Cách chữa hôi chân bằng phèn chua rất hữu hiệu. Nói đến phèn chua chắc nhiều người biết, tuy nhiên cũng không phải ai cũng biết nhiều điều lý thú về tác dụng trị liệu của phèn chua được sử dụng trong Đông dược.
CÁCH CHỮA CHỨNG HÔI CHÂN BẰNG PHÈN CHUA
Tác dụng trị liệu của phèn chua
Kết cấu phân tử của phèn chua.
Phèn chua có tên khoa học là Alumen, Sulfat Alumino Potassicus, có công thức hóa học là Al2(SO4)3, đó là loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.
Trong Đông dược, phèn chua được sử dụng làm thuốc trị bệnh; ngoài ra phèn chua còn được dùng để lọc nước đục hay trong kỹ nghệ nhuộm, kỹ nghệ thuộc da. Tại Hoa Kỳ phèn chua là một loại hóa chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm cũng như hàn the.
Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như trong Hán việt gọi là vũ nát, vũ trạch, mã xĩ phàn, nát thạch, minh thạch, muôn thạch, trấn phong thạch, tất phàn, sinh phàn, khô phàn, minh phàn, phàn thạch...
Phèn chua được sử dụng trong trị liệu rất phong phú như các bệnh ngứa âm hộ, đới hạ, ngứa lở (tán bột rắc hoặc sắc rửa), cổ họng sưng đau, đờm dãi nhiều, động kinh... Dùng uống từ 1-2 chỉ (khoảng 4-8g) cho thang thuốc uống, sức ngoài tùy theo mục đích trị liệu.
Để tham khảo và áp dụng phèn chua trong trị liệu các chứng bệnh theo truyền thống, xin giới thiệu những phương cách tiêu biểu.
Trị đinh nhọt phát bối (nhọt độc ở lưng), nhọt độc ở đầy người. Phương này có công hiệu như nhọt chưa thành sẽ làm tan đi, có mủ thì vỡ mủ, làm mau lành miệng. Dùng Hoàng lạp hoàn gồm bạch phàn sống 1 lượng (40g) luyện với sáp ong nóng chảy thành hoàn bằng hạt đậu đen, mỗi lần uống từ 10-20 viên chiêu với nước nóng.
Trị trúng phong cấm khẩu: Dùng bạch phàn 1 lượng (40g), tạo giác 5 chỉ (20g), tán bột riêng từng vị, sau đó trộn đều với nhau. Mỗi lần uống 1 chỉ (tức 3,75g hay lấy tròn 4g) chiêu với nước sôi để nguội. Uống dần đờm ra, bệnh sẽ lui.
Trị nhức đầu không muốn ăn do đờm kết: Lấy bạch phàn 1 lượng (40g), cho vào 2 bát nước, sắc còn lại 1 bát, trộn với mật ong uống sẽ nôn đờm ra, nếu chưa nôn được cần uống thêm nước cho nôn ra.
Trị động kinh bởi phong đờm: Dùng hóa đờm hoàn. Lấy bạch phàn 40g, tế trà (chè tàu) loại nhỏ cánh để lâu năm càng tốt, tán bột tất cả rồi trộn với mật ong làm hoàn to bằng hạt đậu đen. Trẻ con uống từ 5 – 6 viên mỗi lần. Người lớn uống 15 viên mỗi lần chiêu với nước nóng.
Trị sản hậu bị cấm khẩu: Dùng bạch phàn sống 1 chỉ (4g) tán bột hòa với nước lạnh và cho uống làm 2 – 3 lần.
Trị trẻ em bị miệng lưỡi trắng không bú được: Phèn chua 1 chỉ (4g) tán bột mịn, lấy lông gà rà vào miệng nơi bị bệnh.
Trị đại tiểu tiện không thông: Dùng bạch phàn 5 chỉ (20g) tán bột, người bệnh nằm ngửa bỏ vào rốn khiến cho khí lạnh tác động một lúc sẽ đi tiêu, tiểu được.
Trị rắn độc cắn (chỉ dùng kết hợp hoặc lâm vào hoàn cảnh không phương cứu chữa): Lấy 1 cục bạch phàn cho lên dao sắt nướng trên lửa cho bạch phàn chảy ra rồi dùng nó nhỏ ngay 1 giọt vào chỗ vết rắn độc cắn.
Trị hôi nách: Lấy phèn phi tán bột mịn, rồi dùng khăn lụa hoặc khăn mỏng bọc bột phèn phi hay bông sạch chấm vào bột phèn phi đã tán, xát vào hố nách, làm nhiều lần trong ngày.
