Chữa rôm sảy bằng mướp đắng hiệu quả ngay

seminoon seminoon @seminoon

Chữa rôm sảy bằng mướp đắng hiệu quả ngay

19/04/2015 07:55 AM
7,303

Chữa rôm sảy bằng mướp đắng hiệu quả ngay.Vào mùa nóng, nhiệt độ cao, cơ thể bé chảy nhiều mồ hôi. Đây cũng là lý do chính gây rôm sảy và mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp đơn giản dưới đây để chữa trị cho bé.




 



CHỮA RÔM SẢY BẰNG MƯỚP ĐẮNG

Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng

Rôm là những nốt mẩn màu đỏ to như đầu cái kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh, thường mọc rải rác ở đầu, cổ, ngực… Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì thế, trẻ bị rôm sảy hay khó chịu độ 1-2 tuần sau, rôm có thể lặn hết làm bong da hàng loạt. Nếu bị viêm do gãi có thể dẫn đến da bị lở do nóng.

Chữa trị

Để phòng tránh bệnh này cho bé, bạn có thể tham khảo một vài kinh nghiệm thực tế được nhiều mẹ áp dụng. Dùng lá kinh giới khô nấu sôi khoảng 10 phút rồi pha nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng lá tươi vò nát, pha nước tắm. Hay dùng một hay hai trái khổ qua (mướp đắng) tươi giã nát hoặc nấu chín, cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắngmuopdangjpg 041855

Mướp đắng tươi giã nát cho vào túi vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm cho bé.

Cũng có thể kết hợp rau kinh giới và mướp đắng với nhau. Mướp đắng, rau kinh giới rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy say sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Liều lượng là 2 quả mướp, 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

Rau sam vị chua, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng khoảng một nắm rau sam tươi giã nát, vắt lấy nước, pha tắm cho trẻ.

Vắt khoảng 1/2 trái chanh vào nước ấm và tắm cho trẻ. Với những trẻ da bị trầy xước không nên tắm nước chanh vì làm cho trẻ dễ bị xót, rất khó chịu. Các mẹ có thể cho con tắm bằng nước lá vòi voi, sài đất, trà xanh hoặc lá khế cũng được.

Các bé bị rôm sảy chủ yếu là cơ thể nóng trong. Vì vậy, ngoài tắm bằng phương pháp này thì cần chú ý tăng cường bổ sung các loại hoa quả có nhiều vitamin C như cam, chanh… Nên uống nước giải khát thanh nhiệt như: rau má, nước chanh, nước chanh muối, mía lau, atisô…

Trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắngtamdjpg 042421

Ngày hè nên tắm cho trẻ bằng nước mát.

Để thanh nhiệt cần cho trẻ ăn xen kẽ các loại cháo hoặc chè nấu bằng các loại đậu như đậu xanh nguyên vỏ, đậu đỏ, đậu đen, bột sắn dây… Không nên cho đường hoặc cho rất ít đường. Với trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, nấu cháo cho trẻ rất tốt, rất mát, phòng rôm sảy.

Nếu đã thử nhiều cách mà tình hình rôm sảy ở trẻ vẫn không được cải thiện bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có những kết luận và xử trí kịp thời.

Để phòng tránh rôm sảy cho trẻ trong mùa hè các mẹ không nên nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.

Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Mướp đắng trị rôm sảy, ho, tiêu chảy... 04:00 | 09/10/2012

Mướp đắng còn có tên gọi khác là Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa. Quả tươi, khô, hạt và lá đều có thể làm thuốc.

Trong quả có chứa glycozit đắng gồm momordixin, charantin; Hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol, protid, acid amin, lipid. Các sắc tố chủ yếu lycopen, một số vitamin và muối khoáng. Hạt có chứa chất béo và chất đắng.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, lạnh; đi vào tỳ vị, tâm can; có tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc; dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1-4 quả để nấu, xào, ép nước, pha hãm.

Bài thuốc chữa bệnh:

Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2-3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, dùng tắm cho trẻ. Ngày 1 lần, rôm sảy sẽ lặn hết.

Chữa ho: Mướp đắng 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, dùng uống trong ngày.

Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cây cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu đường, sốt cao: Mướp đắng 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước để uống.

Chữa chứng nhiệt lỵ: Mướp đắng tươi 1-2 quả, rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều. Sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước để uống 1 lần.

Chữa đau mắt đỏ, chảy máu cam: Thịt lợn nạc 100g; mướp đắng 150g, rửa sạch, bỏ ruột thái lát. Dùng dầu xào to lửa cho mướp đắng chín tái sau đó cho đậu phụ thái lát vào và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần.

Chữa tiêu chảy: Mướp đắng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào to lửa. Ăn ngày 2 lần. Nếu là trẻ em chỉ nên ăn ngày 1 lần.

Chữa viêm họng mãn tính: Mướp đắng rửa sạch 250-500g, thịt lợn nạc thái lát 125 - 250g, củ cải thái lát 100-200g.
 

Trị rôm sảy cho con bằng nha đam và mướp đắng
 

Đây là cách trị rôm sảy cho con của mẹ Bông. Bé Bông mới được 6 tháng tuổi, sau khi được mẹ áp dụng chiêu này, da dẻ Bông đã nhẵn nhụi, hết sạch rôm đấy!

Bé Bông mới 6 tháng đã bị rôm, mới đầu mùa nóng mà lưng và vai con toàn những nốt rôm đỏ, sờ lưng con cứ ram ráp tay. Ban đêm ngủ thì con chưa biết gãi, cứ quay qua quay lại vì ngứa còn lúc thức con cứ tự cọ lưng vào ghế; thấy vậy mẹ thì xót còn bố lại cười khì, bố bảo ngày xưa bố với các chú đều bị ngứa hết, máu nóng rồi...

Mẹ hỏi thăm tất cả mọi người, bà nội bảo cho con uống thuốc cam, bà ngoại khuyên cho con uống tiêu độc mát gan để làm mát từ trong ra ngoài, có người lại khuyên cho con uống thuốc bắc... Mẹ cứ chần chừ suy nghĩ mãi vì Bông còn nhỏ quá, uống thuốc thì Bông sợ nên hay trớ, mỗi lần kết thúc uống thuốc xong là con khóc hờn, giọng khản có khi lại thành viêm họng; nhưng mẹ băn khoăn nhất là chất lượng thuốc có đảm bảo vệ sinh an toàn không và con uống có phản ứng gì không, con mới được 6 tháng tuổi mà.

Bông bị rôm thế là 5 ngày, bà ngoại mua mướp đắng, lá kinh giới về tắm đã 3 ngày mà lưng con đỏ ửng, vai và cánh tay rôm mọc ngày càng dày hơn, mẹ xót quá, không chần chừ gì nữa, nhất quyết theo phương án "tự nhiên hóa": không cho con dùng đường uống nhưng tận dụng tất cả các loại cây lá tự nhiên để tắm và bôi da cho con.

Nha đam: Mẹ có một chậu nha đam tươi tốt trồng để đắp mặt từ hồi con gái trên sân thượng, trước khi tắm 30 phút, mẹ lên tỉa lá tươi, rửa sạch đất cát, cắt lấy phần thịt nha đam trong, nhiều nhớt để bôi vào chỗ rôm cho Bông. Mẹ dưỡng da có kết quả nên cứ dùng cho con, phần nhớt này sau một lúc là khô, không gây khó chịu cho con và không làm ố áo của con như nước chè. Mẹ từ nay gọi nha đam là "lô - sừn" của Bông.

Mướp đắng + lá khế chua: Mướp đắng đi mua ở chợ, lá khế chua mẹ đi xin trong vườn hàng xóm về rửa sạch, ngâm nước muối rồi cho vào máy xay, thêm chút nước rồi say nhuyễn, lọc qua 3 lớp vải màn lấy nước cốt để riêng. Lấy một ít nước mát, nhồi phần bã trong vải màn (nhồi như nhồi bột) vài lần rồi vắt khô. Nước cốt và nước nhồi đổ vào chậu tắm, cho thêm chút nước sôi để đến nhiệt độ ấm tắm cho con (thêm ít nước để nước tắm càng đặc càng tốt) còn phần bã (vẫn trong vải màn) thì bôi lên lưng, vai và tay con, vỗ nhẹ cho da hấp thụ.

