Có tất cả 22 chiếc xương ở bàn tay được nối với nhau nhờ gân và cơ. Bàn tay có độ tinh nhạy cao hơn các nơi khác trên cơ thể; mỗi đầu ngón tay chứa đến hàng ngàn đầu tận dây thần kinh.
So với động vật
Khác với động vật, lòng bàn tay (và cả gan bàn chân) của người luôn nhạt màu do thiếu melanin. Hiện tượng này có thể tiến hoá từ cách ra dấu bằng tay của thuỷ tổ loài người có màu da sậm và sống dưới nước, vì khi ở trong nước thì họ khó sử dụng các dấu hiệu của thân mình. Dấu hiệu “chào mừng” và “đầu hàng” hiện được dùng phổ biến cũng đã ra đời vào thời kỳ này.
Cũng như các động vật khác, cánh tay người có các khớp nên họ có thể gập ra sau, giúp các thao tác bằng tay được thuận lợi. Chó, mèo và ngựa có khớp ở chân trước và đầu gối của chúng tương ứng với cổ tay người.
Trang điểm cho tay
Phụ nữ ở các nền văn hoá khác nhau đều nhận thấy đôi tay là nơi thích hợp để trang điểm và phô trương. Trang điểm cho tay bao gồm tạo hình vĩnh viễn như khắc và xăm, thường được dùng để khẳng định địa vị xã hội, và tạo hình tạm thời như vẽ bằng thuốc nhuộm lên bàn tay.
Cũng như vòng đeo cổ và trâm cài
đầu, vòng đeo tay lúc đầu được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ chủ nhân của nó
trước các thế lực ma quái. Dần dà chúng trở thành phương tiện để biểu thị sự
giàu có, địa vị xã hội và làm nổi bật sự mềm mại của đôi tay phụ nữ. Mục đích
bảo vệ của vòng đeo tay vẫn còn được lưu lại cho đến ngày nay (qua những người
sống dưới triều đại nữ hoàng
Nhẫn vừa là vật trang sức vừa được dùng làm biểu tượng. Chiếc nhẫn được đeo lâu dài nhất là nhẫn cưới, mà người phương Tây thường đeo ở ngón áp út của bàn tay trái. Tập quán này có từ thời La Mã cổ đại, khi đó người ta cho rằng ngón tay đeo nhẫn có dây thần kinh (hoặc mạch máu) chạy thẳng vào tim. Một loại nhẫn dùng làm biểu tượng khác là nhẫn đính hôn hầu như chỉ dùng cho phụ nữ với ngụ ý đã nhận lời cầu hôn, khác với nhẫn cưới là loại nhẫn phải đeo suốt cuộc đời, thường được trao cho người phụ nữ vào lễ cưới hoặc kỷ niệm ngày cưới, hoặc sau khi sinh con. Các vũ nữ Ấn Độ sơn móng tay đỏ nhằm làm nổi bật các động tác phức tạp và uyển chuyển của bàn tay; cũng với mục đích này mà các vũ nữ Thái Lan thường gắn những bông hoa giấy vào đầu ngón tay khi mua.
Các vấn đề của bàn tay và móng tay
Vấn đề:
Chai
Nứt nẻ
Chín mé
Dày sừng
Đổ mồ hôi tay
Hột gạo trên móng
Viêm bao hoạt dịch
Chấn thương do căng cơ kéo dài
Chẻ móng
Xước mang rô
Bầm móng
Móng nhạt màu
Nguyên nhân và triệu chứng:
Da dày thành từng mảng do cọ xát thường xuyên
Do quá nóng hoặc quá lạnh gây ra
Áp-xe nhỏ ở cạnh móng
Nhiều đốm sậm màu trên da, hậu quả của tổn thương da do ánh nắng mặt trời
Do stress tinh thần
Do dễ móng bị dập
Túi dịch nhỏ ở các dây chằng và gân cơ bị quá tải và viêm
Do liên tục lặp lại một động tác trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương cơ, viêm và chèn ép dây thần kinh.
Thường do hậu quả của điều trị nặng hoặc ngâm tay lâu trong nước.
Nứt đau ở kẽ da quanh móng. Thường do da quá khô.
Thường do móng bị dập mạnh.
Có thể là dấu hiệu của thiếu máu, tuần hoàn kém hoặc gan có vấn đề.
Thuận tay trái
Từ lâu, tay trái bị xem là dở, vụng
về và mang điềm gở. Quan niệm này bắt nguồn từ thực tế chỉ có 12% dân số trên
thế giới thuận tay trái (không phân biệt chủng tộc) và vì lý do đó mà tay trái
thường được ít sử dụng. Ở Ấn Độ và Trung Đông, tay trái bị cho là dơ bẩn và chỉ
dùng để hốt phân, còn tay phải là tay sạch thì được sử dụng trong mọi chuyện
khác. Ở những nước này, sự thuân tay trái còn bị phản đối mạnh, mặc dù quan
niệm này đã bị bãi bỏ ở các nước phương
Trang điểm cho móng tay
Về phương diện lịch sử, để móng tay dài và trang trí cho chúng là một cách biểu thị địa vị xã hội (ngụ ý rằng chủ nhân củ chúng không phải “chạm móng tay” vào bất cứ việc gì). Ở một vài nền văn hoá như Trung Quốc thời phong kiến, móng tay thường được để rất dài và cong lại như chiếc sừng. Ở nhiều nước phương Tây ngày nay, phụ nữ dùng sơn móng tay để trang điểm cho móng tay, và có người còn gắn thêm móng giả vào móng thật.
St