Cách chữa ù tai khi đi máy bay đơn giản. Khi đi máy bay, bạn cảm thấy đau tai hoặc trong tai mình có tiếng kêu lách tách. Đau tai có thể gây giảm thính lực tạm thời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng chiếc kẹo cao su, một lọ thuốc nhỏ mũi hay thậm chí là mấy cái... ngáp.
CÁCH CHỮA Ù TAI KHI ĐI MÁY BAY
Vùng tai giữa là một túi không khí ở trong đầu, dễ bị tấn công khi có sự thay đổi áp lực không khí. Bình thường mỗi khi nuốt, bạn nghe thấy một tiếng động nhỏ, một âm thanh lách tách. Đó là vì một bóng khí đã chui vào tai giữa qua vòi nhĩ (một cái ống nhỏ nối phía sau họng với tai giữa) để bảo đảm sự cân bằng áp lực khí hai bên màng nhĩ.
Khi đi cầu thang máy, lặn xuống nước, đặc biệt là lúc đi máy bay, bạn thường bị đau tai do áp lực khí thay đổi đột ngột. Đó là vì vòi nhĩ bị tắc, màng nhĩ bị hút vào trong, bị giãn và không rung động bình thường, gây cảm giác đau. Muốn tạo ra sự dễ chịu, vòi nhĩ cần phải mở thường xuyên và đủ rộng để tạo ra sự cân bằng áp lực khí.
Kinh nghiệm thực tế
Động tác nuốt sẽ giúp khởi động các cơ mở vòi nhĩ. Khi ăn kẹo cao su bạn sẽ nuốt nước bọt nhiều hơn. Điều này rất quan trọng khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Nếu không nhai kẹo thì ngáp cũng rất tốt. Tránh ngủ khi máy bay hạ cánh vì lúc đó bạn sẽ không nuốt.
Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn hãy tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
- Bước 2: Hít không khí đầy mồm.
- Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.
Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi. Đối với trẻ em, có thể cho bé bú bình, mút ti cao su và không cho phép bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh.
Có nhiều người dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc uống thuốc làm thông mũi trước khi bay (ở Mỹ). Việc này làm mũi thông hơn, dễ dàng tạo cân bằng áp lực. Hành khách bị viêm mũi dị ứng cũng nên uống thuốc ngay từ khi chờ lên máy bay
Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn bị cúm hoặc viêm xoang, viêm mũi thì nên hoãn chuyến bay nếu có thể. Nếu bạn mới mổ tai xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi loại xịt hoặc uống ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, loạn nhịp, bệnh tuyến giáp. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Những Cách Chữa Ù Tai Khi Đi Máy Bay
Mùa hè chúng ta thường tổ chức đi du lịch nghỉ mát, và trong các phương tiện vận chuyển, có thể bạn sẽ đi bằng máy bay. Nhưng dù bạn đã bay nhiều lần hoặc mới bay lần đầu thì bạn vẫn gặp hiện tượng bị đau tai khi mới bắt đầu bay. Vì sao vậy? Đối phó với tình trạng này thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.
Bệnh tai khi đi máy bay
Máy bay chỉ mới bắt đầu bay được ít phút để lên độ cao ổn định trên 10km, bạn mới ổn định chỗ ngồi, tự nhiên bạn bắt đầu cảm thấy sức ép và khó chịu trong tai, hơi đau, tiếng động như bị bịt lại, như thế là bạn đang bị một tình trạng gọi là bệnh tai khi đi máy bay. Đây là một chấn thương tai giữa do khí áp hay viêm tai giữa do khí áp, do sự thay đổi độ cao và áp suất đột ngột.
Nếu bạn đang bị cảm lạnh, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hoặc viêm họng, viêm xoang thì triệu chứng đau tai càng nặng hơn. Đau tai khi đi máy bay là do mất cân bằng áp suất của tai giữa và khoang máy bay. Bình thường vòi nhĩ nối tai giữa với phía sau mũi và họng, cân bằng áp suất. Nhưng nếu ống này bị tắc do sung huyết hoặc viêm nhiễm gây mất cân bằng áp suất lên màng nhĩ có thể làm ảnh hưởng tới thính lực và gây ù tai, chóng mặt, đau tai.
