Nguyên nhân của chứng ợ nóng thì chắc chắn ai cũng biết. Đó là do sức ép của thai nhi lên dạ dày khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng. Bên cạnh đó, hormone giới tính duy trì thai cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
CÁCH CHỮA Ợ NÓNG Ở BÀ BẦU
Hãy kê bên mình một chiếc gối ôm mềm giúp bạn tránh chứng ợ nóng.
Trường hợp của chị Bảo Hằng đúng như tên gọi, ợ nóng mang lại cảm giác bỏng rát, khó chịu. Cảm giác đắng ngắt, cháy rát ở vùng miệng như thể đang trải qua một trận ốm. Bà bầu dễ gặp chứng ợ nóng này khi ăn xong, nằm xuống hoặc thậm chí lúc đang đói bụng.
Về cơ bản, ợ nóng thường chỉ xảy ra trong 3 tháng cuối khi thai nhi to lên gây áp lực vào ruột và dạ dày khiến a-xít từ dạ dày dễ trào lên thực quản. Thực tế, có đến 2/3 thai phụ mắc ợ nóng vào thời điểm này. Song cũng không ít người, 1/3 thai phụ mắc ợ nóng ngay từ giai đoạn đầu mang thai do sự gia tăng hormone progesterone làm giãn các cơ ở tử cung, giãn van chia cắt giữa thực quản và dạ dày khiến a-xít từ dạ dày trào ngược lên.
Dù hiện tượng ợ nóng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi và cũng sẽ tự biến mất khi chấm dứt thai kỳ song cảm giác khó chịu luôn đeo đẳng bạn.
Giảm bớt ợ nóng
Tùy vào tình trạng và triệu chứng ợ nóng ở mỗi người mà có những cách đối phó khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng vào ban đêm, đừng quên giữ thói quen không nên ăn uống trước giờ đi ngủ. Bữa ăn, tốt nhất nên cách giờ ngủ 2 - 3 giờ. Trước khi đi ngủ, hãy kê bên mình những chiếc gối mềm. Một chiếc gối ôm dành cho bà bầu là lý tưởng. Và kể cả những bữa ăn trong ngày, bạn cũng không nên ăn no trong 3 bữa chính.
Thay vì thế, hãy chia các bữa chính thành 4 - 6 bữa nhỏ. Tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay vì chúng có thể khiến triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, có hai loại đồ uống bạn nên tuyệt tránh là cà phê và trà. Những thức uống này có thể làm tăng nồng độ a-xít trong dạ dày khiến bệnh càng thêm khó chịu. Tương tự là thuốc lá. Chất kích thích này có thể làm giãn cơ giữa dạ dày và thực quản khiến a-xít bị trào ngược.
Còn nếu bạn bị chứng ợ nóng ban ngày, hãy thử nằm trên một chiếc ghế kê cao đầu, nằm ghé sang bên trái một chút. Khi bạn cúi xuống, cố gắng ngồi từ từ bằng đầu gối, tránh cúi đầu.
Đối phó cách nào?
Thuốc không giúp giảm triệu chứng ợ nóng. Bà bầu nên có lối sống khoa học để ngăn ngừa hiện tượng này. Nhai kẹo cao su là một gợi ý hay, động tác nhai có thể kích thích nước bọt, giúp trung hòa a-xít trong dạ dày, giảm chứng ợ nóng.
Mách nhau cách trị ợ nóng cuối thai kỳ
Có lẽ là mang thai bé đầu và mình không may mắn nằm trong số mẹ những mẹ phải chịu “phản ứng phụ” của thai kỳ ghê gớm quá chăng. Hồi đầu mang thai, mình sống khổ chết khổ bởi chứng ốm nghén dữ dội. Suốt 3 tháng đầu thai kỳ, mình chẳng ăn uống được gì, vì vậy mà đã sút đến 3kg. Sau giai đoạn ốm nghén thì lại đến chứng táo bón. Dù thai kỳ chưa to nhưng do mình lười ăn rau và hoa quả nên chứng táo bón cứ bám đuổi mãi.
Đến những tháng cuối, dù đã rất mệt mỏi nhưng “ợ nóng” vẫn chẳng tha cho mình. Cái cảm giác nôn nao trong nồng ngực rồi nóng rát ở cổ họng cho đến bây giờ khi bé Tép đã được gần 2 năm mình vẫn không thể quên được.
Mình đã đọc ở đâu đó rằng chứng bệnh này xảy ra ở hầu hết chị em bầu bí (chiếm đến 72%) vì vậy mình đành “sống chung với lũ” và cố gắng chịu đựng. Nhưng một hôm mình đi gội đầu và trong thời gian chờ đợi mình đã đọc được một bài báo về chứng bệnh này và cách hạn chế chúng khá hay. Mình về áp dụng ngay và thấy khá hiệu quả các chị em ạ.
