống nhiều nước.
Đang lúc “nước sôi lửa bỏng” thì bà nội xuống chơi đồng thời “tặng kèm” một chiêu trị ngứa theo dân gian bằng lá kinh giới cực kỳ hiệu quả các mẹ nhé.
Lá kinh giới có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da.
Các mẹ tìm mua lá kinh giới tươi. Sau đó đem về rửa sạch, vò nát. Chuẩn bị sẵn một chậu nước tắm ấm rồi thả chỗ kinh giới đã vò nát vào. Nếu muốn tránh bã kinh giới dây lên người thì có thể bọc chỗ lá kinh giới đã vò nát trong một chiếc khăn xô cột chặt lại rồi mới thả vào chậu nước tắm. Dùng nước này tắm hàng ngày. Mỗi lần tắm chỉ cần khoảng 100g lá kinh giới tươi.
Mình dùng tắm vài ngày là đỡ, lúc tắm xong thấy da thấy mát mẻ, thông thoáng. Để cho “triệt để” thì song song với việc tắm hàng ngày mình còn lấy lá kinh giới tươi vò nát xoa trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Cực kỳ dễ chịu mà chẳng hại đến thai kỳ.
Mấy hôm rồi lang thang lên mạng thấy cũng có nhiều mẹ bị ngứa như mình mà không biết làm thế nào nên chia sẻ kinh nghiệm này của mình cho các mẹ cùng thử. Nếu hết ngứa, các mẹ “like” mạnh kinh nghiệm này của mình nhé!
Một vài công dụng của lá kinh giới:
- Lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu…
- Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Việc dùng lá kinh giới già để đun nước tắm thường xuyên sẽ giúp bạn có làn da đẹp.
- Theo kinh nghiệm dân gian, kinh giới để tươi nấu nước uống và tắm hằng ngày để phòng chống rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt.
Bà bầu tạm biệt ngứa da nhờ xơ mướp
Ngoài công dụng chữa ngứa da, xơ mướp còn dùng để chữa viêm tuyến vú, chữa ít sữa, chữa bệnh trĩ... ở phụ nữ sau sinh.
Ngứa là một trong những triệu chứng mà bạn dễ mắc phải trong thời kỳ bầu bí. Mặc dù ngứa không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn và bé, ngứa sẽ khỏi hẳn sau khi bạn sinh bé được vài tuần nhưng ngứa lại là nguyên nhân gây phiền toái khiến bạn hay cáu giận, căng thẳng, khó chịu vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm và còn làm tổn thương làn da của bạn.
Nguyên nhân gây ngứa thường xuất hiện ở cuối thai kỳ, khi chiếc bụng bầu ngày một lớn lên, da có thể bị rạn và sự chèn ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới sinh phù chân. Ngoài ra việc tăng chuyển hóa trong cơ thể gây ra việc tăng tiết mồ hôi da trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích từ môi trường ngoài như thời tiết, sự cọ xát của quần áo thô ráp, bệnh ngoài da sẵn có hay sự thay đổi lượng hormone trong thai kỳ khiến cơ thể nhạy cảm hơn cũng là nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa vùng bụng, ngực, hông và đùi khi mang thai…
Ngứa da là chứng bệnh phổ biến ở bà bầu. (ảnh minh họa)
Khi mình mang thai bé Moon được 34 tuần thì thời tiết bắt đầu giao mùa, tiết trời hanh khô khiến cho làn da mịn màng trở nên khô, mốc meo, nứt nẻ và mình cảm thấy rất khó chịu khi phải sống chung với ngứa một thời gian dài. Cảm giác ngứa ngày một lan rộng từ chân lên tay rồi khắp cả người nữa. Đêm không ngủ được vì ngứa còn ban ngày ngứa hoành hành nên cũng chẳng làm được gì. Chỗ nào cũng thấy ngứa và nổi mẩn đỏ, lấm tấm vết xước do mình dùng tay gãi. Nhiều lúc chỉ dám xoa xoa thôi nhưng cơn ngứa vẫn không thuyên giảm…
Hôm chồng đưa mình đến da liễu khám nơi có người bạn thân của anh là bác sĩ, anh khám rất cẩn thận và tỉ mỉ cho mình. Anh nói do mình bị nóng trong và bị ứ mật trong thai kỳ không cần phải dùng thuốc bôi làm gì nhưng điều không nên làm khi bị ngứa đó là không được dùng tay gãi lên chỗ ngứa vì hầu hết khi bị ngứa ai cũng có một phản xạ tự động đưa tay lên gãi và chính phản xạ này đã làm tổn thương da và dễ bị nhiễm trùng, có khi còn trở thành những vết sẹo trên da nữa. Việc làm đầu tiên để giảm cơn ngứa đó là giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm bằng nước hơi ấm có thêm một chút muối khử trùng rồi mặc quần áo thoáng mát bằng chất vải cotton hay lụa, kiêng đồ ăn tanh, những thức ăn dễ gây dị ứng mà nên ăn nhiều đồ mát, quả tươi chứa nhiều vitamin…
Anh còn nói ngày xưa các cụ thường hay chữa dị ứng hay mẩn ngứa bằng cách “Xơ mướp 30g, tỏi 60g, nước 1 lít, đun sôi, ngâm ngày 2 lần, mỗi lần ngâm 20-30 phút”. Ngoài ra xơ mướp hay dùng để chữa viêm tuyến vú, chữa ít sữa, chữa bệnh trĩ, lòi dom đi ngoài ra máu ở bà bầu sau khi sinh rất hiệu quả. Các cụ ngày xưa chỉ biết mướp nấu canh mùa hè ăn rất mát và đưa cơm chứ mấy ai biết rằng mướp trong Đông y lại dùng làm thuốc. Đông y thường hay gọi là ty qua, xơ mướp là ty qua lai, rễ mướp là ty qua căn. Mướp có vị ngọt, tính bình, không độc.
Ngoài công dụng chữa ngứa da, xơ mướp còn dùng để chữa viêm tuyến vú, chữa
ít sữa, chữa bệnh trĩ... ở phụ nữ sau khi sinh rất hiệu quả. (ảnh minh họa)
Anh còn khuyên ông xã chịu khó tìm được xơ mướp về đun nước cho mình vừa ngâm vừa tắm để chữa ngứa. Mình kết hợp cả chế độ ăn và thực hiện ngâm chân tay đều đặn theo lời anh ấy khuyên. Bạn biết không khi ngâm mình trong nước âm ấp thì có mùi thơm thoang thoảng của mướp, vị cay cay của tỏi bốc lên làm mình thấy dễ chịu, thoải mái lắm. Đều đặn ngày 2 lần mình được ngâm mình trong hương mướp thế mà những nốt mẩn ngứa nhỏ như con dĩn cắn biến đâu mất tiêu. Ngày đầu khi ngâm thấy dễ chịu nhưng vẫn còn vài nốt nhỏ li ti chứ không còn từng mảng to, đôi lúc vẫn thấy ngứa, mình quyết không gãi mà chỉ xoa đều khắp bắp chân. Quyết không chịu bỏ cuộc nên đến ngày hôm sau mình vẫn kiên trì đun nước ngâm và tắm theo sự hướng dẫn của bác sĩ và hiệu quả như mong muốn nhé. Một tuần sau mình không còn ngứa nữa. Nhưng thú thật với các bạn mình đã nghiện tắm nước mướp mất rồi…
Bây giờ mình đang chuẩn bị sinh bé đây, mình không còn lo lắng băn khoăn về chứng mẩn ngứa nữa và tư tưởng của mình chuẩn bị lên bàn đẻ cũng thoải mái, vui vẻ lắm vì đang chờ đón một nhóc rồng con mà.
P/S: Nếu mẹ bầu nào bị mẩn ngứa giống mình thì cứ an tâm đi nhé và nhớ hãy áp dụng bài thuốc dân gian hiệu quả mà lại rẻ về kinh tế nữa.
Làm sao để hết ngứa mề đay nhanh mà không tốn
Làm sao để hết dị ứng mỹ phẩm
Làm sao để hết ngứa da nhanh mà không tốn kém
Làm sao để hết ngứa âm đạo
Làm sao để hết ngứa hậu môn nhanh chóng
Làm sao để hết ngứa da đầu nhanh và an toàn
Cách chữa dị ứng đơn giản mà hiệu quả
(st)