Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả nhất. Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều rau xanh và quả chín từ khi còn nhỏ và khuyến khích con chạy nhảy, nô đùa... Đây là những cách đơn giản nhất để giúp bé khắc phục táo bón.
CHỮA BỆNH TÁO BÓN CHO TRẺ 3 TUỔI
|
Ảnh: Corbis.com. |
Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày.
Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau:
- Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.
- Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.
- Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng.
Lý do bé bị táo bón
- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.
- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.
- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...
- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.
- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.
Cách giúp con khỏi táo bón
Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:
- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).
- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...
- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.
Luyện tập:
- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).
- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).
- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.
- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.
- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.
- Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml. (Có thể dùng thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống).
Bài thuốc nam chữa bệnh táo bón cho trẻ rất hiệu quả
Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam. Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần. Bài 2: Rau khoai lang 60 gam Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần. Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần. Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam. Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm. Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam. Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém. Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt). Xoa bóp giúp nhuận tràng Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ. Phòng bệnh táo bón cho trẻ - Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài. - Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm. - Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa. - Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài. Dinh dưỡng khi trẻ bị táo bón Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp bé tăng trưởng tốt mà còn tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy
Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều giai đoạn trẻ dễ mắc phải chứng táo bón. Thường thì trong vòng 6 tháng đầu bé rất dễ gặp tình trạng này. Nếu trẻ đang bú mẹ nên cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ vì giai đoạn này bé chưa ăn những thức ăn ngoài sữa nhiều. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung cho bé bằng các loại men vi sinh và nước trái cây ép, xay (ví dụ: cam vắt, hay trái bơ xay, hay cho bé ăn dặm yaourt …) với một lượng vừa đủ. Theo dõi kỹ phân và thời gian đi cầu của bé. Giai đoạn khoảng gần 2 tuổi đến 3 tuổi, bé cũng dễ mắc chứng này, nhưng giai đoạn này bé đã ăn dặm nhiều nên chúng ta có thể bổ sung trực tiếp chế độ dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung rau củ trong chế dộ ăn chính, rất cần thêm chất xơ thông qua thức ăn phụ (trái cây, yaourt…)., vấn đề không thể thiếu và quan trọng đó là cho bé uống nước đầy đủ. Nếu bé đã bị táo bón rồi thì không nên lạm dụng việc bơm hậu môn cho bé nhiều, mà nên tập trung kiểm tra lại cách thức pha sữa có hợp lý không. Pha quá đặc sữa cũng không tốt. Kiểm tra chế độ rau củ trong thức ăn của trẻ có thiếu không và có bổ sung thức ăn phụ đầy đủ không. Trường hợp đã kiểm tra hết các yếu tố trên nhưng vẫn không khắc phục được bệnh, nên cho bé đi kiểm tra ở các cơ sở y tế xem có bị bệnh lý gì về hệ tiêu hóa. Như vậy theo tôi, việc quan tâm chế độ dinh dưỡng cho bé đúng mực là quan trọng, không những giúp trẻ tăng trưởng tốt mà còn tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… Tất nhiên cả về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến cho bé cũng rất cần được quan tâm. Cũng cần phải theo dõi các chế phẩm sữa nào hợp với bé nhất, vì sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
Trẻ mới sinh thường đi cầu phân lỏng, hoa cà hoa cải và nhiều lần trong ngày. Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, do sự trưởng thành của đường tiêu hóa, khả năng cô đặc phân tốt hơn nên phân sẽ sệt lại và giảm số lần, đó là sinh lý bình thường của lứa tuổi. Những trẻ bú sữa công thức sẽ có phân đặc ngay từ đầu, đó là do thành phần đạm, lượng phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức và sữa mẹ khác nhau. Do đó, trong sữa công thức, người ta phải bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý tập cho bé phản xạ đi cầu đều đặn. Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói, xi đi cầu 2 lần mỗi ngày (nên thực hiện sau cữ bú vì ruột đang tăng co bóp) để bé quen dần. Không nên tự động cho uống nước trái cây vì có thể làm trẻ chướng bụng. Chỉ cho bé ăn trái cây nếu được bác sĩ chỉ định. Khi trẻ ăn dặm, nên tập ăn trái cây nạo nhuyễn để cung cấp đủ chất xơ. Cho ăn rau cũng phải là cả xác rau chứ không chỉ lấy nước pha bột. Nhớ cho trẻ uống nước đầy đủ, nhất là những ngày nắng nóng và với bé đổ nhiều mồ hôi. Không pha sữa đặc hơn hướng dẫn của loại sữa. Không tự mua canxi hay thuốc bổ máu uống thêm vì có thể làm trẻ khó đi cầu. Việc bổ sung thuốc phải do bác sĩ thăm khám và quyết định, chỉ bổ sung nếu trẻ thực sự thiếu. Trong những trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài nhưng chỉ là táo bón chức năng, có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc làm mềm phân trong một thời gian, cùng với cải thiện chế độ ăn và tập luyện đi cầu. Có khi phải dùng thuốc bơm hậu môn để tháo phân và tạo ra lịch đi tiêu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ. Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì không giải quyết được cái gốc của bệnh, chỉ làm bé sợ đi cầu và sợ cả cái ống bơm nhiều hơn. Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng có thể giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần), có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy. Phòng ngừa táo bón là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ thông thường mà cha mẹ nên biết.Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng…
|