Ợ nóng là chứng bệnh phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)
Hôm nay mình đưa ra đây để mọi người cũng tham khảo nhé!
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Phụ nữ mang thai khi bị chứng ợ nóng hành hạ nên cố gắng tránh làm dạ dày bị quá tải. Để hạn chế điều này, chị em nên cố gắng ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Thực hiện đều đặn chế độ ăn này, bạn sẽ thấy hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện đáng kể và chứng ợ nóng cuối thai kỳ cũng giảm bớt hơn.
Không uống quá nhiều trong mỗi bữa ăn
Hấp thụ quá nhiều chất lỏng trong dạ dày sẽ làm dạ dày bị rỗng và pha loãng axit trong đó làm chứng ợ nóng dữ dội hơn. Vì vậy không nên uống quá nhiều nước trong bữa ăn.
Uống nhiều nước trong ngày
Phụ nữ mang thai nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày và nên chia đều thời gian trong ngày để uống. Dù vậy, bạn nên nhớ là không nên uống khi đang ăn nhé!
Tránh những thực phẩm gây tính axit trong dạ dày
Những thực phẩm chiên, cay, nhiều chất béo và chứa nhiều đường làm tăng nguy cơ trào axit và gây lên chứng ợ nóng. Trong đó, thức ăn nhiều chất béo và đường là thủ phạm tồi tệ nhất. Ngoài ra rượu, cà phê, đồ uống có ga cũng có thể làm bạn khó chịu hơn với chứng ợ nóng. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý tránh.
Không nên ăn quá muộn vào ban đêm
Việc ăn quá nó hoặc ăn quá gần thời gian đi ngủ khi bạn nằm xuống sẽ khiến axit dễ dàng trào ngược lên, gây chứng ợ nóng. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ khoảng 2-3 giờ. Nếu bạn muốn ăn đêm, hãy cố gắng ăn những thứ nào đó không chứa tính axit cao để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu không nên ăn ngay trước giờ đi ngủ. (ảnh minh họa)
Bổ sung sữa chua probiotic
Sản phẩm sữa chua tiệt trùng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm áp lực có thể gây ra chứng ợ nóng đồng thời cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Tránh mặc quần áo quá chật
Quần áo quá chật gây áp lực lên dạ dày và đường tiêu hóa vì vậy nó lại làm gia tăng chứng ợ nóng. Vì vậy hãy chắc chắn rằng khi mang thai, chị em phải mặc quần áo rộng rãi, chất liệu nhẹ, mềm và thông thoáng. Ngoài ra, chị em cũng nên quan tâm đến chiếc áo ngực và chọn mua loại áo dành riêng cho mẹ bầu.
Tránh tăng cân quá nhiều
Việc tăng cân trong thai kỳ là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta cần chú ý không nên tăng quá nhiều và quá nhanh. Để việc tăng cân chuẩn theo khoa học, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được mình cần tăng cần điều độ như thế nào. Tăng cân nhiều không chỉ làm gia tăng chứng ợ nóng mà còn gây nhiều vấn đề khác như bệnh tiểu đường, khó sinh…
Với những kinh nghiệm này, hy vọng các mẹ đnag mang bầu và có cũng hoàn cảnh như mẹ Tép trước đây sẽ cải thiện được chứng ợ nóng. Chúc các chị em “mẹ tròn con vuông”!
Ăn nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày (3 tiếng/bữa) và quan trọng là không ăn quá no trong một bữa (Ảnh minh họa)
Vì bầu thai của tôi quá lớn nên từ tháng thứ 7, những cơn ợ nóng đã làm tôi vô cùng khó chịu. Vì nghĩ rằng đây là triệu chứng bình thường khi mang thai nên cũng chẳng than phiền với ai và đành ‘sống chung với lũ’. Cho đến tận nửa tháng thứ 8, khi mẹ chồng lên ở với vợ chồng tôi để chuẩn bị chăm sóc chuyện sinh nở, tôi mới chia sẻ với mẹ và bị mẹ mắng cho một trận còn bảo mình dại thế. Theo mẹ tôi thì có rất nhiều cách để hạn chế chứng bệnh này hiệu quả.
Kể từ ngày có mẹ chồng lên ở, triệu chứng ợ nóng của mình giảm hẳn vì tôi đã chăm chỉ thực hiện đúng theo cách mẹ chồng chỉ dẫn. Hôm nay xin tiết lộ ra đây để các mẹ tham khảo nhé!
- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ mỗi ngày (3 tiếng/bữa) và quan trọng là không ăn quá no trong một bữa.
- Không được sử dụng những đồ uống có ga và tuyệt đối không ăn cay, ăn thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, chất ngọt.
- Khi ăn xong, hãy nằm lại trên một chiếc ghế kê cao đầu và để chân lên cao một chút.
- Nhớ sử dụng gối khi ngủ và có thể kê cao đầu hơn so với bình thường để giảm ợ nóng.
- Nước bọt có thể dung hòa axit vì vậy, hãy thử nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo để khuyến khích sản xuất nước bọt. Nước bọt sẽ tạo rào cản để axit tăng lên từ dạ dày.
- Khi bị chứng ợ nóng, bạn có thể uống một cốc sữa hoặc một ít mật ong pha với sữa nóng.
- Tránh thức ăn giàu axit như cam, quýt, cà chua, cây bạc hà…
Lưu ý: Để thực hiện được những phương pháp trên, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày và có thời gian nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
5 mẹo dân gian đơn giản giúp trị chứng ợ nóng cho bà bầu
Ợ nóng là chứng bệnh thường gặp khi mang thai, nó không những làm cho bạn cảm thấy khó chịu mà còn khiến bạn chán ăn, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vậy các bà mẹ mang thai cần làm gì để giảm những cơn ợ nóng khó chịu này? Hãy làm theo 5 bước nhỏ đơn giản sau đây nhé!
Một số phụ nữ bị ợ nóng vào những tháng cuối thai kỳ. Đau lưng, thường xuyên vào nhà vệ sinh, ngứa da, mệt mỏi, đổ mồ hồi, khó ngủ, buồn bã vì tăng cân… là những điều quen thuộc mà chị em khi mang thai phải trải qua. Nhưng bên cạnh đó, ợ nóng cũng góp phần làm giảm bớt niềm vui mang thai của nhiều người, nhất là vào 3 tháng giữa cũng như 3 tháng cuối.
Cảm giác nóng rát sau ngực xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn (các cơ này có nhiệm vụ giữ các chất ở trong dạ dày), khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Phụ nữ có thai rất dễ bị ợ nóng vì 2 lý do. Thứ nhất, lượng hormone relaxin tăng cao trong thai kỳ làm chậm quá trình tiêu hóa, nghĩa là thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn, khiến cho axit được tiết ra nhiều hơn. Thứ hai, em bé đang lớn lên trong bụng đã đè lên cả dạ dày và cơ thắt thực quản dưới, gia tăng khả năng axit bị đẩy lên thực quản.
Ợ nóng gây nên không ít phiền toái, khó chịu cho mẹ bầu.
Vậy các bà mẹ mang thai cần làm gì để giảm những cơn ợ nóng khó chịu này? Hãy làm theo 5 bước nhỏ đơn giản sau đây nhé:
1. Ăn ít hơn và chia nhỏ bữa
Ăn nhiều sẽ gây ợ nóng. Việc duy trì một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp ngăn chặn chứng ợ nóng trong suốt quá trình mang thai. Vì khi ăn nhiều hơn mức cần thiết sẽ làm tăng áp lực lên bụng, gây ra tình trạng ợ nóng. Thay vì 3 bữa một ngày, hãy hướng đến 6 bữa nhỏ một ngày, mỗi bữa chỉ nên ăn tới mức vừa đủ no. Dạ dày của bạn sẽ tiêu hóa các bữa ăn nhỏ này dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vẫn phải duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để thai phát triển tốt.
2. Loại bỏ những thực phẩm kích thích
Tìm những thức ăn làm cơn ợ nóng của bạn dữ dội hơn và loại bỏ ra khỏi bữa ăn. Các loại thức ăn thường gây ra những cơn ợ nóng khó chịu gồm trái cây mang tính axit như trái cây họ cam quýt, cà chua, mơ, hay các món nướng, thức ăn cay, sô-cô-la, cà phê, đồ uống có ga, rượu… Hãy hạn chế các loại đồ ăn, thức uống này khi bạn đang mang bầu nhé.
3. Tăng cường các loại thức ăn lỏng
Thức ăn có dạng lỏng di chuyển qua dạ dày nhanh hơn nên thường ít gây khó chịu như thức ăn rắn. Súp, sữa chua… là những lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, nhai chậm và kĩ để thức ăn rắn trở lên mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn cũng là một cách tốt để hạn chế cơn ợ nóng.
4. Ngủ hợp lý
Để tránh những cơn ợ nóng về đêm làm bạn thức dậy, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn thêm bất cứ món gì. Kê gối cao hơn bình thường một chút và bắt đầu nằm nghiêng trái nếu bạn chưa có thói quen đó. Việc làm này sẽ khiến axit khó đi từ dạ dày lên thực quản hơn nên bạn cũng tránh được những cơn ợ nóng.
5. Sử dụng các thuốc kháng axit chứa canxi
Nếu các triệu chứng ợ nóng quá khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng axit chứa canxi. Tuy vậy, không nên dùng quá nhiều vì canxi trong thuốc có thể ngăn cản hấp thu sắt. Do đó, không nên uống thuốc này chung với các vitamin bổ sung. Tốt nhất, hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
(ST)