Chanh: 1 quả chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt vào nước tắm rồi cho phần vỏ vào, bóp nhẹ cho tinh dầu trong vỏ chanh ra nước.

Mẹ cứ áp dụng cho Bông như thế đến ngày thứ 3 là ít hẳn rôm, duy trì trong 1 tuần là con hết sạch rôm, da dẻ mịn màng, mấy hôm nắng nóng hơn mà Bông không thấy có hiện tượng gì, đêm ngủ ngoan lắm.

Các mẹ có con còn nhỏ (dưới 1 tuổi) theo mình không nên sử dụng phương pháp "nội công ngoại kích" vì các con còn nhỏ, uống thuốc (thuốc cam, thuốc tiêu độc,...) thì phải cân nhắc đến vệ sinh an toàn; uống nước lá (nước dấp cá, nước đỗ đen, ...) thì các con uống được rất ít nên ít tác dụng, uống khó khăn (con khóc, con trớ đôi khi còn nóng và mệt thêm) và đặc biệt có thể gây đi ngoài đối với một số bé vì bị lạnh bụng (cẩn trọng với lá dấp cá). Các loại cao bôi không rõ thành phần (một số hàng lá tự chế theo công thức gia truyền) cũng không nên bôi vì có thể có phản ứng phụ, không thể dùng con mình để thử nghiệm được.

Mình thích dùng các cây lá tự nhiên xung quanh, vừa đảm bảo sạch sẽ, không tương tác thuốc, không bị phản ứng phụ như thuốc tây mà lại rất rẻ tiền, có sẵn trong vườn nhà. Các mẹ có thể gia giảm các loại lá tùy theo điều kiện để làm nước tắm cho con, để dự phòng thì mình xoa nha đam và tắm lá khế chua với chanh cho Bông 2 lần/tuần, trộm vía da dẻ con nhẵn nhụi, mát mẻ hẳn.

THAM KHẢO CÁC CÁCH  CHỮA RÔM SẢY KHÁC

Mẹo hay trị rôm sảy

Hãy giã nát hạt của cây thì là trộn lẫn với dầu dừa và thoa lên da bé, để trong vòng 1 giờ thì tắm lại với nước. Trộn bột gỗ của cây đàn hương với nước hoa hồng, dùng để thoa lên da bé, cũng sẽ nhanh chóng cái thiện tình hình. Tắm cho bé hàng ngày với nước cho pha nước cốt chanh. Dùng nước dừa để tắm cho bé hàng ngày. Cũng có thể dùng nước lá chè xanh để tắm cho bé yêu.

Món ăn bài thuốc đơn giản trị rôm sảy cho bé

Mướp đắng chữa rôm sảy : Bạn có thể lấy 2-3 quả mướp đắng nấu nước tắm cho bé hàng ngày. Các nốt đáng ghét sẽ biến mất. Lá đào chữa chốc đầu trẻ em : Dùng lá đào nấu nước gội đầu, rồi giã nát quả cùng với hạt mướp đắng để bôi. Rau má chữa rôm sảy, mẩn ngứa : Hằng ngày ăn rau má trộn dầu giấm, hoặc dùng rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường để uống.

Rau má có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa

Sài đất trị rôm sảy, viêm tấy, mụn nhọt : Dùng sài đất tươi 300 g nấu với nước để tắm. Hoặc dùng 100 g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100 ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào chỗ sưng tấy. Sắn dây chữa rôm : Bột lọc (tinh bột) sắn dây dùng để pha nước uống với đường cho mát, giảm nhiệt, đỡ rôm sảy. Đậu đen chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt : Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm. Lấy 50-100 g sắc uống. Đinh lăng chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt, sưng tấy : Ngày dùng 4-6 g rễ hoặc 30-50 g thân cành, hoặc 80 g lá đinh lăng sao vàng, sắc uống.

Cách nào phòng tránh rôm sảy cho bé?

Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.

Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:

Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ. Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt. Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da .







Trị rôm sảy cho bé -
Mẹo trị rôm sảy cho bé
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Rôm sảy ở trẻ
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả an toàn .
Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất
Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh




(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý