Trị mụn trứng cá khi đang cho con bú cần chú ý. Thời kì đang cho con bú rất nhạy cảm đối với cơ sức khỏe em bé nên khi trị mụn hay giảm cân... các bà mẹ cũng cần lưu ý. Hãy tham khảo bài viết sau đây bạn nhé!
TRỊ MỤN TRỨNG CÁ KHI ĐANG CHO CON BÚ
CHỈ ĐỊNH
Điều trị những bệnh phụ thuộc androgen ở phụ nữ, như mụn trứng cá, đặc biệt các dạng rõ và các dạng có kèm với tăng tiết bã nhờn hoặc kèm viêm, hoặc có tạo thành các cục (trứng cá sẩn mụn mủ, mụn trứng cá cục nang), rụng tóc androgen di truyền và các dạng nhẹ của chứng rậm lông.
Nếu chứng rậm lông chỉ mới xuất hiện gần đây hoặc trở nên nặng hơn tới một mức đáng kể, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có thai, cho con bú, rối loạn chức năng gan, vàng da hoặc ngứa kéo dài trong lần có thai trước, hội chứng Dubin-Johnson, hội chứng Rotor, tiền sử hay hiện tại đang bị u gan,, tiền sử hay hiện tại đang có quá trình huyết khối tắc mạch ở động mạch hay tĩnh mạch và các tình trạng thuận lợi cho sự phát triển các bệnh này (ví dụ các rối loạn của hệ thống đông máu với khuynh hướng hay tạo huyết khối, các bệnh tim rõ rệt), thiếu máu hồng cầu hình liềm, đã điều trị hay đang có ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung, tiểu đường nặng với các thay đổi mạch máu, các rối loạn chuyển hóa lipid, tiền sử nhiễm herpes lúc mang thai, xơ cứng tai với tình trạng nặng hơn lúc mang thai.
THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp : tiểu đường, tăng huyết áp, dãn tĩnh mạch, xơ cứng tai, bệnh xơ cứng rải rác, động kinh, rối loạn chuyển hóa porphyrin, co cứng cơ, múa giật loại thông thường. Trong những trường hợp này, cũng như khi có tiền sử viêm tĩnh mạch, hay khuynh hướng tiểu đường, chỉ dùng Diane-35 dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.
Bạn không nên sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú. Bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được khám và kê đơn thuốc điều trị.
Những thứ nên và không nên ăn khi đang cho con bú
– Những lưu ý về dinh dưỡng khi cho con bú dưới đây sẽ giúp mẹ khỏe, con thông minh và phát triển toàn diện.
THAM KHẢO MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC SỨC KHỎE KHI CHO CON BÚ
Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú
1. Cố gắng ăn những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng. Bạn nên kiềm chế cơn thèm với những thứ trước đây bạn thích nhưng có chứa ít hàm lượng calo nhé. 2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với lượng protein, chất béo, cacbonhydrate vừa đủ. Đây không phải là lúc mà bạn thực hiện chiến dịch giảm cân vì thấy mình quá “khổ” sau khi sinh. Hãy để thật tự nhiên. Béo béo một chút nhưng vì sức khoẻ của bé thì cũng đáng mà. 3. Mỗi ngày cung cấp thêm hàm lượng calo, không quá 500g. 4. Uống nhiều nước vì khi cho con bú cơ thể sẽ bị thiếu nước. Trước mỗi lần cho con bú, nên uống một cốc nước, tuyệt đối tránh dùng cà phê hay các thức uống khác như bia, rượu, trà…Nên uống 8 cốc nước mỗi ngày. 5. Nếu bạn nghiện hoặc thèm rượu hoặc uống vì bất kỳ lý do gì thì chỉ uống khi đảm bảo không cho con bú sau đó một vài giờ, và không uống quá 1 hoặc 2 cốc/ngày. 6. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nên chú ý tới lượng canxi và sắt. Để giúp cho cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn, kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa vitamin C. 7. Vẫn tiếp tục duy trì “nạp” lượng vitamin giống như trước khi sinh. Dành chút thời gian phơi nắng hàng ngày để làm tăng lượng vitamin D trong cơ thể bạn. |
1. Những thực phẩm nên hạn chế:
Để đảm bảo được sức khỏe của bản thân mà vẫn không lo lắng về chất lượng sữa cho con, những bà mẹ đang cho con bú cần phải tránh hoặc hạn chế dùng những loại thực phẩm sau đây:
Socola
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể ăn socola. Tuy nhiên nên chú ý là không ăn quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân quá mức và đảm bảo chất lượng sữa.