Trị tai chảy nước mủ hay miệng lưỡi lở, da ngứa: Dùng phèn phi tán bột mịn rắc vào chỗ đau hoặc hòa vào nước để rửa nhiều lần sẽ khỏi.
Ngoài ra còn một số phương hiện thường được sử dụng:
Trị đinh nhọt sưng đau do thấp chẩn: Lấy minh phàn và hùng hoàng hai vị lượng bằng nhau. Lấy xác trà trộn vào cùng hai vị này rồi đắp vào nơi đau.
Trị xuất huyết ở phổi (phương có tác dụng liễm huyết, chỉ huyết, trong nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, băng lậu xuất huyết do dao cắt). Dùng phương chỉ huyết tán gồm bạch phàn, hài nhi trà, các vị lượng như nhau, tán bột. Mỗi lần uống 3-4 phân (khoảng 1-1,5g) chiêu với nước ấm.
Trị hoàng đản (trong chứng vàng da do thấp nhiệt): minh phàn, thạch đai, tán bột cả 2 vị, trộn đều. Mỗi lần uống từ 5 phân đến 1 chỉ tức khoảng 2-4g. Chiêu với nước ấm, ngày uống 2-3 lần. Hoặc dùng phương Tiêu thạch phàn, thạch phàn tán gồm hai vị tiêu thạch và phàn thạch lượng bằng nhau, tán bột mịn trộn đều rồi lấy uống với nước cháo đại mạch. Mỗi lần uống 1 chỉ (xấp xỉ 4g), ngày uống 3 lần.
Trị lở ngứa: Dùng khô phàn, lưu huỳnh, xà xàng tử mỗi thứ đều 1 lượng (40g), tán bột mịn trộn với dầu vừng để xức (bôi) lên nơi lở ngứa nhiều lần bệnh sẽ khỏi.
Phèn chua chữa chứng hôi chân
Tán phèn chua thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút. Làm liên tục khoảng 3-4 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu. Cách này có thể giữ trong 7-8 tháng không bị lại.
Ngoài ra, nếu đôi chân của bạn quá “năng động”, luôn phải đi, đứng, chạy, nhảy… thì cũng có nghĩa các đầu dây thần kinh và dây chằng ở chân đang phải hoạt động “hết công suất” thì cảm giác nhớp nháp khó chịu sẽ càng tăng lên.
Chân sẽ càng bốc mùi ở những người bị mắc các bệnh như: viêm da chân, mồ hôi ra quá nhiều hoặc ở những người có mồ hôi dầu.
Khắc phục và hạn chế bớt mùi hôi chân:
- Rửa chân thường xuyên với xà phòng để tạo môi trường sạch sẽ, ngăn ngừa việc hình thành các vi khuẩn gây mùi hôi.
Lưu ý rửa kỹ các kẽ chân vì đó là nơi ẩm ướt, không thoáng khí nên vi khuẩn dễ bám chặt. Nên lau chân thật khô trước khi đi giầy.
- Nếu bạn thường xuyên phải đi lại cả ngày, hãy dùng miếng lót quế để lót giày hoặc dùng phấn thơm trẻ em xoa đều lên gan bàn chân trước khi đi giày. Nên thay lót giày và tất thường xuyên.
- Mùa hè nên hạn chế đi giày, đặc biệt là những đôi giày “kín như bưng”. Nên đi xăng – đan hoặc những đôi giày thoáng khí. Hãy thay đổi giày dép hàng ngày để chúng được “nghỉ ngơi” luân phiên.
- Nên sử dụng những loại tất làm bằng sợi bông vì chúng rất mềm, không gây tổn thương cho da chân và có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt.
- Không lạm dụng và sử dụng quá thường xuyên các sản phẩm xịt và khử mùi vì chúng có thể gây viêm da chân. Buổi tối nên chú ý rửa chân thật kỹ và để chân khô thoáng. Không sử dụng các sản phẩm đó khi đi ngủ.
THAM KHẢO NHỮNG CÁCH ĐƠN GIẢN CHỮA HÔI CHÂN KHÁC
Các bài thuốc hiệu quả:
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên ngâm, rửa chân bằng nước ấm có pha chút muối từ 20 – 30 phút. Có thể dùng nước trà để thay thế
- Nghiền nhỏ 50g axit boric, rắc đều lên lòng bàn chân và các kẽ chân. Axit giúp thấm hút mồ hôi và giữ chân luôn khô thoáng. Rửa sạch chân trước khi đi ngủ.
- 50 – 100g vỏ quế khô đun kỹ với 500ml nước. Dùng nước này để rửa và ngâm chân hàng ngày sẽ giảm được đáng kể mùi hôi chân.
- Cho một thìa cà phê hiđrôxit natri vào 100ml nước ấm, dùng khăn bông mền thấm đều dung dịch rồi lau sạch bàn chân và các kẽ chân.
- Dùng rơm, dạ sạch phơi khô rồi đốt thành tro. Đặt lòng bàn chân lên tro từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Loại tro này khô và có khả năng hút ẩm rất tốt nên sẽ làm khô chân và giảm đáng kể lượng mồ hôi tiết ra.
Có nhiều cách chữa hôi chân, cũng như cách phòng ngừa. Dưới đây là 3 cách chữa hôi chân và các cách phòng ngừa để tránh bị hôi chân.
* Cách 1: Đun nước sôi, để hơi ấm, hòa với một lượng muối tinh thích hợp, cho một chút nước cốt chanh. Sau đó, bạn ngâm chân chừng 30 phút thì bỏ ra, rửa lại với nước sạch, thấm khô chân bằng khăn mềm.
Bạn làm như vậy đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ thấy rất hiệu quả.
* Cách 2: Dùng lá chè tươi rửa sạch để ráo nước, sau đó cho vào đun lên, bỏ thêm vài hạt muối vào nồi nước.
Sau khi đun sôi để nguội, hãy ngâm chân vào nước khoảng 15 – 20 phút rồi lau khô chân.
* Cách 3: Sau khi rửa sạch chân, dùng khăn bông mềm lau khô. Để chân thông thoáng khoảng 10 phút rồi lấy thuốc đặc trị hôi chân bôi, xịt lên kín các kẽ ngón, bàn chân. Làm như vậy hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả tích cực.
- Trà mạn 100g, hãm với 2 lít nước sôi, để ấm ngâm chân hàng ngày. Mỗi ngày ngâm khoảng 20-30 phút. Thời điểm ngâm tốt nhất vào buối sáng. Lượng a-xít tanic trong trà sẽ giết chết vi khuẩn và làm se khít lỗ chân lông, giúp chân khô và khử mùi hôi.
Củ cải trắng.
- Củ cải trắng tươi 50g (khô 30g), rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó nhỏ lửa trong 5 phút bắc ra, để nguội ngâm chân hàng ngày, mỗi lần ngâm khoảng 20 phút nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Muối tinh 5g, gừng tươi 20g. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Gừng thái lát đun với 1 lít nước, sôi khoảng 5 phút bắc ra cho muối vào. Để ấm ngâm chân trong khoảng 10 phút. Ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện trong 7-10 ngày. Bài thuốc này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Lá sung tươi 200g, rửa sạch đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 15 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
- 50g phèn chua, tán thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút vào buổi sáng. Làm liên tục khoảng 5-7 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu.
- Lá lô hội tươi, rửa sạch, vò lấy chất nhờn từ lá lô hội xoa lên lòng bàn chân rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân. Mỗi tuần làm 2-3 lần.
- Ngâm chân vào chậu nước ấm đã pha thêm giấm. Để tăng thêm hiệu quả, cho thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào chậu nước. Loại tinh dầu này có khả năng khử trùng mạnh mẽ nên sẽ tiêu diệt tận gốc những vi khuẩn gây mùi. Ngâm chân từ 15 – 20 phút, mỗi tuần một lần.
Lưu ý: Nếu chân có tổn thương hở hoặc vùng da bị tổn thương không được áp dụng các phương pháp trên. Khi chân có mùi hôi ngày càng nặng do lở loét, nấm, viêm da… nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị thích hợp. Để phòng chứng hôi chân, cần giữ gìn vệ sinh bàn chân sạch sẽ, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng, thường xuyên thay tất và đi các loại giày, dép thoáng khí..
Chân “nặng mùi” là do tuyến mồ hôi ở khu vực này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để tống khứ thứ mùi khó chịu này.
Thói quen hằng ngày
- Ngâm chân trong chậu nước nóng 50 – 60oC, mỗi lần 15 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.
- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10 – 15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.
Chữa trị bằng đông y
Khi căn bệnh hôi chân trở nên trầm kha và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì đã đến lúc phải dùng những bài thuốc “nặng đô” hơn.
- Đối với chân bị lở loét, nặng mùi, hãy lấy một trong những loại cây sau: khô phàn, hoàng bách, ngũ bội tử, ô tặc cốt, sau đó xay nhỏ. Sau khi rửa sạch chân, hãy rắc bột này vào chỗ lở loét.
- Đối với chân bị mụn nước, hôi thối, bạn lấy khổ sâm, bạch tiên bì, rau sam, xa tiền thảo, mỗi loại 30g; cây thương truật, hoàng bách mỗi loại 15g, sau đó nấu lên rửa chân 1 – 2 lần mỗi ngày. Những loại thuốc này rất tốt đối với chân bị mụn nước và vi khuẩn lây nhiễm.
- Đối với chân bị mòn gót, nứt nẻ gót chân, bạn lấy một trong các vị sau: bạch phụng tiên hoa 30g, tạo giác 30g, hoa tiêu 15g, cho vào 250g giấm và ngâm trong vòng 1 ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn lấy ra ngâm chân khoảng 20 phút, trị liên tục trong vòng 7 ngày.
Những lưu ý
Hôi chân là do mồ hôi lưu cữu quá lâu, cộng với môi trường bít kín của giày… sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh, gây ra mùi hôi. Do vậy, nếu bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ cho da luôn luôn khô ráo, duy trì chân thường xuyên sạch sẽ, thông thoáng… sẽ hạn chế rất nhiều bệnh này.
Bạn cần rửa chân nhiều lần mỗi ngày, thường xuyên thay tất và không nên đi các loại giày kín như giày thể thao, giày du lịch để tránh ra quá nhiều mồ hôi chân.
Tích cực “trừ khử” những nguyên nhân gây bệnh như mồ hôi chân, bệnh nấm chân bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ra mồ hôi, ví dụ như ớt cay, hành sống, tỏi sống…
Nếu mắc các bệnh về da như lở loét, mụn nước do vi khuẩn truyền nhiễm gây ra hôi chân thì hạn chế gãi để tránh kích thích lây nhiễm. Bạn nên dùng chậu rửa chân và khăn lau chân riêng để tránh lây nhiễm cho người khác.
Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng để giặt tất.
Để phòng chữa hôi chân, bạn chỉ cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Không đi chân đất ở những nơi công cộng có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
- Đi loại tất thấm hút tốt. Mùa hè cần đi giày có lỗ thoáng hoặc dép.
- Hằng ngày phải rửa chân từ 2 lần trở lên, nhất là đối với người đã nhiễm bệnh. Chú ý kỳ cọ sạch các ngón, nhất là các khe ké. Sau khi rửa, phải lau thật khô bằng khăn bông thấm nước, dùng khăn mềm để không làm sây sát da chân.
- Khi đã mắc bệnh hôi chân, cần khám để xác định có phải nấm không rồi mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có thuốc chống hôi chân, thuốc chống nấm, cần rắc hay xịt vào bàn chân, khe kẽ các ngón chân, vào bít tất và giày.
- Nếu bị nấm ăn các khe kẽ chân, phải khám và điều trị triệt để; vệ sinh giày; tất sau khi giặt cần là kỹ, hoặc luộc trước khi giặt.
- Xử lý vệ sinh và xịt thuốc vào giày mỗi ngày.
cách trị hôi chân đơn giản, dễ làm
Củ cải trắng
Dùng nửa củ cải trắng, cắt thành lát mỏng, cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ. Để lửa to đun sôi trong 3 phút, sau đó ninh lửa nhỏ trong 5 phút, rồi đổ ra chậu, đợi cho nguội bớt, cho chân vào ngâm rửa. Ngâm rửa trong vài ngày liên tục có thể khử sạch mùi hôi.
Muối+gừng
Cho lượng muối vừa đủ, vài lát gừng tươi vào nước đun sôi, để nguội bớt rồi ngâm rửa chân trong vài phút. Cách này không chỉ giúp khử mùi hôi, mà còn có thể tiêu trừ mệt nhọc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Đậu nành
Dùng 150g đậu nành, 1 lít nước, đun với lửa nhỏ trong 20 phút, để nước đủ ấm dùng ngâm chân. Cách này trị mùi hôi chân rất hiệu quả, lại giúp bảo vệ da chân. Thông thường ngâm rửa liên tục 3-4 ngày sẽ thấy công hiệu.
Lá sung
Lấy vài lá sung đun với nước trong khoảng 10 phút, đợi nước đủ ấm, dùng ngâm chân trong 10 phút. Mỗi ngày 2 lần, thông thường 3-5 ngày sẽ hết mùi hôi.
