Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản.

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản.

19/04/2015 07:55 AM
45,110

Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản. Ho, sổ mũi, sốt là những bệnh rất hay gặp ở trẻ. Đa số các trường hợp trẻ mắc những bệnh này là không cần thiết phải lo lắng thái quá. Chúng ta chỉ cần thực hiện vài việc đơn giản để giải quyết hoặc ngăn chặn những vấn đề đó.








MẸO CHỮA HO VÀ SỔ MŨI Ở TRẺ NHỎ?


Ho và đau họng

Cách xử trí khi trẻ bị ho, sổ mũi, sốt thông thường - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, khoa Nhi, Phòng khám Victoria TP.HCM, có một sự thật nhiều phụ huynh không biết, ho là phản xạ ngăn chặn sự xâm nhập virus vào phổi, giúp bé thở dễ hơn vì nó giúp đẩy chất nhầy ra khỏi đường thở. Vì thế, ba mẹ đừng cố ngăn chặn các cơn ho của trẻ. Tuy nhiên, ho nhiều có thể khiến bé mệt và mất ngủ. Người lớn có thể giúp bé bằng cách:

- Cho trẻ uống mật ong. Đây là phương thuốc hữu hiệu trong việc giảm nhẹ các cơn ho và cổ họng đau rát. Mật ong an toàn cho trẻ trên một tuổi và trẻ sẽ dễ chấp nhận phương thuốc này do hương vị ngọt thơm. Liều lượng: nửa thìa cà phê với các bé từ 1 – 5 tuổi, một thìa cà phê cho các bé từ 6 – 11 tuổi.

- Ăn súp nóng. Trong những ngày bệnh, súp nóng không chỉ giúp bé dễ ăn mà còn cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt, món súp gà có khả năng kháng viêm rất tốt, giúp bé cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

- Uống nhiều nước. Là biện pháp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho. Vì vậy, phụ huynh hãy cho trẻ uống nhiều nước (trẻ muốn uống nước lạnh hay nước ấm đều được) và các loại nước trái cây.

Nghẹt mũi – sổ mũi

Phụ huynh có thể khó chịu vì bé cứ chảy nước mũi không dứt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ những chất nhầy và nước mũi kia đang giúp rửa sạch virus cảm, sốt ra khỏi xoang và mũi. Ba mẹ đừng quá lo lắng nếu thấy nước mũi chuyển từ màu trắng trong sang vàng hay xanh – đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang chiến đấu với virus.

Cách xử trí khi trẻ bị ho, sổ mũi, sốt thông thường - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em

- Nhỏ mũi. Phụ huynh có thể giúp bé “pha loãng” chất nhầy bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi. Sau đó, bé sẽ dễ dàng “xì” ra hoặc nếu mẹ phải giúp bé hút ra thì cũng dễ dàng hơn.

- Làm ẩm không khí. Nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho nhà mình một máy làm ẩm không khí, nhớ lưu ý làm sạch máy và thay nước thường xuyên vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh. Ngoài ra, khi tắm cho trẻ cần dùng nước ấm.

- Nâng cao đầu. Kê thêm một cái gối để đầu trẻ nằm cao hơn bình thường, hành động này sẽ giúp rút chất nhầy.

Sốt

Nếu thân nhiệt của bé tăng cao, đó là dấu hiệu hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại sự xâm nhập của virus. Vì vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên thì cần gọi bác sỹ ngay, vì sốt ở trẻ sơ sinh có thể rất nguy hiểm.

Cách xử trí khi trẻ bị ho, sổ mũi, sốt thông thường - Chăm sóc bé - Bảo vệ sức khỏe trẻ em - Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em

- Thuốc hạ sốt: Ibuprofen hay acetaminophen có thể hạ sốt và giúp bé bớt bứt rứt, nhưng không nên quá lạm dụng. Sốt là một phản ứng miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và mau hết bệnh, ba mẹ không nhất thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt nếu như trẻ không quấy hay bứt rứt vì sốt. Nhiều phụ huynh không kiên nhẫn chờ đủ thời gian cho phép giữa 2 cữ thuốc, dẫn đến việc cho bé uống thuốc quá liều. Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ.

- Uống đủ nước. Cơ thể của bé tiêu hao nước nhiều hơn khi phải “chiến đấu” với cơn sốt, vì thế, ba mẹ hãy đảm bảo cho bé nạp càng nhiều chất lỏng càng tốt.

- Mặc quần áo thoáng mát

- Lau mát: Nhiều phụ huynh được khuyến cáo lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi bé bị sốt, nhưng biện pháp này không hề hiệu quả mà còn làm cho trẻ khó chịu. Bạn không cần lau mát cho trẻ bị sốt nhưng vẫn có thể tắm rửa bé bình thường để giữ cho cơ thể bé sạch sẽ.
Em biết trên WTT có rất nhiều các bài thuốc cho con để chữa trị ho, viêm mũi, sổ mũi và ngạt mũi cho các em bé. Bản thân em cũng áp dụng pp của các mẹ thành công. Tết vừa rồi nhà em về quê và biết thêm một bài thuốc nữa rất hay vô cùng đơn giản và công hiệu cho bé nhà em. Hôm nay em post lên cho cả nhà cùng tham khảo. Hi vọng các bé nhà mình ít phải dùng kháng sinh.
Bài thuốc của em có tên là là cháo gạo nếp hành hoa.
Gạo nếp 50g ninh nhừ cùng 3 lát gừng tươi (Trong sách bảo thế) thêm 30ml dấm gạo. Khi ăn thì cho thêm hành hoa, đường, muối tùy khẩu vị.
Ngày ăn 2 - 3 lần. Ăn 5-7 ngày.
Thực tế thì em làm như sau:
Cháo gạo nếp em nấu một nồi cho bé ăn cả ngày. Khi ninh cháo em cho luôn 1 củ gừng bằng ngón chân cái thái chỉ vào ninh cùng với gạo và dấm cũng cho vào cùng luôn. Khi nào ăn em múc phần cháo vừa ăn cho con ra cái nồi khác, đập thêm một miếng gừng nhỏ nữa, thêm thịt, gan lợn, tim gà hoặc trứng, hành hoa thái thật nhỏ cho con ăn. Trong sách thì dạy chỉ ăn cháo gừng với hành thôi. Bé nhà em ăn sau 2 ngày thì hết chaỷ nước mũi.
Nhà mình lưu ý là chỉ dùng gạo nếp thôi nhé. Không cho thêm gạo tẻ.
Các bác áp dụng thử xem! Chúc các bé khỏe, Mẹ vui!

====
Các mẹ cứ yên tâm cho bé ăn cả gừng nhé. Không sợ cay đâu. Cháo gạo nếp ninh với gừng rất thơm. Gừng sau một thời gian ninh thì không còn cay nữa. Còn chỗ gừng mới cho vào lúc bé ăn thì đập nhỏ, băm nhỏ. Bé ăn đc tất.

Bài thuốc trên có dấm gạo bởi vì dấm gạo làm dịu cơn đau họng rất tốt, làm long đờm tạo cho bé cảm giác dễ chịu. Nếu mẹ nào thấy đau họng có thể hòa dấm với nước ấm ngậm. xúc miệng sẽ thấy dễ chịu ngay. Nếu bé chê cháo hơi chua thì mẹ không cần cho dấm cũng đc.
Hi vọng bài thuốc của mình giúp đc các mẹ. Mình cũng hi vọng trên topic này, mẹ nào có các bài thuốc (qua đường ăn uống tương tự) thì post lên cho các mẹ tham khảo cùng với.
Thân mến!

Phòng ngừa cho trẻ

- Với những phụ huynh có kinh nghiệm, trẻ em ho, sốt, sổ mũi được xem là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với người lần đầu làm cha mẹ, lo lắng, bất an khi bé rơi vào các tình huống trên là chuyện tất nhiên. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn chia sẻ cùng các bậc cha mẹ những phương pháp dưới đây để giúp bé tránh rơi vào những tình huống trên:

- Ngủ đủ: Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên chậm chạp và uể oải, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết. Bé sơ sinh cần được ngủ khoảng 18 giờ/ngày, bé tuổi mẫu giáo từ 12 – 14 tiếng/ngày và bé tiểu học khoảng 11 tiếng/ngày.

- Rửa tay thường xuyên. Có 80% các loại bệnh nhiễm trùng lây qua tiếp xúc. Vì vậy, phụ huynh nên tạo cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

- Giữ nhà cửa sạch sẽ. Khi một thành viên trong nhà bị bệnh, cần tăng cường giữ gìn vệ sinh để những thành viên khác không bị lây nhiễm. Việc này là một thử thách với các thành viên trong gia đình vì virus có thể sống được đến 2 giờ đồng hồ trên những vật dụng như ly, chén, khăn, bàn, điều khiển ti vi… Do đó, việc lau, rửa sạch đồ dùng ở những khu vực tiếp xúc thường xuyên với người bệnh rất quan trọng. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên  hướng dẫn bé cách xì mũi, che miệng khi ho. Không dùng chung ly, chén bát, ly đánh răng… để tránh lây lan vi khuẩn.

Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé phòng tránh ngạt mũi, sổ mũi

1.   Dùng tăm bông lau mũi

Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé. Nếu mẹ không nhúng bông tăm trước khi lau cho bé, những mảnh bụi li ti trong bông tăm sẽ bám vào mũi bé, làm bé khó chịu và có thể sẽ khó thở hơn.

2. Dùng gói lá xông mũi

Mẹ có thể mua gói lá xông mũi ở hiệu thuốc bắc về cho bé. Lúc bé thức: mẹ cho gói lá xông vào một túi nhỏ, đeo trên ngực áo cho bé. Khi bé ngủ: mẹ có thể đặt 2 gói lá xông vào hai cái túi vải nhỏ, đặt ở hai bên gối của bé.

Trẻ sổ mũi: Phòng hơn chữa - 1

Sổ mũi, ngạt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. (Ảnh minh họa).

3. Dùng nước muối sinh lý

Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.

Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.

4. Day hai bên cánh mũi

Khi bé ngủ, mẹ kê cao gối cho bé hơn ngày thường cho bé dễ thở. Mẹ dùng tay, day vào phần 2 cánh mũi (nơi giao nhau của gốc mũi và má), bé sẽ không còn ngạt mũi.

Lưu ý

-    Mẹ không nên dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ, chỉ sử dụng dụng cụ hút mũi và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng.

-    Một số loại thuốc ngạt mũi chỉ có người lớn mới dùng được, nếu sử dụng cho trẻ tuy có thể giúp bé dễ chịu ngay sau khi nhỏ hay xịt nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Những thuốc có thể dùng cho trẻ em là:

* Natriclorid (efticol): là dung dịch nhỏ mũi chứa 0,9% natriclorid. Cơ chế tác dụng rất đơn giản là nước muối gây co niêm mạc mũi, co mạch, làm thông thoáng mũi. Vì là dung dịch có nồng độ natriclorid bằng với nồng độ sinh lý (0,9%) nên không gây rát niêm mạc. Có thể dùng cho trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Mỗi ngày có thể dùng 3- 4 lần, mỗi lần 2-3 giọt cho mỗi bên mũi .

* Ephedrin: Trên thị trường có loại thuốc nhỏ mũi 3% dùng cho người lớn và loại nhỏ mũi 1% dùng cho trẻ em. Khi dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn. Tuy nhiên khi dùng cho trẻ em loại ephedrin 1% cũng chỉ dùng khi thật cần thiết và không dùng quá 8 ngày. Nếu dùng kéo dài thuốc gây độc toàn thân (làm nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ).



Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ


Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho….

  Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ

Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ hay gặp khi chữa ho cho con:

Vội vàng dùng thuốc kháng sinh

Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.

Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.

Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho

Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ (không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi), không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.

Dừng thuốc khi thấy đỡ

Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy con đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, cha mẹ nghĩ con đã khỏi, liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.

Thậm chí ngay cả với các thuốc ho thảo dược, việc điều trị cũng nên duy trì ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ. Ngay cả khi đã hết triệu chứng, trẻ vẫn cần được cho uống thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo hiệu quả đợt điều trị sau.

Kiêng ăn tôm, cua, gà khi con bị ho

Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải... . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất.

Thực tế, trẻ bị ho không cần phải kiêng ăn gì. Chỉ riêng trẻ bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho, lên cơn hen như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò... Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.

Nếu điều trị ho bằng Đông y, việc kiêng ăn tùy theo từng thang thuốc, vị thuốc.





Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh
Trẻ bị chảy nước mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi ngủ
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cay nho noi(hay la cay co muc)co chua tri giam ho o tre so sinh khong?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cu nhà e thường xuyên bi sô mũi.có cách nào phòng và tri sinh giúp e với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Be nha e hay bi ho voj do muj co cach nao gjup e k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
E nâu cho con an xlanh gjo lai bj tjep cj ak
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con em 6tháng tuoi moi bi ho và chay nuớc mui làm sao de khỏi và co uống thuốc được ko chỉ giùm em với a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Con e so mui e dung nước Muoi bien sau co dc ko
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý