Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc nam

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc nam

19/04/2015 08:01 AM
3,494

Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc nam. Nghẹt mũi là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em và kể cả người lớn, nghẹt mũi sẽ làm cho bé bứt rứt, khó ngủ, hay quấy khóc, bú ít hoặc bỏ bú.Hẳn là các bậc cha mẹ rất nóng lòng khi con trẻ có biểu hiện này, nhất là bé nhỏ dưới 1 tuổi, bé chưa biết há miệng ra thở khi nghẹt mũi.








CHỮA NGHẸT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG THUỐC NAM


 Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

 Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:

Đối với nghẹt mũi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn

+ Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.

 + Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.

 Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày  và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, khi chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.


Xử trí nghẹt mũi trẻ sơ sinh và nhỏ

Xử trí nghẹt mũi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dùng máy xông hơi hoặc làm ẩm không khí

Dùng máy xông hơi hoặc làm ẩm không khí có thể làm trẻ thấy dễ chịu hơn. Không có vấn đề gì nếu không khí thở rất khô hoặc ẩm vì không khí trong phổi được làm ẩm đầy đủ khi qua mũi và đường thở. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngạt mũi, làm không khí ẩm thêm có thể làm mũi dễ chịu hơn. Làm ẩm thêm không khí cũng có thể hữu ích cho bé bị viêm da dị ứng hoặc eczema. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ cần lưu ý những điểm sau khi sử dụng máy giữ ẩm:

Thay nước và lau rửa máy giữ ẩm hằng ngày. Nếu không thì nấm mốc có thể phát triển và phát tán ra không khí.

Không chạy máy giữ ẩm quá nhiều đến mức bậu cửa sổ liên tục ướt trong thời tiết lạnh

Không để hơi nước hoặc sương phun trực tiếp vào người hoặc cũi của bé. Giường có thể trở nên ẩm ướt, và làm cho bé bị lạnh

Không dùng thêm thuốc. Không cần thiết phải bổ sung thêm thuốc vào không khí qua máy xông hơi hoặc máy giữ ẩm

Nên nhớ rằng bé có thể bị bỏng khi đến gần máy xông hơi nước nóng.

Nếu ngạt mũi làm bé khó bú, cha mẹ có thể hút mũi cho bé bằng bơm hút có gắn bầu cao su trước khi cho bé bú hoặc trước khi ngủ. Bóp chặt bầu trước khi đặt đầu bơm sạch vào mũi bé. Đưa đầu hút vào lỗ mũi bé một cách nhẹ nhàng, đẩy ra phía sau mũi hơn là đẩy lên.

Thả tay bóp bầu để hút mũi trong mũi bé. Rút bơm khỏi lỗ mũi bé và và đổ mũi hút được vào khăn giấy bằng cách bóp bầu nhanh trong khi dốc đầu hút xuống. Làm lại với lỗ mũi bên kia. Đảm bảo rửa sạch dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và nước ấm khi xong việc.

Nếu nước mũi đặc, nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi cho bé để làm loãng nước mũi.

Tham khảo 1 vài cách xử trí nghẹt mũi dân gian cho trẻ nhỏ (Không dùng với trẻ sơ sinh)

Cách 1: Trị bệnh nghẹt mũi,sổ mũi bằng dầu mè nguyên chất hoặc dầu ô liu nguyên chất.

Cách làm rất đơn giản: Chấm dầu mè hay dầu ô liu vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3 - 4 lần/ ngày.

Cách 2: Chữa nghẹt mũi bằng thuốc cảm xuyên hương

Cách làm như sau: Thuốc cảm xuyên hương viên nang hoặc viên con nhộng, viên nang thì nghiền ra, viên con nhộng thì tiện hơn, lấy bột thuốc cho vào một lọ thủy tinh nhỏ, (lấy lọ thuốc Enervon C đã dùng hết thuốc để dùng là vừa) sau đó làm một cái phễu bằng giấy để úp vào lọ thủy tinh sao cho khi đổ nước sôi vào lọ thủy tinh có bột thuốc, hơi thuốc sẽ bốc lên qua phần cuối của phễu giấy, hướng phần cuối phễu đó vào cạnh mũi bé cho hơi nước có mang theo thuốc bé sẽ hít vào khi thở. Để khoảng 2-3 phút là vừa. Một ngày các mẹ làm khoảng 2-3 lần.

Cách 3: Chữa nghẹt mũi bằng dầu tràm của Huế

Cách làm: đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Chú ý ác loại dầu gió không được dùng cho bé sơ sinh.

Cách 4: Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.

Cách 5: Chữa nghẹt mũi bằng gừng và mật ong

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.  

Những điều không nên làm

- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi.

Khi nào cần đưa trẻ đến viện?

Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nặng hơn như:

  • Trẻ nghẹt mũi kéo dài

  • Sốt kéo dài hoặc tăng

  • Quấy khóc

  • Khó thở

  • Bỏ bú

  • Ngủ không yên bất thường vào ban đêm


    THAM KHẢO CÁCH CHỮA GHẸT MŨI CHO TRẺ SƠ SINH KHÁC

    Thuốc Tây Y

Nhiều cha mẹ đã mắc phải sai lầm khi dùng thuốc nhỏ mũi cho con mong rằng con bớt được nghẹt mũi, nhưng ngược lại thay vì bớt nghẹt bé lại bị ngộ độc, đó là các thuốc nhỏ mũi Rhinex 0,05%, Nasoline 0,05%...

Do vậy, trước khi dùng thuốc cho trẻ cần thận trọng, dung dịch Nacl 0,9 % là dung dịch nhỏ mũi an toàn để chữa nghẹt mũi cho bé (có thể dùng nước biển sâu dạng xịt).

Em có thể dùng dung dịch này nhỏ mũi cho bé mà không sợ độc hại, cho bé nằm đầu cao hơn bình thường, hạn chế sử dụng quạt, máy lạnh làm mũi khô thêm, tránh bụi khói, thuốc lá… kết hợp làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:

Cách làm: Dùng khăn giấy mềm và dai se lại như tăm bông để làm bấc sâu kèn, dùng Nacl 0,9% nhỏ 1 - 2 giọt nước vào từng lỗ mũi, chờ vài phút làm loãng dịch mũi sau đó làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn (bấc sâu kèn đưa vào mũi để thấm ướt dịch mũi) sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sâu kèn khác, làm liên tục vài lần cho đến khi sạch mũi.

Em chú ý làm thông mũi trước khi cho trẻ bú, ăn hoặc trước khi ngủ, ngày có thể nhiều lần. Nếu triệu chứng nghẹt mũi của bé không giảm, em nên cho bé đi BV Nhi Đồng khám để loại trừ các bệnh lý viêm mũi họng, hẹp cửa mũi sau…

Clopheramin 4mg là thuốc chống dị ứng, do đó, khi bé có hắt hơi, chảy nước mũi em có thể dùng, nhưng lúc này bé đang nghẹt mũi em dùng thuốc niêm mạc mũi sẽ khô và nghẹt hơn, dù em có dùng thuốc này nhưng triệu chứng nghẹt mũi chưa được giải quyết bé vẫn không thể ngủ được em ạ.\

Cách 1: Trị bệnh nghẹt mũi,sổ mũi bằng dầu mè nguyên chất hoặc dầu ô liu nguyên chất.
Cách làm rất đơn giản: Chấm dầu mè hay dầu ô liu vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3 - 4 lần/ ngày.

Cách 2: Chữa nghẹt mũi bằng thuốc cảm xuyên hương


Cách làm như sau: Thuốc cảm xuyên hương viên nang hoặc viên con nhộng, viên nang thì nghiền ra, viên con nhộng thì tiện hơn, lấy bột thuốc cho vào một lọ thủy tinh nhỏ, (lấy lọ thuốc Enervon C đã dùng hết thuốc để dùng là vừa) sau đó làm một cái phễu bằng giấy để úp vào lọ thủy tinh sao cho khi đổ nước sôi vào lọ thủy tinh có bột thuốc, hơi thuốc sẽ bốc lên qua phần cuối của phễu giấy, hướng phần cuối phễu đó vào cạnh mũi bé cho hơi nước có mang theo thuốc bé sẽ hít vào khi thở. Để khoảng 2-3 phút là vừa. Một ngày các mẹ làm khoảng 2-3 lần. Nghe nói chỉ sau một ngày thôi là sẽ hiệu nghiệm ngay.

Cách này em thấy làm hơi cầu kỳ các mẹ nhỉ, đòi hỏi kỹ thuật nữa chứ. Và đặc biệt cách này không áp dụng được cho các bé dưới 3 tháng tuổi.

Ben nhà em mấy hôm nay bị nghẹt mũi, cứ quấy khóc suốt.

Cách 3: Chữa nghẹt mũi bằng dầu tràm của Huế

Cách này thì phổ thông, cách làm như các mẹ vẫn hay bôi dầu thôi. Các mẹ đổ 1 ít ra tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Các này đơn giản nhưng em thấy bảo các loại dầu gió không được dùng cho bé sơ sinh.

Cách 4: Chữa nghẹt mũi bằng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác. Nghe chị bạn nói đảm bảo nhiều lắm 2 mảnh là ngon lành.

Cách 5: Chữa nghẹt mũi bằng gừng và mật ong

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.  

Đây là mấy cách chị bạn đồng nghiệp đã chỉ cho em. Em cũng muốn thử cho con lắm nhưng vẫn còn run tay. Mong được các mẹ có nhiều kinh nghiệm tư vấn giúp em.

Không cho bé dưới ba tháng tuổi uống thuốc. Thậm chí nếu đó là thuốc dành cho trẻ em, cũng không cho bé uống. Thay vì giải quyết vấn đề nghẹt mũi, nó có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy, luôn tránh cám dỗ cho bé uống thuốc.

2. Thay vì cho bé uống thuốc, bạn có thể sử dụng một số cách giúp bé khỏi bệnh nghẹt mũi. Những giọt nước muối rất hữu ích trong trường hợp này. Nhỏ vài giọt nước muối vào trong mũi của bé. Mát xa bên mũi mà bạn nhỏ nước mũi vào.

3. Một lựa chọn hữu ích khác nhằm loại bỏ bệnh nghẹt mũi cho bé đó là biện pháp hút. Có nhiều thiết bị hút được bày bán trên thị trường có thể hút nước nhầy ra khỏi mũi của bé. Những thiết bị này nói chung có bán trong các hiệu thuốc.

4. Tắm hơi cũng là một biện pháp tốt để loại bỏ bệnh nghẹt mũi ở trẻ. Đặt bé vào phòng tắm và bật vòi hoa sen ở mức nóng có thể. Ngồi trong nhà tắm với bé. Khi bé thở trong hơi nước nóng, nó sẽ làm thoát đờm dãi trong ngực bé giúp rửa sạch đường mũi của bé.

5. Hãy nhớ, bởi vì bé bị nghẹt mũi nên bé phải thở bằng miệng. Điều này có thể làm bé bị mất nước. Đảm bảo bé uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước khác giúp ngăn tình trạng mất nước.

6. Nhiều bé sẽ hoảng sợ khi bé không thở tốt bằng mũi bởi vì bé bị nghẹt mũi. Trong thời gian bé bị nghẹt mũi, việc giúp bé cảm thấy an tâm là điều rất quan trọng đối với bé.

Nghẹt mũi có thể là một điều rất khó khăn đối với bé nhưng nếu bạn thực hiện đúng các bước, bạn có thể giúp bé loại bỏ bệnh nghẹt mũi rất dễ dàng. Hãy nhớ, không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khi bé dưới ba tháng tuổi.

Trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa bé đi khám ngay để bác sĩ giúp bạn tìm đúng nguyên nhân bệnh và tư vấn cách điều trị tốt nhất!

Giải cảm cho trẻ không cần thuốc


Phương pháp an toàn giúp trẻ giảm cảm nhanh chóng, hiệu quả.


Để hạn chế tác hại của lạm dụng thuốc và dùng thuốc quá liều trong các trường hợp trẻ bị cảm cúm hay cảm lạnh thông thường thì các tổ chức y tế đều khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dưới 6 tuổi uống bất kỳ loại thuốc nào.

Vậy với các phương pháp điều trị hạn chế hiện nay, cha mẹ có thể làm được gì để giúp trẻ khỏi chảy nước mũi, ngạt mũi hay rát cổ và ho?

Cùng tìm hiểu các phương pháp an toàn và hiệu quả sau đây để giúp trẻ giảm triệu chứng cảm lạnh mà không cần dùng đến thuốc nhé!

1. Hút mũi (Điều trị nghẹt mũi và chảy nước mũi)

Hầu hết các bé dưới 2 tuổi chưa biết cách xì mũi để tự làm sạch mũi. Do đó, mẹ cần hỗ trợ hút dịch mũi ra cho bé bằng dụng cụ dạng cao su mềm như quả bóng tròn.