Dấm
Có thể dùng bông tẩm dấm bôi lên chân có mùi hôi, có tác dụng trị ngứa và diệt khuẩn. Những chỗ hơi bị bong da, có thể bôi một lần giữ được trong nửa tháng. Khi bị lại, lại tiếp tục bôi như vậy.
Bia
Đổ 1 chai bia vào chậu nước, cho nước vừa đủ. Rửa sạch chân, sau đó cho vào chậu nước bia ngâm rửa trong 20 phút, rồi rửa sạch lại. Mỗi tuần làm 1-2 lần.
Tỏi tây
Rửa sạch 250g tỏi tây, giã nát cho vào chậu nước, đổ nước sôi vừa đủ. Đợi nước đủ ấm, ngâm chân trong nửa tiếng. Một tuần ngâm rửa 1 lần, có tác dụng rất tốt.
Lô hội
Ngày hè, dùng chất nhờn từ lá lô hội xoa lên vùng chân có mùi hôi, rồi để khô tự nhiên có tác dụng trị mùi hôi rất tốt. Mỗi lần dùng 1 lá cho 1 chân.
Vỏ lê
Dùng vỏ lê xoa trực tiếp lên vùng chân có mùi hôi cũng có công dụng khử mùi.
Dùng một số chất bột chống mồ hôi rắc hoặc phun lên đôi chân mỗi buổi sáng sẽ giúp chân được khô ráo suốt cả ngày. Hãy thử dùng các bộ lót chân cho giày của mình. Chúng sẽ giúp hấp thụ mùi hôi dư thừa và tạo ra một mùi thơm dễ chịu hơn. Cần tránh dùng giày dép nhựa. Hãy sử dụng giày làm bằng da, vải bạt hoặc vải lưới bởi chúng sẽ giúp đôi chân được thông thoáng hơn.
Khi đôi giày đã trở nên ẩm ướt do đi cả ngày hãy dùng các giấy báo khô nhét vào lòng giày để hút ẩm trước khi tiếp tục sử dụng. Ngâm chân hàng ngày trong nước trà đậm hoặc giấm pha loãng sẽ giúp phần nào hạn chế mùi hôi chân.
Phèn chua có tác dụng khử mùi hôi chân hiệu quả.
Nếu vẫn còn thấy chân hôi hám thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ có thể chỉ định dùng clorua hexahydrate nhôm để loại bỏ mùi hôi. Đôi khi hôi chân do vi nấm, cần sử dụng thuốc kháng nấm thích hợp. Cần chăm sóc móng kỹ nếu mùi hôi là do móng chân mọc xuyên vào thịt gây ra chín mé (panaris, infected ingrown toenails).
Trong trường hợp nặng, có thể phẫu thuật cắt chọn lọc dây thần kinh giao cảm để kiểm soát tăng tiết mồ hôi chân.
Biện pháp thiên nhiên cung cấp thay thế an toàn cho những trường hợp hôi chân nhẹ hoặc vừa phải. Dùng rau thì là ngọt (sweet fennel) và cỏ sữa (milk thistle) để giúp giữ ổn định hệ tiêu hóa và giải độc cơ thể.
Có thể dùng kalium phosphate và silica, các loại thuốc xịt khử mùi tại chỗ để loại bỏ độc tố trong các tế bào da chân và chống lại mùi hôi.
Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ giảm ngay.
Khi dùng thuốc trị liệu thì đồng thời phải “khử trùng” cho giày và tất của mình bằng cách phơi giày, tất dưới ánh nắng mặt trời và dùng nước nóng, xà bông để giặt tất.
Hãy chăm sóc đôi chân của mình thường xuyên, liên tục đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
Phòng tránh hôi chân
- Giữ bàn chân luôn sạch sẽ, rửa thường xuyên bằng nước sạch rồi để khô chân mới mang giày, dép.
- Không mang giày dép quá chật, kín, vì như vậy chân dễ bị ra mồ hôi và có mùi.
- Không đi giày, dép chung với người khác; bảo quản giày, dép luôn khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ.
- Khi mang giày, nên đi tất chất cotton. Chịu khó thay tất khi mang giày; giặt và bảo quản tất cẩn thận. Khi thấy tất ngả màu, thô và cứng nên thay đôi mới.
Hôi chân là do tuyến mồ hôi trong cơ thể bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, các vi khuẩn phân hủy cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân hủy càng hoạt động mạnh, làm thoát ra mùi hôi. Có nhiều cách để hạn chế mùi hôi chân, dưới đây là những cách đơn giản trị chứng hôi chân.