Chữa mụn trứng cá bằng cây lô hội hiệu quả rất tốt. Từ lâu, cây lô hội đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, lô hội còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc.
TÌM HIỂU CÔNG DỤNG CỦA CÂY LÔ HỘI
Cây lô hội dùng làm thuốC
Ở nước ta, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc.
Trong dân gian, lô hội còn có nhiều tên gọi khác nhau như Du thông, Tượng tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ.... Một số sách cổ như Khai bảo gọi nó là lô hội hay Nô hội, Quỷ đan... Tên khoa học Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger, thuộc họ hành tỏi (Liliaceae). Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, tụ đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.
Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.
Tác dụng theo y học cổ truyền: Lô hội đã được dùng làm thuốc từ rất lâu. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, mát huyết, chỉ huyết (cầm máu), nhuận tràng, thông đại tiện. Thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, phiền táo, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm tá tràng, viêm mũi, kinh bế, cam tích, kinh giản (co giật) ở trẻ em, đái tháo đường... Người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai không nên dùng.
b>Tác dụng chữa bệnh của lô hội: Tùy theo bộ phận dùng làm thuốc. Sách Trung dược như Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục cho rằng lá lô hội có tác dụng thông tiện, thúc kinh, mát máu, ngừng đau, tiêu viêm, tả hỏa, sát trùng, giải độc. Chủ trị nhọt lở độc sưng, bỏng lửa, bỏng nước, cam tích, kinh bế, ghẻ lở.
Hoa lô hội có tác dụng lợi thấp, mạnh vị. Chủ trị tiêu hóa không tốt, cảm nhiễm đường niệu, thấp chẩn, ho hắng...
Tác dụng dược lý của lô hội: Có 3 tác dụng chính, liều thấp có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh; Ngoài ra còn là thuốc có tác dụng thông mật.
Ứng dụng chữa bệnh bằng cây lô hội
- Chữa đái tháo đường: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa tiểu đục, nước tiểu như nước vo gạo: lô hội tươi 20g, giã nát, thêm đạm qua tử nhân 30 hạt, uống trước bữa ăn, ngày 2 lần (Phúc kiến dân gian thảo dược). Có thể dùng hoa lô hội 20g nấu với thịt lợn ăn.
- Chữa nôn ra máu: Hoa lô hội 20g, sắc với rượu (Lĩnh nam thái dược lục).
- Chữa ho đờm: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một thang (Quảng Đông trung thảo dược).
- Chữa ho khạc ra máu: Hoa lô hội 12-20g khô. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa trẻ em cam tích: Rễ lô hội khô 20g. Sắc uống ngày một thang (Nam phương chủ yếu hữu độc thực vật).
- Chữa đau đầu, chóng mặt: Lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa tiêu hóa kém: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm loét tá tràng: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm mai mực tán bột 10g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15-20 ngày là một liệu trình.
- Chữa kinh bế, đau bụng kinh: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa bỏng: lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da, bôi nhựa lô hội vào chỗ bỏng thì mát và lành ngay.
- Chữa mẩn ngứa, dị ứng: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần.
- Chữa Eczema: Lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào như chữa bỏng nói trên. Hàng ngày bôi phủ lên nhưng không được kỳ rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Chữa viêm da: Dùng nước sôi thấm ướt khăn dấp vào, nguội thì vắt kiệt rồi lại thấm nước sôi dấp, làm 5-7 lần cho đỡ ngứa, sau đó lau khô, lấy lá lô hội xẻ mỏng đắp trên tổn thương, ngày đắp 1-2 lần, làm liên tục trong nhiều ngày.
- Chữa quai bị: Lá lô hội giã nát, đắp lên chỗ sưng đau. Đồng thời dùng lá lô hội 20g; Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa viêm đại tràng mãn: Lô hội 5 lá tươi, bóc bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con (30ml).
- Chữa đau nhức do chấn thương, tụ máu: Lá lô hội tươi, giã nát đắp vào chỗ sưng đau; Kèm theo lá lô hội 20g xay nhỏ hoặc giã nát, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa táo bón: Lá lô hội tươi, mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g, xay nhỏ với 0,5 lít nước. Chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa mụn nhọt: Lá lô hội tươi, giã nát đắp lên mụn nhọt.
- Chữa trứng cá: Lá lô hội tươi, bóc vỏ lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
Sách Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư còn giới thiệu một số bài thuốc chữa các bệnh ung thư có lô hội như sau:
- Phòng bệnh ung thư: Lá lô hội 20g. Sắc uống ngày một thang (có thể uống sống).
- Chữa ung thư đại tràng: Lô hội 20g, chu sa 15g. Dùng rượu làm viên, ngày uống 4g với rượu.
- Chữa bạch huyết: Lô hội 20g, đương quy 20g. Làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
- Chữa u não: Lô hội 15g, đại hoàng 15g, thanh đại 15g, đương quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g, hoàng liên 6g, hoàng bá 4g, hoàng cầm 6g, mộc hương 6g, xạ hương 2g. Tất cả các vị tán bột làm thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g.
Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng.
CÁCH TRỊ MỤN TRỨNG CÁ BẰNG CÂY LÔ HỘI
cách thứ nhất
Lá lô hội có tác dụng dưỡng da rất tốt |
Trước tiên, lấy lá lô hội tươi, rửa sạch, loại bỏ mép lá có răng cưa rồi ép lấy nước, sau đó lọc kỹ qua hai lớp vải bông mịn ta sẽ được một dung dịch dưỡng da nguyên chất khá tốt. Khi dùng, nhỏ 2 - 3 giọt dịch lô hội vào lòng bàn tay, nhỏ thêm 4 - 5 giọt nước sạch, rồi hòa đều và thoa trực tiếp lên da mặt. Dung dịch này không để được lâu, chỉ dùng trong khoảng 4 - 5 ngày.
Điều cần lưu ý là, có một số người làn da dễ mẫn cảm nên khi dùng dung dịch này có thể bị đỏ da và mẩn ngứa. Vì thế, trước khi dùng bạn nên tiến hành thử nghiệm tiếp xúc trên da. Cách làm đơn giản như sau: Lấy lá lô hội tươi, rửa sạch, cắt thành miếng dài chừng 3 cm, bóc bỏ vỏ ngoài rồi đặt lên mặt trong cẳng tay, dùng dây cố định lại, để qua một đêm, sáng hôm sau bỏ ra, nếu không có hiện tượng đỏ da hoặc mẩn ngứa thì có thể yên tâm sử dụng. Trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi cơ thể ốm yếu, da dễ mẫn cảm thì không nên dùng.
Cách thứ hai
Tiến hành lần lượt các bước như sau: Lấy lá lô hội tươi rửa sạch rồi ép lấy nước; lọc kỹ dung dịch này qua vải bông mịn; đồng thời lấy dưa chuột tươi rửa sạch, ép lấy nước và lọc kỹ. Đập một quả trứng gà, cho 2 thìa cà phê dịch lá lô hội, 3 thìa cà phê dịch dưa chuột và 2 thìa cà phê đường đỏ, đánh kỹ; sau đó, cho vào hỗn dịch này một ít bột mì, trộn đều để được một thứ hồ dính.
Mỗi tuần một lần, dùng hồ thuốc này bôi đều lên da mặt, trừ vùng quanh mắt và miệng, lưu thuốc trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Cả hai cách này đều có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, làm sạch da, thúc đẩy quá trình tân tạo da và chống lão hóa nên dùng để dưỡng da rất tốt. Lẽ dĩ nhiên, cả hai phương pháp đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ làm và rẻ tiền. Chỉ cần một chậu cảnh trồng vài cây lô hội, là bạn đã có đủ nguyên liệu để sử dụng lâu dài. Nếu bạn kết hợp dùng cả hai cách với nhau thì hiệu quả dưỡng da càng mỹ mãn.
biệt dược giúp điều trị mụn trứng cá tại gia
1. Tinh dầu từ cây chè
Mặc dù không được phổ biến nhưng tinh dầu cây chè vẫn là một trong những phương pháp điều trị mụn tại nhà hiệu quả nhất. Terpinen-4-ol, một thành phần thiết yếu được tìm thấy trong tinh dầu cây chè, có đặc tính kháng khuẩn mạnh.
Cách dùng: Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu rồi bôi vào những vùng da tổn thương, nó sẽ diệt vi khuẩn gây mụn sống dưới da.
3. Cà chua
Cà chua là cách điều trị mụn tại nhà hiệu quả nhất đối với những ai có làn da dầu. Nó làm se khít lỗ chân lông và giảm chất nhờn cho da.
Cách dùng: Hãy cắt lát cà chua và đắp trực tiếp lên da mặt, sau khoảng 10 đến 15 phút rửa sạch mặt bằng nước.
4. Cam, chanh
Hai loại trái cây này đều là biệt dược trị mụn vừa hiệu quả lại đơn giản.
Cách dùng: Trộn vỏ cam với nước, xay nhuyễn ra, sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương rồi rửa sạch sau 15-20 phút. Hoặc bạn cũng có thể dùng nửa quả chanh để chà xát lên vùng mụn, để như vậy qua đêm rồi rửa mặt thật kỹ vào sáng hôm sau.
5. Bột nở (Baking soda)
Bột nở có thể sử dụng làm chất tẩy rửa, dưỡng ẩm, và làm mặt nạ đắp mặt để điều trị mụn trứng cá.
Cách dùng: Trộn bột nở với nước cho thật nhuyễn, sau đó đắp vào những chỗ tổn thương trên mặt khoảng vài phút rồi rửa sạch bằng nước. Loại bột này có thể dùng làm mặt nạ đắp trong vòng nửa tiếng. Nếu bạn muốn sử dụng nó để dưỡng ẩm, hãy trộn bột nở với nước ấm và đổ hỗn hợp này vào bình xịt để dùng dần.
6. Trà xanh
Nhiều thế kỉ qua, y học Trung Quốc đã sử dụng trà xanh để điều trị mụn cũng như một số căn bệnh khác. Ngoài việc uống vài tách trà xanh mỗi ngày để phòng tránh mụn từ trong cơ thể, bạn cũng có thể sử dụng nhiều loại nước dưỡng ẩm có chứa tinh chất trà xanh để trị mụn.
Trên đây là 6 biện pháp điều trị mụn không hề phụ thuộc vào các sản phẩm hóa học được sản xuất hàng loạt. Tất cả các thành phần được đề cập đến đều dễ tìm trên thị trường và giá không hề mắc.
8 cách trị mụn cho hiệu quả ‘thần kì’
Trái lại, ngay tại nhà bạn với việc sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên sẽ khiến cho những nốt mụn trứng cá phải “tự động rút lui”, trả lại cho bạn làn da tươi sáng, mịn đẹp, ưng ý.
. Nước hoa hồng + gỗ đàn hương
Bạn hãy dùng nước hoa hồng trộn lẫn với bột gỗ đàn hương, để tạo thành một dạng bột nhão. Thoa hỗn hợp bột nhão này lên mặt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại.
. Dưa chuột
Dưa chuột có tính chất dịu mát và thanh nhiệt. Bạn có thể “chế” mặt nạ từ dưa chuột hoặc uống nước ép dưa chuột mỗi ngày đều có tác dụng tốt đối với da.
Rất đơn giản, hãy dùng dưa chuột cắt khoanh để đắp lên da mặt, có thể đắp cả lên mắt để giảm cảm giác mệt mỏi cho mắt trong vòng 30 phút thì rửa sạch lại. Cách làm này không những giúp bạn loại trừ được mụn xuất hiện trên da mà còn giúp cho làn da luôn tươi trẻ, mịn màng.
Tỏi
Tỏi không chỉ là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp nhà bạn, mà còn có thể được sử dụng như một loại “thần dược” làm đẹp, có khả năng loại trừ nốt thâm do mụn trứng cá để lại.
Cách làm thật đơn giản, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi và dùng để chà xát lên vùng da bị mụn.
Bôi lá bạc hà tươi lên da vào buổi tối sẽ trị được mụn trứng cá, mụn bọc, các vết mẩn đỏ, vết chàm, ghẻ và các bệnh dị ứng ngoài da.
. Kem đánh răng
Bôi ít kem đánh răng lên mụn bọc trước khi đi ngủ, vết sưng tấy của mụn sẽ giảm đi thấy rõ sau một đêm thức dậy. Đây là cách trị mụn dễ dàng có thể tự làm tại nhà.
Dầu cây oải hương
Hãy dùng tinh dầu của cây oải hương thoa lên da mặt, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ về những hữu ích của nó.
. Mặt nạ cà rốt
Để tạo được loại mặt nạ trị mụn này bạn cần có 500g cà rốt, 5g phấn trang điểm.
Sau đó hãy nghiền nát cà rốt đã rửa sạch. Trộn phấn trang điểm với cà rốt giầm. Thoa hỗn hợp lên mặt, sau 10 phút rửa sạch. Mỗi ngày đắp mặt nạ một lần.
Mặt nạ violet
Hãy dùng 30 gam hoa violet, 100 ml nước tinh khiết.
Sau đó cho cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết đun trong vòng 10 phút. Một phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên mụn trứng cá, mỗi ngày 4 lần. Đây là phương pháp trị mụn trứng cá hữu hiệu nhất.
Bột yến mạch và nước
Hỗn hợp bột yến mạch và nước phù hợp với mọi loại da, đặc biệt với da dầu. Thoa hỗn hợp này lên những vùng da bị mụn gây ra và để trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh.
Trái bơ
Hãy chọn trái bơ thật chín, tách lấy phần cùi, nghiền nhuyễn và có thể thêm 1 vài giọt dầu oliu. Hãy dùng nó thoa đều khắp lên da mặt khoảng 30 phút sau thì rửa lại với nước.
Hoa hồng
Hãy dùng cánh hoa hồng để đun nước tắm mỗi ngày, mụn sẽ nhanh chóng phải “đầu hàng” bạn.
. Lòng trắng trứng gà
Đơn giản hãy dùng lòng trắng trứng gà để thoa lên da mỗi ngày.
Đá
Đá có tác dụng giảm chứng sưng viêm hay những vết tấy đỏ do mụn gây ra. Thêm nữa, đá còn có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Khi vết mụn trứng cá sưng phồng bạn hãy lấy đá lạnh chườm lên nốt mụn. Chúng sẽ ngay lập tức xẹp xuống và da mặt bạn sẽ láng mịn ngay.
. Chuối
Lấy phần bên trong của vỏ chuối, cắt thành từng miếng mỏng hoặc bóp nhão đắp lên vùng da có mụn, để trong 10-15 phút, tuần làm 2 -3 lần. Đây là một cách để loại trừ mụn trên da và làm da mềm hơn.
Đu đủ
Trong đu đủ có chứa một lượng lớn vitamin A và một loại vitamin chống oxy hóa. Vì thế, nó có khả năng ức chế quá trình hình thành mụn trứng cá. Hãy lấy cùi của quả đu đủ chín, nghiền nát, sau đó đắp lên mặt khoảng 20-30 phút mỗi ngày để ngăn không cho mụn xuất hiện.
Cam
Cam không chỉ là loại trái cây giàu vitamin mà còn tham gia hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các vết nhiễm khuẩn. Măm thật nhiều cam cũng rất ổn cho da đấy!
Cà chua
Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.
5 loại nước ép thơm ngon 'diệt trừ' trứng cá
1. Nước ép chuối và cần tây
Nguyên liệu: Chuối và cần tây.
Cách chế biến: Rửa sạch cần tây, và cắt thành từng đoạn nhỏ. Chuối để cả vỏ vì vỏ chuối rất giàu dinh dưỡng, có thể rửa sạch vỏ chuối trong nước nóng sau đó cắt vỏ chuối thành miếng nhỏ. Cho chuối và cần tây vào trong máy xay, thêm một ít nước, đánh tan trong 2 phút là có thể uống.
2. Nước ép dưa hấu và rau chân vịt (cải bó xôi)
Nguyên liệu: Dưa hấu, rau chân vịt
Cách chế biến: Dưa hấu bỏ vỏ và hạt, cắt thành miếng nhỏ; rau chân vịt rửa sạch cắt thành từng khúc nhỏ. Cho rau chân vịt và dưa hấu vào máy xay sinh tố, cho lượng nước thích hợp và khuấy đều trong 2 phút.
3. Nước ép táo và cà rốt
Nguyên liệu: Táo, cà rốt, mật ong
Cách chế biến: Táo bỏ vỏ và hạt, cà rốt bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ. Cho táo, cà rốt vào máy xay, đổ lượng thích hợp, sau đó cho mật ong vào và khuấy đều trong 2 phút.
4. Nước ép dưa chuột
Nguyên liệu: 1 quả dưa chuột tươi, 1/2 lít sữa đậu lành, 3 viên bạc hà.
Cách chế biến: Dưa chuột cắt thành từng khoanh nhỏ, cho vào máy xay. Sau đó cho nước ép dưa chuột, sữa đậu nành, bạc hà trộn lẫn đánh tan, vậy là có thể thưởng thức rồi đấy.
5. Nước ép xoài, bưởi
Nguyên liệu: Xoài chín, bưởi
Cách chế biến: Xoài bỏ gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ, bưởi bỏ vỏ tách lấy múi. Cho xoài và bưởi vào xay, đổ lượng nước thích hợp, khuấy đều trong 2 phút, bạn sẽ có một ly nước ép mát lạnh và thơm ngon.
Cách trị sẹo lõm lâu năm cực kì hiệu quả
Thuốc trị sẹo mụn hiệu quả nhất cho bạn
Thuốc trị sẹo thâm tốt nhất cho bạn -
Điều trị sẹo lõm mất bao nhiêu tiền
Điều trị mụn trứng cá ở mặt -
Thuốc trị sẹo tốt nhất hiện nay
Thuốc trị sẹo và vết thâm tốt nhất -
Điều trị sẹo và vết thâm sau mụn
(ST)