Cách chữa hôi chân khi đi giầy bằng những mẹo đơn giản. Chân “nặng mùi” là do tuyến mồ hôi ở khu vực này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để tống khứ thứ mùi khó chịu này.
CÁCH CHỮA HÔI CHÂN KHI MANG GIÀY
Bạn nghĩ bạn thật sự đã chăm sóc đôi chân và đôi giầy của bạn đúng cách chưa? Để đôi chân và đôi giầy bạn không phát ra những mùi khó chịu làm bạn e ngại, thiếu tự tin trước đám đông.
Chăm sóc đôi chân bằng cách:
- Chân bạn luôn mang giầy, nên lúc nào cũng ẩm ướt, đổ mồ hôi vì thế luôn có mùi hôi khó chịu. Vì vậy bạn phải giúp cho đôi chân của mình thoáng khí.
- Khi bạn cởi bỏ đôi giầy ra, bạn nên rửa kỹ chân của bạn bằng xà phòng, để diệt hết các vi khuẩn và diệt luôn mùi hôi lúc bạn mang giầy.
- Bạn nên thường xuyên ngâm chân mình vào 1 chậu nước trà ấm, nước muối hay nước dưa chuột ....khoảng 10 hay 20 phút. Để tăng thêm chất dinh dưỡng và kháng thể cho đôi chân của bạn.
- Bạn cũng có thể dùng các chất thoa ngoài bàn chân để giảm sự thoát mồ hôi từ chân. Để tạo sự thoáng mát cho đôi chân bạn.
Chăm sóc đôi giầy bằng cách:
- Bạn nên thường xuyên lau chùi, vệ sinh đôi giầy của bạn bằng xà phòng. Giữ cho đôi giầy bạn luôn thật sạch bên trong lẫn bên ngoài.
- Bạn nên xịt thuốc khử mùi hoặc thuốc tẩy uế dùng cho giầy, bạn không nên lạm dụng những thuốc khử mùi vì có thể làm ảnh hưởng đôi chân bạn.
- Nếu giầy bị ẩm hoặc ướt tốt nhất bạn nên phơi đôi giầy bạn thật khô ráo, trước khi mang giầy. Ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và phát ra mùi hôi.
Tác dụng của miếng lót giầy với đôi giầy và đôi chân của bạn:
- Bạn có thể chọn những lót giầy phù hợp cho đôi chân bạn. Vì mỗi lót giầy có những đặc tính riêng cho từng loại như lót giày quế, lót giầy than hoạt tính. Bạn có thể tham khảo đặc tính lót giầy than hoạt tính, nó có nhiều đặc tính giúp bảo vệ đôi chân và đôi giầy của bạn.
CHỮA HÔI CHÂN BẰNG MẸO NHỎ
1. Ngâm chân bằng nước trà xanh pha muối
Lá trà xanh vốn có công dụng hấp thụ và khử mùi rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng nước trà xanh đã được đun sôi, thêm chút muối để ngâm chân. Cách này không chỉ giúp khử mùi, mà còn có thể diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, bã cà phê, bã trà cũng có công dụng tương tự. Bạn cũng có thể bỏ bã cà phê, bã trà vào trong giầy để khử mùi.
2. Ngâm chân với nước ấm pha giấm loãng trong 15 phút
Giấm cũng có công dụng hấp thụ mùi và diệt trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng cách này bạn phải pha loãng giấm vào nước ấm. Thông thường, 1 chậu nước chỉ nên cho 5-10ml giấm, để chân vào không có cảm giác nhức nhối khó chịu là được.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cách này nếu chân bạn có vết thương hở miệng.
3. Tận dụng máy sấy tóc
Bên trong giầy bị ẩm ướt là nguyên nhân chính khiến chân ra mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu. Trước khi đi giầy, bạn có thể dùng máy sấy tóc thổi vào bên trong giầy một lúc. Luồng gió ấm từ máy sấy không chỉ giúp làm cho giầy khô ráo, dễ chịu hơn, mà còn có thể chống ẩm mốc cho giầy.
Ngoài ra, nếu bạn hay ra mồ hôi chân, tốt nhất nên có một miếng đệm giầy mềm chất liệu cotton ở bên trong giầy, và nên thường xuyên thay giặt. Thường ngày, bạn nên đi loại tất thoáng khí, có thể hút mồ hôi tốt. Bạn không nên đi loại giầy không thoáng khí đế cao su, hay đi tất bằng chất liệu nilon.
Thói quen hằng ngày
- Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 - 60oC, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần.
- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.
- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10 - 15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3 - 5 ngày.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.
CHỮA HÔI CHÂN BẰNG ĐÔNG Y
Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.
- Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở loét.
- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1 - 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.
- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.
g cơ thể bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, các vi khuẩn phân hủy cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, làm thoát ra mùi hôi. Có nhiều cách để hạn chế mùi hôi chân, dưới đây là những cách đơn giản trị chứng hôi chân.
- Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20-30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất vào buối sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi.
- Củ cải trắng tươi 50g (khô 30g), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
- 50g phèn chua, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm liên tục khoảng 5-7 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu.
- Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3 lần.
- Ngâm chân vào chậu nước ấm đã pha thêm giấm. Để tăng thêm hiệu quả, cho thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào chậu nước. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 - 20 phút, mỗi tuần một lần.
Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da... nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí...
Những lưu ý khi chữa hôi chân
Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.
Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.
Tích cực “trừ khử” những nguyên nhân gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống...
Nếu mắc các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì hạn chế gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.
Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất.
ST.