Chữa bệnh khó tiêu ở trẻ sơ sinh an toàn.Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm ọc sữa, tiêu chảy, bón, bú kém. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể do phương pháp cho bú không đúng hoặc do một số bệnh lý như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.
CHỮA BỆNH KHÓ TIÊU Ở TRẺ SƠ SINH AN TOÀN
Vai trò của hệ vi sinh với tiêu hóa của trẻ
Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Ở đại tràng có khoảng 400 – 500 loại vi khuẩn có ích khác nhau, ngoài việc tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Đồng thời sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi truờng hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Hệ vi sinh sinh lý bị mất cân bằng (do dùng kháng sinh, do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý,…), chưa hoàn chỉnh hoặc hoạt động không bình thường, sẽ dẫn tới rối loạn tiêu hóa: Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (phân sống, rối loạn hấp thu dinh dưỡng…), loạn khuẩn đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), tạo cơ hội cho một số loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm phát triển (tả, lỵ…). Nếu sự mất cân bằng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ .
Căn bệnh này rất nguy hiểm vì đối tượng dễ mắc phải nhất là trẻ em, đặc biệt là các bé đang ở độ tuổi ăn dặm. Khi còn nằm trong bụng mẹ, bé được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Lúc ra đời, hệ miễn dịch của bé còn rất non yếu, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không còn chỉ ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hoá, thức ăn không được tiêu hoá hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng, phân sống…) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn, trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón… Qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn có hại này làm bệnh càng trầm trọng hơn.
Bệnh này còn dễ gặp phải ở những trẻ dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Lợi dụng thời điểm đó, các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh hơn, gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột (còn gọi là ” loạn khuẩn ruột” ), dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Hoặc khi trẻ phải chịu một chế độ ăn uống không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo… ít chất xơ, vitamin, chất khoáng… cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ. Trẻ sẽ biếng ăn, không hấp thu được các chất dinh dưỡng, dễ gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cơ thể.
ột số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm ọc sữa, tiêu chảy, bón, bú kém. Nguyên nhân của các vấn đề này có thể do phương pháp cho bú không đúng hoặc do một số bệnh lý như nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.
1. Nôn ói
Ðây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ bình thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú. Bú no quá, bú các cữ gần nhau quá, đổi loại sữa, lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá, đặc biệt tư thế bế trẻ không đúng là những nguyên nhân có thể làm trẻ ọc sữa.
Có thể làm giảm ọc bằng tư thế cho bú đúng.
Cách bế trẻ đúng cách bao gồm:
- Ðầu và thân trẻ ở trên cùng một đường thẳng.
- Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.
- Thân trẻ thật sát thân bà mẹ.
- Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.
Cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt bao gồm:
- Mẹ nên chạm vú vào môi trẻ.
- Chờ đến khi miệng trẻ mở rộng.
- Nhanh chóng đưa miệng trẻ vào vú, hướng cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.
Một số dị dạng đường tiêu hóa (như teo thực quản, teo tắc ruột, bệnh phình đại tràng bẩm sinh...) là nguyên nhân của 1/3 số trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc. Tỷ lệ tử vong có thể rất cao nếu điều trị chậm trễ.
Vì vậy đối với mọi trẻ sơ sinh bị ói, đặc biệt cần lưu ý tìm những dấu hiệu sau để giúp nhận biết trẻ có nguy cơ và cần phẫu thuật khẩn.
- Lúc mang thai bà mẹ đa ối (nước ối nhiều, trên 2 lít).
- Ngay sau sinh trẻ nhiều đàm (sùi bọt cua).
- Ọc dịch xanh rêu.
- Bụng chướng.
- Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.
2. Tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thể đi tiêu 5-10 lần trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.
Nếu trẻ bú không đủ, phân có màu xanh lẫn nước nhưng lượng ít.
Nếu trẻ bú nhiều quá, mẹ uống thuốc xổ hoặc ăn thức ăn nhuận trường thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.
Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bao gồm: nhiễm trùng, dị ứng sữa, hội chứng kém hấp thu.
3. Bón
Ở một số trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36-48 giờ, nhưng phân không khô và trẻ đi tiêu dễ, đây không gọi là bón.
Bón thường gặp ở trẻ bú sữa bột, do lượng sữa bú không đủ, do loại sữa có nhiều protein hoặc nhiều chất béo. Nếu pha sữa đặc quá (ví dụ hơn 1 muỗng sữa cho mỗi 30ml nước) trẻ cũng có thể bị bón, trong trường hợp này cần pha đúng tỷ lệ (1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước) sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.
Bón có thể xảy ra ở trẻ sinh non, sinh ngạt, suy giáp, mẹ sản giật kèm hạ Magné/máu, trẻ bị nứt hậu môn. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh làm trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bón kéo dài kèm chướng bụng.
4. Bú kém
Bú kém là bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường.
Bú kém do hậu quả của bú không đủ lượng kéo dài vì nôn ói, tiêu chảy, do bệnh lý thần kinh trung ương, nhiễm trùng, suy giáp.
5. Ðau bụng
Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Trẻ đi tiêu xong có thể hết đau.
Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá.
Một số bệnh lý gây đau bụng như lồng ruột, thoát vị bẹn.
6. Chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh bình thường tăng cân khoảng 25g mỗi ngày kể từ tuần lễ thứ hai sau sinh. Lúc đầy tháng trẻ lên cân được trung bình 700g.
Nguyên nhân chính của chậm tăng cân ở một nửa số trường hợp là bú không đủ. Trẻ có thể khóc nhiều, tăng kích thích, bón, ngủ ít.
Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.
Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho đủ và tìm bệnh lý đi kèm.
7. Béo phì
Thường gặp ở trẻ bú sữa bột.
Béo phì do bú nhiều, sữa pha đặc quá gây dư năng lượng, dư chất béo, chất đường. Béo phì thường kéo dài tiếp tục qua giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trẻ lớn.
Chú thích ảnh: Ðộng tác bú chuẩn xác giúp trẻ tránh được rối loạn tiêu hóa do nuốt nhiều hơi.
Biện pháp giải quyết tận gốc rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh các biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun đúng lịch, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Cần chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới: “Men vi sinh là các chế phẩm tổng hợp giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi nhằm tạo nên sự cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa và ức chế các vi khuẩn có hại gây bệnh và tiết độc tố. Men vi sinh được dùng cho trẻ trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, biểu hiện là các triệu chứng biếng ăn, tiêu chảy, phân sống, táo bón…”
Để lựa chọn loại men vi sinh cho hiệu quả tốt cần dựa vào các tiêu chuẩn như:
-
Chứa các loại vi khuẩn có ích đã được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo như các chủng Lactobacillus, được phân lập từ nguồn gốc thiên nhiên, đủ hàm lượng.
-
Được bào chế theo công nghệ tốt nhất, bảo đảm các vi khuẩn có ích không bị tiêu diệt bởi dịch mật và khi đi qua dạ dày, đồng thời phải phát huy tác dụng tốt nhất khi đến ruột.
-
iải pháp giúp bé hết táo bón
Khi trẻ bị táo bón tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có những cách xử trí thích hợp.
Chế độ ăn uống:
-
Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
-
Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
-
Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).
-
Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…
-
Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.
Chế độ vận động:
-
Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).
-
Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).
-
Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.
-
6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh
Những mẹo dưới đây có thể khiến bạn giảm lượng hơi ứ đọng trong ruột bé và giảm khó chịu cho bé cưng:
- Cho bé bú đúng tư thế. Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm vú) để bé không hút khi vào bụng trong khi bú.
- Thay dụng cụ cho bú. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.
- Giúp bé ợ hơi. Có nhiều tư thế bạn có thể thử để giúp con ợ hơi. Vác lên vai, nằm sấp trên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé là vài cách trong số đó. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu bạn đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.
- Thêm thời gian. Khi bé có vẻ không thể ợ ngay sau bữa ăn, hãy đặt bé xuống và thử cho bé ợ lại sau 5-10 phút do khí thừa cần thời gian để tách ra lại khỏi sữa. Khi bạn đặt bé xuống, khí thừa trong dạ dày bé có thể nổi lên mặt và dễ dàng ợ ra.
- Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.
- Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé, không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể mát-xa bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí.
Giờ thì mẹ biết thêm một tác dụng nữa của việc cho bé nằm sấp,
đó là giúp bé thoát hơi trong ruột dễ dàng hơn. Ảnh: Corbis.
Các phương thuốc trị đầy hơi không cần kê toa cho trẻ sơ sinh
Các loại thuốc chữa đầy hơi thông dụng không cần toa như simethicone hay thuốc đau bụng gripe-water tác dụng thế nào đối với trẻ sơ sinh?
Simethicone giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ. Nhưng hãy nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp cho bé.
Thuốc chữa đau bụng gripe-water là loại thuốc không cần toa khác mà có lẽ bạn đã nghe nói đến. Đó là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt - giúp chữa đau bụng quặn. Thuốc gripe-water dùng để giảm đau bụng và đầy hơi.
Đầy hơi và chuyện ăn uống
Liệu những gì bé ăn có gây nên khí thừa không? Mặc dù không được khuyến khích, một số phụ huynh vẫn cho bé uống nước trái cây - vốn chứa sorbitol (chất cồn đường) mà bé không thể hấp thụ được.
Một số bé không dung nạp được lactose khiến bé cũng không thể dung nạp được lactose trong sữa. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy nhờ bác sĩ nhi khoa hoặc dinh dưỡng của con bạn tư vấn để đổi sang một loại sữa chống dị ứng đạm sữa cho bé.
Bé có thể gặp vấn đề về tiêu hoá với một số thức ăn mà bạn ăn vào được truyền qua sữa mẹ. Các loại đậu (như đậu cô-ve, đậu Hà Lan và đậu lăng) và các loại rau họ cải (xúp lơ xanh, bông cải, bắp cải), các chế phẩm sữa, và thực phẩm chứa caffeine (như cà phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la) là những thủ phạm phổ biến. Nhưng trước khi bạn đổi chế độ ăn uống hoặc loại bỏ một loại thức ăn nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bạn và cả bé không bị thiếu chất.
Sữa của con, cách cho bú và cả thức ăn mẹ ăn cũng đều
ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con nói chung và tình trạng đầy hơi
của con nói riêng. Ảnh: Corbis.
Cần phải theo dõi điều gì khi bé bị đầy hơi?
Đầy bụng ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hoá. Chẳng hạn, trào ngược dạ dày - thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi . Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:
- Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu chỉ dẫn của các vấn đề về dạ dày và ruột. Dấu hiệu có thể là phân bé thay đổi về độ lỏng - rắn hoặc mẫu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp vấn đề về tiêu hoá.
- Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.
- Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.
Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Dù vậy, thường thì bé sẽ ổn và không có vấn đề gì phải lo lắng. Phụ huynh vẫn thường căng thẳng vì hiện tượng này quá mức so với tình trạng thực tế của bé.
Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón:
Như men vi sinh, chất xơ (Inulin), các sản phẩm hỗ trợ táo bón. Điều trị các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.
Hiện nay, đã có men vi sinh Golden LAB được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, với công thức độc đáo gồm hệ men vi sinh thiên nhiên (Probiotic) và hệ chất xơ thực phẩm (Prebiotic). Golden LAB giúp bé hết táo bón, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cũng như phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
Có thể dùng Golden LAB thành từng đợt hoặc dùng thường xuyên để phòng tránh táo bón và tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện của bệnh trĩ như chảy máu khi đi cầu, búi trĩ xuất hiện, có thể dùng thêm sản phẩm An Trĩ Vương để giúp bé tránh xa những rắc rối khi đi cầu.
Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện
-
Táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ không có tác dụng
-
Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng
-
Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn
Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 0,9% (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Bài thuốc chữa bệnh táo bón ở trẻ em bệnh khỏi
Bệnh đau bụng ở trẻ em và cách xử lý
Bệnh táo bón ở trẻ em
Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh
Phương pháp chữa bệnh táo bón ở trẻ em
Cách chữa khó tiêu tại nhà
(ST)