Bệnh tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai, với các triệu chứng sau: bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau trong tai; thấy ù hoặc tắc trong tai; mất nghe nhẹ; chóng mặt; chảy máu tai. Nếu chứng đau tai nặng hay kéo dài, bạn có thể bị các biến chứng đau tai giữa; cảm thấy có sức ép trong tai, như ở dưới nước; mất nghe vừa hoặc nặng. Trường hợp vòi nhĩ bị tắc hoàn toàn, sự thay đổi áp suất có thể gây tích dịch hoặc chảy máu ở tai giữa. Nếu khi đi máy bay bị đau tai nặng, kéo dài có thể gây ra các biến chứng: rách hoặc thủng màng nhĩ; viêm tai; mất nghe. Khi đã xuống sân bay, nếu bạn có thêm các triệu chứng như sốt, đau tai nhiều hoặc chảy nước tai thì cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay.
Sở dĩ bạn đau tai là do màng nhĩ phồng lên hoặc lõm xuống do thay đổi áp suất không khí. Không khí ở tai giữa bị hút liên tục và được bù lại qua vòi nhĩ, khi đó áp lực không khí ở cả hai phía của màng nhĩ ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi vòi nhĩ bị tắc, áp lực không khí ở mỗi phía khác nhau. Áp lực trong tai giữa không cân bằng và bạn cảm thấy ù tai. Khi đó màng nhĩ không thể rung bình thường, vì thế âm thanh bị bóp nghẹt hoặc bị tắc nghẽn. Tai đau là do màng nhĩ bị kéo căng ra.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau tai khi đi máy bay là: cảm lạnh gây tắc vòi nhĩ và đau tai; viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng; ngạt mũi thường liên quan tới tắc tai do màng nhĩ bị phồng lên chặn việc mở vòi nhĩ; trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do vòi nhĩ ở tai trẻ hẹp hơn người lớn, nên dễ tắc hơn; bị đập hoặc tát vào tai cũng gây sự thay đổi nhanh áp lực trong tai.
Cách ngừa chứng đau tai khi đi máy bay
Về biện pháp phòng ngừa, bạn nên theo lời khuyên sau đây để tránh đau tai khi đi máy bay: không đi máy bay khi bị cảm lạnh, sung huyết hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Dùng thuốc chống sung huyết, có thể giúp ngăn tắc vòi nhĩ như thuốc xịt mũi oxymetazolin, actifed, sudafed… một giờ trước khi máy bay cất cánh và một giờ trước khi hạ cánh. Mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su trong khi bay để kích thích nuốt và kích thích cơ mở vòi nhĩ.
Làm thông tai lúc cất cánh và hạ cánh bằng cách nuốt hơi nhẹ nhàng trong khi bịt chặt mũi và ngậm miệng, làm vài lần trong khi hạ cánh để cân bằng áp lực giữa tai và môi trường. Tránh ngủ khi máy bay sắp hạ cánh để đảm bảo hoạt động nuốt của bạn để giữ cho tai được thông. Đối với trẻ em: cho trẻ uống nước khi lên cao và khi hạ cánh để trẻ nuốt giúp cân bằng áp suấta. Cho trẻ uống thuốc giảm đau acetaminophen trước khi cất cánh 30 phút để giảm khó chịu, nhưng không nên dùng thuốc giảm sung huyết cho trẻ nhỏ.
Dùng nút lỗ tai có đầu lọc (có thể mua ở hiệu thuốc, cửa hàng tại sân bay hoặc phòng khám tai) để làm cân bằng từ từ áp lực lên màng nhĩ khi cất cánh và hạ cánh. Thường xuyên uống nước để tránh thiếu nước. Tránh dùng rượu và cà phê bởi chúng làm chứng đau tai nặng lên. Nếu bạn vừa phẫu thuật tai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi máy bay. Nếu tai bạn bị tắc trong khi đi máy bay, bạn hãy cố gắng làm thông để cân bằng áp suất bằng thủ thuật Valsalva như sau: bịt chặt mũi, ngậm đầy không khí vào miệng, dùng cơ má và họng nhẹ nhàng đẩy không khí vào sau mũi như thể bạn cố đẩy ngón cái và các ngón tay sẽ bật khỏi mũi. Khi nghe thấy tiếng “pốp” to trong tai là thành công.
Nếu tai vẫn tắc sau khi đã hạ cánh một vài giờ, hoặc nỗ lực tự chăm sóc không giảm khó chịu trong một vài giờ bạn cần đến khám và điều trị ở chuyên khoa tai mũi họng. Điều trị đau tai khi đi máy bay chủ yếu làm nhẹ triệu chứng. Thuốc có thể dùng là thuốc xịt làm giảm sung huyết mũi, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau, kháng sinh có thể phòng viêm tai nếu chấn thương khí áp nặng.
Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
Để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay, về guyên tắc cần hạn chế sức ép của không khí, áp suất đối khoang tai giữa, giúp cho vòi nhĩ luôn luôn đóng mở, góp phần cân bằng áp lực giữa tai giữa và không khí bên ngoài. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên hữu ích sau:
- Nuốt nước bọt (nước miếng) liên tục.
- Nhai kẹo cao su cũng giúp bạn nốt nước bọt (nước miếng) nhiều hơn.
- Uống nhiều ngụm nước nhỏ. Cách này chỉ nên sử dụng khi nào máy bay bắt đầu cất cánh hay hạ cánh.
- Dùng bông nút hai lỗ tai.
- Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi.
- Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống, bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
- Ngáp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau tai.
- Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn có thể lấy tay bịt mũi lại, cố gắng thở ra trong lúc miệng vẫn ngậm, làm sao để bạn có cảm giác như đang thở ra bằng tai. Các bước làm cụ thể như sau:
+ Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
+ Bước 2: Hít không khí đầy mồm.
+ Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.
Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi.
Đó là các cách dành cho người lớn, còn đối với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ áp dụng một trong những cách sau:
- Nếu là em bé, có thể cho bé bú bình, mút ti cao su và không cho bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh.
- Nếu là trẻ đã lớn, có thể cho trẻ nhai kẹo liên tục trong lúc hạ cánh và cất cánh, nếu sợ sâu răng có thể thay bằng kẹo cao su.
- Nếu có thời gian chuẩn bị, bạn mang theo một ít bong bóng cho bé thổi.
- Nếu không có bong bóng, bạn cho bé thổi túi giấy hay túi nôn bằng giấy trên máy bay.
- Có nhiều người dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc uống thuốc làm thông mũi trước khi bay (ở Mỹ). Việc này làm mũi thông hơn, dễ dàng tạo cân bằng áp lực. Hành khách bị viêm mũi dị ứng cũng nên uống thuốc ngay từ khi chờ lên máy bay.
Tất cả các biện pháp trên đều là để cân bằng áp suất hai bên khoang tai, vì khi mình cử động quai hàm, một cái ống thông giữa mũi và miệng sẽ mở ra, khiến không khí từ mũi và miệng lọt được vào khoang tai giữa, màng nhĩ không bị ép nữa, tai cũng không còn đau.
Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn bị cúm hoặc viêm xoang, viêm mũi thì nên hoãn chuyến bay nếu có thể. Nếu bạn mới mổ tai xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi loại xịt hoặc uống ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, loạn nhịp, bệnh tuyến giáp. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
- Nếu hiện tượng ù tai vẫn tồn tại sau khi xuống máy bay một vài ngày, hoặc xuất hiện đau tai, cần đi khám ngay ở bác sĩ tai mũi họng. Bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời bằng thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm xuất tiết, có thể phải kết hợp kháng sinh nếu cần thiết. Nếu phương pháp điều trị nội khoa không kết quả, sức nghe giảm, bệnh nhân sẽ được đặt ống thông khí cho tai giữa qua màng nhĩ.
Những trường hợp điều trị không kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch do áp lực, xuất hiện dịch trong tai giữa.