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu ăn quá nhiều socola trong quá trình cho con bú thì không tốt cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn em bé vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng. Trong socola có chứa theobromine, tích lũy quá nhiều chất này trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, tim của trẻ nhỏ.
Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn sô cô la
Trà
Uống trà sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và khi trẻ bú sữa mẹ sẽ bị mất ngủ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bột ngọt
Khi đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất là các bà mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ăn có chứa bột ngọt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ có thể sẽ bị chậm tăng trưởng hoặc chịu hậu quả khi bú sữa của mẹ ăn đồ ăn chứa nhiều bột ngọt.
Rượu
Một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống cũng có thể ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Ngoài ra nó cũng sẽ tác động tới sự co lại của tử cung. Chính vì vậy mà các bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu.
Thuốc lá cũng là thứ cần tránh trong giai đoạn này vì lượng nocotine có thể sẽ ảnh hưởng tới sữa và tác động tới đường hô hấp của trẻ. Tốt nhất là bà mẹ nuôi con nên bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
Một số loại hoa quả
Trái cây tốt cho cơ thể, tuy nhiên một số loại trái cây có vị chua, loại trái cây có tính hàn vì chúng sẽ khiến bé khó chịu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Bởi vậy, trong quá trình đang cho con bú thì các mẹ nên ăn những loại trái cây trung tính như táo, nho, dứa, long nhãn…
Trái cây để trong tủ lạnh quá lâu cũng không tốt cho trẻ nhỏ, bởi vậy, nếu các mẹ muốn ăn trái cây đã được cất trong tủ lạnh thì hãy lấy ra trước khi ăn khoảng nửa giờ cho bớt lạnh rồi mới ăn.
Đồ uống có ga và cà phê
Chất cafein có trong cà phê có thể gây kích thích hệ thống thần kinh. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về tác hại của cà phê đến cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tốt nhất là các bà mẹ đang cho con bú không nên uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Với đồ uống có ga cũng như vậy.
2. Những nhóm chất làm tăng chất lượng sữa mẹ
Dinh dưỡng khi cho con bú đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé và việc phục hồi của cơ thể mẹ sau sinh. Vì vậy các mẹ đang cho con bú đừng bỏ qua những nhóm chất sau:
Protein: Protein là chất cơ bản tốt cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ nhỏ. Protein có nhiều trong cá, thịt gia cầm, nội tạng động vật, trứng và các sản phẩm từ sữa…
Carbohydrates: Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Carbohydrates có nhiều trong gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng sữa, các bà mẹ hãy ăn nhiều những sản phẩm trên.
Chất béo: Theo các chuyên gia thì trong 2 năm đầu đời, trẻ cần một lượng lớn chất béo để phát triển. Ngoài việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà nó còn cung cấp các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu thực vật, dầu mè, cá, sữa, thịt, quả óc chó, các loại hạt… Các mẹ cũng nên nên lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và trans-fat. Vì bản thân các chất béo không lành mạnh này có thể tác động ngăn chặn việc sản xuất omega-3 (loại acid béo cực cần thiết cho sự phát triển của trẻ).
Vitamin: Các loại rau màu xanh đậm, màu đỏ, màu vàng thường chứa rất nhiều vitamin A. Ánh sáng mặt trời, thịt nạc, trứng, gan, ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin D. Nấm, trái cây tươi như táo, kiwwi lại chứa nhiều vitamin B và C… Những loại vitamin này không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng, phát triển ở trẻ nhỏ.
Khoáng chất: Các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê, mangan, iot giúp phục hồi cơ thể. Sau khi sinh, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như sữa, đậu, vừng, tảo bẹ và rong biển.