Cách dùng ống hút mũi: Đặt bé nằm trong lòng mẹ. Ban đầu, mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi bé. Từ từ thả bầu bút để các chất dịch được nhẹ nhàng hút ra ngoài. Phương pháp này áp dụng hiệu quả nhất cho các bé dưới 6 tháng tuổi.

2. Nhỏ nước muối sinh lý (Điều trị nghẹt mùi, chảy nước mũi, nước mũi khô)

Sử dụng nước muối sinh lý là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc làm sạch mô mũi bị viêm cũng như làm mềm chất nhầy trong mũi để hút mũi một cách dễ dàng, và đặc biệt là có tác dụng vệ sinh mũi hằng ngày để tránh sổ mũi.

Cách làm sạch mũi trẻ bằng nước muối sinh lý: Đặt bé nằm trên đùi mẹ, đầu hơi ngả về sau. Nhẹ nhàng nhỏ hai đến ba giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ (tránh chạm trực tiếp ống nhỏ vào mũi trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn). Sau khi nhỏ xong, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế đầu ngả về sau một vài phút. Sau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ bút mũi.

Các mẹ cần lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm. Việc rửa mũi cho trẻ chỉ là biện pháp tạm thời giúp trẻ giảm nghẹt mũi chứ không có tác dụng làm giảm tuổi thọ của các virus cúm mà trẻ đang mắc phải. Do đó, trong vài ngày tới, nước mũi tiết ra ngày một dày hơn và có thể biến đổi từ màu trắng sang màu vàng hoặc màu xanh. Như vậy là ngay cả khi mẹ bắt đầu rửa mũi cho trẻ vào ngày đầu tiên trẻ có dấu hiệu cảm cúm thì hiện tượng sổ mũi của trẻ vẫn có thể kéo dài đến 2 tuần.

Giải cảm cho trẻ không cần thuốc - 1

khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm. (Ảnh minh họa).

3. Sử dụng máy tạo hơi ẩm (Điều trị: nghẹt mũi, tức ngực và ho)

Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Có hai loại máy tạo hơi ẩm: máy tạo hơi ẩm nóng, giải phóng nhiệt hơi. Loại máy này có nhược điểm là có nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Loại thứ hai là máy tạo hơi mát với lưu ý khi sử dụng là: bắt đầu bật máy trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ và kiểm tra định kỳ mức nước trong bình chứa của máy để bổ sung khi cần. Mẹ cần chú ý, hơi nước từ máy tạo hơi mát có thể gây nấm mốc và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Để hạn chế điều này, mẹ nên làm sạch và khử trùnh bình chứa nước thường xuyên (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và không bao giờ trữ nước trong bình khi máy không hoạt động.

4. Xông hơi (điều trị: nghẹt mũi, tức ngực, khò khè và ho)

Xông hơi sẽ giúp trẻ thông mũi, giảm tức ngực và giảm ho. Ngoài ra nó còn điều trị tốt bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh.

Cách tiến hành: Mẹ có thể biến phòng tắm thành phòng xông hơi cho trẻ bằng cách đóng kín cửa và xả nước nóng vào bồn để nước nóng tỏa hơi nghi ngút. Mẹ lưu ý về việc giữ an toàn cho trẻ, tránh trẻ tiếp xúc với nước nóng dễ dẫn đến bỏng. Thời gian xông hơi hợp lý là khoảng 10 đến 15 phút. Sau khi trẻ cảm thất thoải mái, mẹ nên dùng tay vỗ lên ngực trẻ để tác động giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

Việc xông hơi cho trẻ có thể được tiến hành thường xuyên trong suốt mùa cúm và định kỳ hàng ngày vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

5. Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà (điều trị tức ngực, viêm xoang, ho)

Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi.

Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khe hơn.

Giải cảm cho trẻ không cần thuốc - 2

Cảm cúm khiến bé bức bách, khó chịu (Ảnh minh họa).

6. Bổ sung thêm nước cho trẻ (Điều trị ngạt mũi, mất nước)

Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Bổ sung bao nhiêu nước là đủ? Các mẹ nên khuyến khích trẻ uống gấp đôi lượng nước bình thường. Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và không hạn chế nếu bé vẫn có nhu cầu. Với các bé bú bình thì mẹ cần cho trẻ uống thêm nước giữa các lần ăn khác nhau.

Bé đang ốm thường sẽ ăn chậm hơn và gặp khó khăn khi bú do ngạt mũi. Để hỗ trợ bé, trước khi cho bé bú mẹ có thể rửa mũi hoặc hút mũi cho bé.
Các mẹ nên đặc biệt chú ý, trong những ngày này, sữa là thức ăn thiết yếu, không chỉ cung cấp calo, protein, chất béo, một số vitamin và khoáng chất mà còn bổ sung các chất lỏng cần thiết cho cơ thể trẻ.

7. Sử dụng Acetaminophen (Điều trị sốt, đau nhức)

Dùng acetaminophen có an toàn với trẻ không? Trong khi các loại thuốc trị ho và cảm lạnh nên hạn chế sử dụng cho trẻ, thì các bác sỹ nhi khoa vẫn khuyên cha mẹ có thể sử dụng acetaminophen để hạ sốt cho trẻ. Acetaminophen cũng giúp giảm đau nhức thông thường và đau nhức do cảm lạnh, ngạt và cảm cúm.

Cách sử dụng acetaminophen: Không chỉ dựa vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về liều dùng và điều kiện dùng cho trẻ. Nếu trẻ vẫn có dấu hiệu sốt sau khi dùng thuốc thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để hạn chế các biến chứng.

8. Ăn súp gà (Hỗ trợ điều trị ngạt mũi, đau họng, hôn mê)

Ăn súp gà có thực sự mang lại hiệu quả? Súp gà là một phương thuốc dân gian cho cảm lạnh thông thường ở trẻ. Một số nghiên cứu cũng cho thất hiệu quả của các loại canh/ súp giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh.

Các mẹ lưu ý chỉ cho các bé đã bắt đầu ăn dặm ăn súp gà và tùy thuộc vào độ tuổi của con để có cách chế biến sao cho phù hợp. Thông thường các mẹ nên xay nhuyện gà, bổ sung thêm rau và cho trẻ ăn khi súp đang còn ấm. Nếu bé không khoái món súp gà thì mẹ có thể thử cho trẻ uống trà hoa cúc hoặc trà bạc hà để thay thế.

9. Tạo tinh thần thoải mái cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là trong thời gian trẻ ốm, mẹ cần luôn vỗ về và an ủi trẻ để trẻ cảm thấy được chăm sóc và yêu thương. Các chuyên gia đều đồng ý rằng sự quan tâm tích cực của cha mẹ sẽ làm sao lãng đi các tác động của bệnh tật. Cha mẹ nên tạo cho bé một bầu không khí thật thoải mái để bé được thư giãn và nghỉ ngơi. Cố gắng âu yếm và đọc truyện cho trẻ nghe để con dễ dàng trôi vào giấc ngủ. Nên để trẻ ngủ cạnh giường cha mẹ để tiện chăm sóc bé vào ban đêm. Có thể bỏ đi các nguyên tắc thường ngày để cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình hoặc một chương trình yêu thích sẽ khiến trẻ thoải mái và giúp trẻ cảm thấy khỏe lại.

Nếu công việc không cho phép bạn nghỉ ở nhà chăm sóc con trong những ngày này thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ đặc biệt của ông bà để giúp trẻ chóng khỏi bệnh.

Trẻ cần đến gặp bác sĩ khi:

Việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ là cần thiết bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của trẻ, nhưng các mẹ đặc biệt lưu ý về các dấu hiệu mà trẻ chắc chắn cần được sự kiểm tra của bác sĩ:

- Sổ mũi và đau họng kéo dài;
- Đau tai;
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy;
- Ho nặng tiếng;
- Sốt cao và không giảm nhiệt độ sau khi uống thuốc hạ sốt;
- Trẻ tỏ ra mệt mỏi và nằm bẹp;
- Khó thở.





Chữa sổ mũi bằng thảo dược hiệu quả nhanh
Chữa sổ mũi không dùng thuốc cách chữa an toàn
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Thuốc chữa ho và sổ mũi cho trẻ rất hiệu nghiệm
Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả
Trẻ bị chảy nước mũi -
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị -
Các bài thuốc dân gian chữa ho cực kỳ hiệu quả




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cu nha em nam nay duoc 3 tuoi dao nay chau cu bi nghet mui khi ngu uong thuoc mai ma ko khoi cac bac giup em voi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý