Thực phẩm chữa đầy bụng khó tiêu rất an toàn và hiệu quả. Bệnh có thể không dứt được nhưng nếu người bệnh sử dụng thuốc theo chuyên khoa, biết cách ăn uống phù hợp sẽ làm ổn định các triệu chứng trong những đợt tái phát bệnh.
THỰC PHẨM CHỮA ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
Người đầy bụng khó tiêu, ăn sao cho khỏe?
Chứng thường xuyên đầy bụng khó tiêu trong y học gọi là liệt dạ dày (gastroparesis). Đây là chẩn đoán cuối cùng sau khi loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng tương tự. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng người bệnh trong thời gian dài luôn có cảm giác ăn mau no dù mới ăn được ít, đầy bụng, nặng hơn nữa có triệu chứng buồn nôn, nôn ra thức ăn chưa tiêu nhiều giờ sau ăn.
Trong giai đoạn khó tiêu người bệnh nên giảm thức ăn nhiều chất béo, chất xơ. Nếu ăn chất béo, cần hạn chế các món chiên ngập dầu, thịt mỡ, ba rọi... Với sữa và chế phẩm từ sữa nên sử dụng sữa hoặc chế phẩm từ sữa tách béo. Còn về trái cây, nên ưu tiên dùng nước ép trái cây, trái cây đóng hộp, trái cây mềm, gọt vỏ.
Nên ưu tiên ăn loại đạm động vật mềm như cá, trứng, thịt gia cầm... và hạn chế ăn thịt cứng như bít tết, thịt nướng, các loại đậu hạt cũng khó tiêu. Rau củ nên ăn rau nấu chín (canh rau, rau xào), gọt vỏ một số loại rau củ có vỏ dày khó tiêu (ví dụ cà tím, cà rốt), hạn chế dùng rau sống và một số loại rau khác khó tiêu như bắp cải, bông cải, cà tím... Có thể dùng nước lọc, nước trà, cà phê bình thường, nước ngọt có gas nên hạn chế chứ không cần kiêng hẳn. Nên ăn gạo chà trắng, hạn chế ăn gạo lứt sẽ gây khó tiêu.
Ngoài chủng loại thực phẩm nên dùng và kiêng như trên, cũng cần hạn chế về số lượng ăn mỗi bữa. Đối với canh rau, nên ăn khoảng một nửa đến một chén mỗi bữa. Sữa, nước trái cây nên dùng một nửa ly mỗi lần. Trái cây nên ăn một nửa đến một quả tùy theo loại quả. Người bệnh thay vì ăn ba bữa chính nên ăn ba bữa chính nhỏ và có thêm 2-3 bữa phụ. Trong bữa phụ, người bệnh có thể sử dụng sữa chua, sữa tách béo, bánh ngọt.
Về cách chế biến, đối với món ăn cho người bệnh đầy bụng nên ưu tiên nấu các món có nước, nấu hầm mềm dễ ăn dễ tiêu. Sử dụng ít gia vị hành, tiêu.
Khoảng 30-40% trường hợp đầy bụng không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Phần còn lại thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường do biến chứng của bệnh trên hệ thần kinh ảnh hưởng chức năng của dây thần kinh phế vị chi phối hoạt động dạ dày. Các trường hợp khác gặp trong cảm cúm, nhiễm siêu vi, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, cắt dạ dày, các phẫu thuật khác liên quan đến dạ dày, ruột, bệnh thần kinh như Parkinson, rối loạn thần kinh sau đột quỵ, stress, trầm cảm...
Ở những người có triệu chứng như trên, điều đầu tiên là nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và chẩn đoán cận lâm sàng để loại trừ một số nguyên nhân khác như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung bướu ở đường tiêu hóa, tắc ruột..
Thực phẩm trị đầy bụng, khó tiêu
Bạn thường bị đầy bụng, khó tiêu, ... và bạn không biết phải làm thế nào? Thực ra bạn hoàn toàn có thể phòng hoặc điều trị căn bệnh khó chịu này ngay tại nhà.
-Bạn thường bị đầy bụng, khó tiêu, ... và bạn không biết phải làm thế nào? Thực ra bạn hoàn toàn có thể phòng hoặc điều trị căn bệnh khó chịu này ngay tại nhà.
Táo
Pectin, protopectin và axit pectin là những chất có rất nhiều trong táo tây và đưa loại quả này trở thành một trong những thực phẩm hàng đầu có lợi cho tiêu hóa. Chất xơ có trong loại quả này (được tiêu hóa rất nhanh) cho phép điều chỉnh hoạt động tiêu hóa của ruột. Nó giúp tăng khối lượng phân và giảm thời gian của hoạt động tiêu hóa của ruột.
Một quả táo tây chưa gọt vỏ có chứa tới 3,7 g chất xơ.
Pectin và protopectin thuộc loại chất xơ nhanh tan. Nó giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải từ thức ăn ra khỏi cơ thể chúng ta. Trong khi đó, axit pectin (chất không tan) giúp kích thích ông tiêu hóa.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, ăn táo cả quả sẽ tốt hơn là bạn chỉ uống nước táo vì chỉ uống nước táo thôi, bạn đã bỏ phí chất xơ quý báu của loại quả này.
Dứa
Dứa chua rất có lợi cho tiêu hóa vì nó chứa rất nhiều chất bromelin. Chất này thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể chúng ta. Ăn dứa trong bữa ăn cho phép hệ thống tiêu hóa của chúng ta dễ dàng tiêu hóa những thức ăn như thịt và cá.
Dứa cũng chứa rất nhiều chất xơ (cellulo và hemicellulo): trung bình có 1,4g chất xơ/100g quả. Chất xơ này có tác dụng kích thích ống tiêu hóa.
Tốt nhất nên ăn dứa tươi. Rất nhạy cảm với cái nóng, chất bromelin có thể bị mất đi nếu bảo quản lâu hoặc chế biến thành nước dứa công nghiệp.
Lê
Nếu bạn gặp các vấn đề tiêu hóa hãy nghĩ đến ăn một quả lê. Lê là một loại quả có hầu như quanh năm, có giá trị giải khát và giàu chất xơ. Trung bình cứ 100g lê chứa 2,3g chất xơ.
Lê chứa các chất xơ nhe cellulo và hemicellulo. Bằng cách hấp thụ rất nhiều nước ở trong cơ thể chúng ta, các chất xơ này phồng lên và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của ruột.
Đừng bỏ vỏ quả lê khi ăn vì vỏ quả lê chứa nhiều chất xơ hơn cả thịt bên trong
Hãy chọn những quả lê còn tươi.
Gừng
Gừng - loại gia vị có nguồn gốc từ phương Đông này có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời nó cũng mang tới cho món ăn của bạn một mùi thơm dễ chịu.
Theo các nhà nghiên cứu sinh hóa học Ấn Độ, gừng giúp kích thích sự bài tiết mật. Ngoài ra nó tăng cường hoạt động của các enzym tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
Bạn có thể cho gừng dạng bột hoặc vài lát gừng tươi vào thức ăn của mình: cá, thịt bò... Tuy nhiên không nên quá làm dụng loại gia vị này, nó có thể có tác dụng ngược lại với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
7 "cứu tinh" cho đường tiêu hóa
Một đặc tính của thực phẩm mà chúng ta vô tình không biết hoặc biết nhưng không tin và cố tình bỏ qua, đó là khả năng chữa lành các tổn thương. Một số thực phẩm còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
Vậy nên, nếu gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc đầy hơi, chướng bụng, đừng bỏ qua những thực phẩm dưới đây nhé. Những thực phẩm này sẽ làm cho dạ dày nhẹ nhàng hơn và tiêu hóa dễ dàng.
Chuối
Chuối có rất nhiều kali và vitamin A, lại có thể điều chỉnh mực nước trong cơ thể của bạn. Các chất hóa học trong chuối khi vào cơ thể sẽ làm giảm căng thẳng cho não bộ. Hãy ăn chuối nếu bị tiêu chảy, đó là lời khuyên của những chuyên gia dinh dưỡng.
Mận khô
Mận có nhiều chất xơ nên giúp bạn dễ tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ngăn ngừa táo bón. Mận, kể cả mận khô cũng rất giàu chất chống oxy hóa, làm cho bạn trông trẻ trung hơn.
Táo
Ai cũng biết, nếu thường xuyên ăn táo sẽ giảm bớt nỗi lo về bệnh tật. Bởi lẽ, táo có lượng lớn chất xơ và nước. Trong thực tế, nên ăn một quả táo khi dạ dày trống rỗng, tốt nhất vào buổi sáng, để làm cho dịch trong ruột trơn tru.
Sữa chua
Sữa chua có các enzym với các nvi khuẩn sống hỗ trợ tiêu hóa. Sữa chua giữ một lượng vi khuẩn tốt trong dạ dày, do đó ngăn ngừa bệnh dạ dày. Đây là lý do tại sao bác sĩ của bạn yêu cầu ăn sữa chua đối với bệnh nhân có triệu chứng rối loạn dạ dày.
Yến mạch
"Yến mạch có chất xơ, folate, vitamin A và kẽm, làm cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Yến mạch nguyên hạt là tốt nhất vì nó làm bạn có cảm giác no cho dù ngay cả lúc dạ dày đang trống rỗng.
Bạc hà
Bạc hà làm giảm sự khó chịu dạ dày và làm mát dạ dày và gan. Nhai một vài lá bạc hà mỗi ngày sẽ làm sạch hệ thống tiêu hóa, giảm thiểu nỗi lo đau dạ dày.
Gừng
Các axit trong gừng có thể làm cho cơ thể không bị ứ đọng các chất nhầy dẫn đến viêm. Gừng còn chứa vitamin B3 mà theo các chuyên gia thì uống nước gừng có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
Kết hợp những thực phẩm này trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm cho hệ thống tiêu hóa trong cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này rất tốt cho cơ thể và làm cho bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
Các bí quyết đơn giản giảm chứng bệnh này:
1. Vận động nhẹ sau bữa ăn
Nếu kết quả sau bữa ăn tối là một vùng bụng tròn trĩnh, bạn nên ra ngoài và đi dạo 10 phút. Vận động giúp các bong bóng khí dễ được giải thoát khi đi qua các cơ quan tiêu hóa, khiến cảm giác đầy hơi sẽ nhanh biến mất hơn là cứ nằm dài hay ngồi yên trên ghế sau khi ăn no.
2. Đi khám da liễu
Nếu chứng đầy hơi của bạn đi kèm với nghẹt mũi, có thể phần nào kết luận nguyên nhân gây đầy hơi là do dị ứng: khi hô hấp qua mũi bị tắt nghẽn, bạn buộc phải hít thở bằng miệng, đồng nghĩa với việc bạn hớp vào bụng lượng khí nhiều hơn bình thường và hiển nhiên sẽ dễ bị đầy hơi hơn.
3. Hít và thở
Hít thở đúng cách giúp giảm stress và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng cortisol và adrenaline, các hormon kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, hậu quả có thể gây ra chứng đầy hơi hoặc tiêu chảy. Stress cũng kích thích cơn thèm ăn và ăn một cách mất kiểm soát.
Các bài tập thiền như yoga hay đơn giản chỉ là hít thở sâu, đều đặn và đúng cách đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm stress, đồng nghĩa với việc giảm được nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi do bao tử bị nhồi nhét quá mức.
4. Phân chia khẩu phần sữa
Cơ thể nhiều người không thể hấp thu lactose (có rất nhiều trong các sản phẩm sữa) và hậu quả phổ biến nhất là chứng khó tiêu. Nhưng thông thường, người dị ứng với lactose có thể an toàn tiếp nhận khoảng 12 gram lactose (tương đương với một ly sữa). Vậy nên để tránh bị đầy hơi, bạn đừng bao giờ uống hết lượng sữa cần trong ngày vào một lúc, hãy chia đều ra thành nhiều đợt.
6. Ăn chậm nhai kỹ
Khi vừa đi vừa ăn, ăn từng miếng lớn và nhai qua loa… bạn sẽ nuốt vào một lượng khí nhiều hơn. Khoảng thời gian tiêu chuẩn để bạn hoàn tất một bữa ăn là 15-20 phút. Hãy hít thở một hơi thật sâu sau mỗi lần cắn và luôn kín miêng trong khi nhai – làm như vậy, bạn phải hít thở bằng mũi nên buộc lòng phải nhai nuốt chậm lại. Còn nếu bạn có thói quen vừa đi vừa uống nước, hãy từ bỏ chiếc ống hút và uống trực tiếp từ ly, cốc vì động tác hút nước qua ống hút dễ đưa nhiều khí vào bao tử hơn.
7. Cắt giảm đường
Đường fructose có nhiều trong mật ong, xi-rô và các loại nước giải khát có thể là nguyên nhân gây cảm giác lùng bùng cho bao tử bạn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất đừng đụng đến các loại thực phẩm chế biến, các loại nước giải khát có đường fructose khi trong bụng còn nhiều thức ăn chưa kịp tiêu hóa.
8. Cắt giảm chất béo
Các loại thực phẩm giàu chất béo sẽ trì hoãn quá trình tiêu hóa, gây ra chứng đầy hơi và tạo cảm giác no. Theo các chuyên gia thì khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đạm, ít calo, ít chất béo thay vì những thực phẩm nhiều dầu, mỡ…
9. Bổ sung probiotic
Có không ít các trường hợp chứng khó tiêu bị gây ra bởi sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột, đặc biệt đối với người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang. Probiotic có thể giúp cân bằng vi khuẩn trở lại, tuy nhiên bạn hãy đi khám để được tư vấn loại probiotic nào thích hợp nhất cho bạn.
Trái cây và các gia vị có lợi cho hệ tiêu hóa
Trái cây: Trái cây có chất xơ có thể “giải cứu” bạn khỏi chứng khó tiêu. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển thông qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng, và các bệnh khác. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như đu đủ, (có chứa papain enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày), chuối (dễ tiêu hóa và nhuận tràng) và các loại trái cây khác như táo, lê, nho…
Gừng tươi: Có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Có thể ăn mứt gừng, gừng muối rất tốt cho hệ tiêu hóa và hô hấp. Tuy nhiên, người đang có vết loét, chảy máu thì không nên dùng.
Tỏi: Tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa được các bệnh đường hô hấp, tim mạch, ung thư… Mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi là đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói, nên tránh dùng các món ăn có tỏi (như nem chua, tré, rau xào tỏi…).
Hành tím, hành ta, củ kiệu: Tác dụng trợ tiêu hóa, chống viêm, ngừa cảm lạnh. Thường dùng chữa ăn uống kém, ăn uống không tiêu, đầy bụng, cảm lạnh, ngoài ra còn phòng ngừa được ung thư. Hành tím, củ kiệu làm dưa ăn rất hữu ích trong việc phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, chống ngấy do các món ăn nhiều thịt mỡ, hạn chế tác hại của thịt mỡ đối với sức khỏe.
Nghệ vàng: Tác dụng trợ tiêu hóa, làm lợi mật, kháng khuẩn, giúp mau lên da non, chống loét dạ dày. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa một số bệnh gan mật, viêm loét dạ dày, phụ nữ sau khi sinh bị đau bụng. Dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô đều được. Ngày dùng 30-40gr tươi hoặc 10-15gr bột khô.
Lá bạc hà: Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho bất kỳ vấn đề gì về dạ dày. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.
Tía tô: Vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá, an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Rau mùi: Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi trong điều trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đốt cháy và đầy hơi.
Có thể dùng các thuốc trị đầy bụng, khó tiêu như sau :
- Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Loại này được dùng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan... Các thuốc này vừa có tác dụng trung hoà acid, vừa chống đầy hơi trong dạ dày.
- Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng thụ thể H2 (ranitidin), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol).
Nếu bị chứng khó tiêu đầy bụng kèm theo ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng các thuốc có chứa thêm thành phần là alginat (gasvicon). Do khi trào ngược alginat có tác dụng tráng bảo vệ niêm mạc thực quản không để acid dịch vị hại thực quản.
- Thuốc giúp điều hòa sự co bóp dạ dày: được dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Một số thuốc có thể dùng như metoclopramid, domperidon (motilium-M)
- Thuốc giúp tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày dễ dàng hơn như neopeptin, alipase, festal..., có thể dùng thêm thuốc hỗ trơ sự tiết mật (chophytol)
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đúng cách
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Bài thuốc chữa bệnh táo bón ở trẻ em bệnh khỏi
Bệnh đau bụng ở trẻ em và cách xử lý
Bệnh táo bón ở trẻ em
Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh
Phương pháp chữa bệnh táo bón ở trẻ em
Cách chữa khó tiêu tại nhà
(ST)