Mẹo chữa đau tai khi đi máy bay
"Tôi thường xuyên phải đi máy bay và mỗi lần như thế đều bị ù tai và rất đau, nhất là khi khi máy bay lên, xuống. Có biện pháp nào khắc phục không?".
Hiện tượng bạn miêu tả khá thường gặp khi đi máy bay. Nguyên nhân dẫn tới cảm giác bị đau và ù tai là sức ép của không khí, áp suất đối khoang tai giữa và áp suất trong môi trường không được cân bằng. Thêm vào đó, khi đi máy bay, áp suất sẽ thay đổi đột ngột khiến bạn có cảm giác khó chịu trong tai. Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
Tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi máy bay hạ cánh và cất cánh. Vào những thời điểm đó, bạn có thể áp dụng một số những lời khuyên hữu ích sau đây để giảm cảm giác đau tai cũng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu:
Nhai kẹo cao su giúp giảm đau tai khi đi máy bay.
- Nhai kẹo cao su
- Ngậm kẹo ngọt
- Dùng bông nút hai lỗ tai
- Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi
- Chuẩn bị sẵn sàng túi nôn khi cần thiết (thường thì túi nôn đã được trang bị sẵn trên máy bay).
- Tránh đi máy bay khi đang bị cảm, nghẹt mũi hay nhiễm trùng tai.
- Ngáp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau tai.
- Làm thông tai trong khi máy bay lên hay xuống bằng cách thổi nhẹ trong khi bịt mũi và đóng miệng. Làm nhiều lần để quân bình áp suất của tai giữa và tai ngoài.
- Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống, bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
- Uống nhiều nước trước khi bay để tránh bị thiếu nước. Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
Nếu bị nghẹt tai trong khi bay, bạn nên thử làm thông tai bằng cách hít vào rồi từ từ thở ra trong lúc bịt mũi và đóng miệng lại. Làm nhiều lần cho tới khi thấy dễ chịu.
THAM KHẢO CÁCH CHỮA CÁC CHỨNG Ù TAI KHÁC
Trị Ù Tai Khi Bơi Lội
Nhiều người đi bơi thường bị nhiễm trùng tai, có thể dẫn đến ù tai, rất khó chịu nếu không được điều trị triệt để.
Trị ù tai khi bơi lội bằng cách nhỏ kháng sinh và tránh không để nước lọt vào tai. Ảnh: internet
Phát hiện ù tai là khi tai nghe tiếng kêu vo ve, lào xào mặc dù xung quanh chẳng có tiếng động gì. Tình trạng này xuất hiện ở một tai hoặc cả hai tai trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đối với một số người, tình trạng này có thể trầm trọng hơn khi độ ồn ào này quá cao.
Nguyên nhân
Bác sĩ chuyên môn cho rằng, những người đi bơi hay bị nhiễm trùng tai thường dẫn đến bệnh ù tai. Ù tai xuất hiện khi những tế bào bên trong tai bị hư tổn, gây ra tín hiệu âm thanh giả cho tai. Nhiễm trùng tai khiến người bơi lội cảm thấy đau nhói, đôi khi khiến cho các tế bào trong cùng bị hư tổn.
Cách điều trị
Theo Hiệp hội Ù tai của Mỹ (ATA), không có cách điều trị cho triệu chứng này. Đối với ù tai do bơi lội, các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng tai để khắc phục. Tuy nhiên, một số trường hợp hết viêm tai nhưng chứng ù tai vẫn còn. Phương pháp điều trị bằng cách nhỏ kháng sinh và tránh không để nước lọt vào tai.
Phòng tránh ù tai
Cách tốt nhất để những người bơi lội tránh viêm tai là giữ tai khô ráo. Dùng khăn khô mềm lau khô tai sau khi bơi, hoặc sử dụng dụng cụ bảo vệ tai trước khi bơi; không nên bơi khi nước hồ bị ô nhiễm.
ậu quả khi ngoáy tai thường xuyên
Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch.
Ảnh: minh họa - Internet
Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?
Hậu quả khi ngoáy tai nhiều
Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.
Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.
Viêm ống tai là hậu quả thường gặp
Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.
Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.
Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai
Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.
Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.
Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.
Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.