Lưu ý: - Cho con bú chính là phương thức hữu hiệu để giúp bạn giảm cân nên bạn đừng có quá e ngại khi ăn nhiều chất dinh dưỡng quá. Đó chỉ là dành cho bé yêu thôi. Nhiều bà mẹ thấy trọng lượng cơ thể giảm nhanh rõ rệt mặc dù ăn nhiều hơn bình thường. - Hãy xem xét kỹ lưỡng các loại thuốc mà bạn sử dụng vì thuốc đó có thể truyền vào con bạn qua đường sữa và theo dõi xem nó có làm giảm lượng sữa trong cơ thể không. - Một chế độ ăn chay hợp lý cũng không quá ảnh hưởng gì đến các bà mẹ khi đang cho con bú. Nhưng nếu vì lý do gì đó mà bạn đang thực hiện chế độ ăn chay thì nên tìm cách cung cấp đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết. - Nếu như trẻ hay khóc hoặc đau bụng thì có lẽ trẻ rất nhạy cảm với chế độ ăn uống của bạn đấy (đặc biệt trong gia đình bạn có “tiền sử” bị dị ứng thức ăn). Thủ phạm có thể là các thực phẩm chế biến từ sữa, cà phê, thực phẩm có chứa chất axít và chất cay nóng. 1. Cà phê Nếu có thói quen hay yêu thích cà phê, bạn nên cẩn thận. Các loại thức uống chứa caffeine (cà phê, soda, hay trà) có thể nhiễm chất này vào sữa mẹ và vào cơ thể bé. Do không bài tiết caffeine được như người lớn nên bé bị ngứa ngáy, khó chịu và chậm chí là không ngủ được nếu có nhiều caffeine trong cơ thể. Nếu bạn vẫn thường dùng cà phê để thức canh con thì hãy cẩn thận và hạn chế tối đa. Một bà mẹ nuôi con có thể rất mệt mỏi khi chăm bé, nhưng một đứa bé khóc quấy có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nếu không thể bỏ được thói quen này, bạn có thể hạn chế điều này bằng cách chỉ uống ngay sau thời điểm vừa cho bé bú xong. Như vậy, vào lúc bạn cho bé bú lại thì caffeine sẽ chỉ còn trong máu của bạn mà thôi. 2. Sô cô la Đây cũng là một loại thực phẩm có chứa caffeine, tuy không nhiều bằng cà phê hay soda nhưng bạn cũng cần cẩn trọng nếu thấy bé khóc quấy nhiều sau đó. Trường hợp này bạn cần tạm ngưng dùng vài ngày, nếu thấy triệu chứng của bé tiến triển tốt hơn thì có lẽ bạn nên tránh dùng sô cô la thường xuyên. 3. Trái cây họ cam Nước cam tươi ép có rất nhiều vitamin C, tuy tốt cho sức khỏe của bà mẹ, nhưng một số thành phần có trong trái cây và nước ép họ cam có thể gây ngứa thời gian dài, dẫn đến bé khóc quấy, nôn mửa và thậm chí là nổi mẫn đỏ trên da. Nếu phải ngừng sử dụng cam, bưởi chùm (bưởi đắng - không phải bưởi Việt Nam), chanh và những trái cây thuộc họ cam khác vì con thì bạn có thể thay thế nguồn bổ sung vitamin C bằng đu đủ hay xoài. 4. Bông cải xanh Theo kinh nghiệm của người già, ăn bông cải xanh, súp lơ và những loại rau gây đầy hơi có thể khiến con bạn ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thì mỗi người đều có những kinh nghiệm khác nhau về món rau này. Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, bạn có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của con bạn có tiến triển tốt hơn không. Tuy vậy bạn cũng không nên ngưng hoàn toàn mà hãy ăn lại với lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé. 5. Chất cồn Thỉnh thoảng chỉ một ly rượu trong bữa tối thì không có vấn đề gì, điều này đã được các chuyên gia đồng tình. Thế nhưng, theo Viện Nhi của Mỹ, nếu bạn có thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ, bạn có thể gặp tác dụng phụ như: mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt và trẻ tăng cân bất thường, và có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ. Nếu bạn cần giảm stress trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thử tắm thư giãn, dùng một tách trà hoa cúc hoặc mát-xa. 6. Thực phẩm cay Nhiều người vẫn có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy và khóc quấy hàng giờ. Hãy thử thêm gia vị cho món ăn mà không dùng đến nước sốt nóng, chẳng hạn như cho vào món gà một ít nước cốt chanh. Nếu cần thay thế nước sốt nóng cho một món xào, bạn hãy cho vài món ăn một ít gừng cho ấm. Bạn nên biết gừng còn là gia vị có thể giúp làm dịu bụng của bé. 7. Tỏi Thực phẩm có chứa tỏi có thể nhiễm mùi vào bầu sữa của bạn (mùi tỏi có thể thâm nhập vào sữa mẹ tới 2 giờ sau bữa ăn). Một vài trẻ có thể thấy khó chịu hoặc khóc quấy khi bú nếu phát hiện mùi tỏi trong sữa. Không có khuyến cáo nào rõ ràng về tỏi đối với các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tại Ý, nơi tỏi được tiêu thụ thường xuyên, các chuyên gia khuyên các bà mẹ không nên ăn tỏi trong vài tháng đầu khi cho con bú. Nhưng ở Ấn Độ thì lại được khuyến khích ăn tỏi tùy thích vì người dân ở đây tin rằng việc này sẽ giúp bé phát triển quen dần với hương vị thực phẩm dành cho người lớn. Do vậy, bạn hãy "nghe" theo vị giác của bé mà quyết định. 8. Lúa mì Nếu bạn ăn một miếng sandwich hoặc đĩa mì ống trước khi cho bú sau đó khiến bé xuất hiện các triệu chứng như khóc liên tục, tỏ vẻ đau đớn, hay đi cầu ra máu, có thể lúa mì là nguyên nhân. Để kiểm tra do dị ứng hay nhạy cảm, bạn hãy bỏ thức phẩm có lúa mì ra khỏi khẩu phần ăn từ 2-3 tuần. Nếu các triệu chứng của bé có cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể sẽ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì. Nếu triệu chứng của bé vẫn không cải thiện, hãy thử loại trừ những thực phẩm nghi ngờ khác từng món một để tìm ra nguyên nhân. 9. Các sản phẩm bơ sữa Nhiều trẻ không thể dung nạp sữa bò các loại. Khi bạn tiêu thụ các thực phẩm làm từ bơ sữa (yogurt, kem và phô mai), các tác nhân gây dị ứng đó có thể theo vào bầu sữa của bạn, gây những triệu chứng dị ứng hoặc nhạy cảm với bơ sữa của bé như đau bụng và ói, không ngủ được và chàm, hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Bạn có thể thử ngưng sử dụng các sản phẩm làm từ bơ sữa từ 2-3 tuần để kiểm tra. Một số trẻ cũng có thể dị ứng với cả sữa dê hoặc sữa cừu. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ đồng thời phản ứng với cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ. 10. Bắp (ngô) Dị ứng với bắp cũng khá phổ biến, nhưng lại rất khó xác định. Bạn nên ghi lại cẩn thận chi tiết khẩu phần ăn của mình thật cụ thể (ví dụ thay vì ghi bim bim thì hãy ghi cụ thể là bim bim bắp) và bất kỳ triệu chứng dị ứng nào mà bé thể hiện trong ngày hôm đó. Nếu phát hiện các cơn đau bụng hoặc khoảng thời gian bé khóc tăng cao sau khi bạn dùng những thực phẩm làm từ bắp, có lẽ bạn cần phải kiêng món này. 11. Các loại hải sản có vỏ cứng Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải "nhịn" loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. 12. Đậu phộng Nếu gia đình bạn có thành viên dị ứng với thực phẩm, bạn nên thận trọng trước khi thêm các sản phẩm làm từ đậu phộng (lạc) hay các loại hạt vào khẩu phần ăn của mình. Hãy chú ý trong trường hợp bạn ăn thực phẩm làm từ đậu phộng và con bạn có triệu chứng nhạy cảm hoặc dị ứng, như nổi mẫn đỏ, phát ban, chàm hoặc thở khò khè. Tuy nhiên, một số bé lại không thể hiện triệu chứng khi bị dị ứng với đậu phộng. 13. Đậu nành Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Nếu bạn nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn. 14. Trứng Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn. Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt, các loại hải sản có vỏ). Sau hai tuần, thì có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ. 15. Cá Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại "cá" thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình. 16. Bạc hà Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sữa sau giai đoạn cai sữa cho bé do trong bạc hà có một số thành phần giúp giảm lượng sữa của bạn. Điều này đã được các chuyên gia thảo dược xác nhận. Bạn có thể thay thế bằng một tách trà hoa cúc. Các thành phần trong hoa cúc khi vào sữa mẹ có tác dụng làm dịu cho bé và cả bạn nữa. Bạn cũng cần phải hạn chế sử dụng kẹo bạc hà và thuốc ho bạc hà vì cả hai đều có chứa tinh dầu bạc hà. 17. Rau mùi tây Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả. Bí quyết chăm sóc da nhờn và mụn Mặt nạ tự nhiên cho da nhờn Làm đẹp cho da nhờn, cẩm nang toàn tập Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô Điều trị mụn trứng cá ở mặt Mặt nạ trị mụn Các bước trang điểm cơ bản cho da nhờn - Làm đẹp da với nước muối hiệu quả bất ngờ ... (ST) |