Đây là một rối loạn gây tê bàn tay hiếm gặp ở đàn ông nhưng lại xảy ra với phụ nữ, đặc biệt là những người trung niên hay lớn tuổi và trong thời kỳ thai nghén
Ở cổ tay, các dây thần kinh mang tín hiệu từ não tới bàn tay đi qua mộtđường ống hình thành bởi những dải sợi và các xương cổ tay để tới bàn tay. Mặc dù ống cổ tay cứng, nếu khoảng trống trong lòng ống trở nên chật chội, sẽ gây sức ép trên các dây thần kinh, dẫn tới cảm giác tê ngón tay và bàn tay và một cảm giác kim châm dọc theo cánh tay. Đôi khi chứng đau có thể nghiêm trọng đến độ cần phải có thuốc chống đau
Vùng bị tê: Sức ép của mô bị sưng phù lên dây thần kinh giữa trên đoạn nó đi qua ống cổ tay có thể dẫn tói mất cảm giác trên một phần bàn tay, ngón cái và ba ngón tay kế tiếp.
Nguyên nhân sinh ra tê tay
Hội chứng ống cổ tay nhiều khi xuất hiện vào khoảng thời gian mãn kinh và người ta nghĩ rằng nó là một sự kết hợp những yếu tố cùng xuất hiện vào lúc đó. Nhiều khi có biến chuyển ở những khớp xương mới xung quanh rìa các khớp xương, khiến cho khoảng cách giữa các khớp hẹp hơn trước.
Hiện tượng này lại càng rõ ở các khớp xương ngón tay, cổ tay và bàn tay. Cũng có thể có hiện tượng giữ nước tới một mức độ nào đó, do sự trồi sụt của của các mức hàm lượng hormore nữ vào thời kì mãn kinh khiến các mô xung quanh các khớp bị sưng phù. Hiện tượng hormore lên xuống là nguyên do các triệu chứng trong thời gian mang thai. Cả hai yếu tố có thể trở lên trầm trọng khi cơ thể của bạn trở nên ấm nóng và các mạch máu trương giãn ra chiếm nhiều chỗ hơn. Đó là lý do tại sao hội chứng ống cổ tay nhiều khi là một cơn đau xuất hiện ban đêm gây khó chịu và khiến bạn thức dậy và không cho phép bạn ngủ lại nếu không uống thuốc giảm đau.
Hội chứng ống cổ tay cũng có thể liên quan tới thể dục thể thao, do những hoạt động kéo theo việc sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại hay gắng sức, như đánh quần vợt hay đánh bóng bàn chẳng hạn.
Triệu chứng: -Có thể bị tê ngón tay và bàn tay một bên hay cả hai bên tay -Cảm giác kim châm dọc theo cánh tay. -Đau nghiêm trọng, thường hay vào ban đêm |
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Trong trường hợp bạn không làm giảm đau được và cơn đau làm bạn thức giấc vào ban đêm và cách tự chữa(dưới đây) không làm giảm được cơn đau, bạn nên đi khám bác sĩ.
Về lâu về dài, bạn không nên trông mong vào các thuốc giảm đau. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cần phải uống thuốc quá ba đêm liên tiếp.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Bác sĩ sẽ chữa trị căn bệnh tuỳ theo mức độ nghiêm trọng. Để làm giảm hiện tượng giữ nước, người ta có thể kê toa thuốc lợi tiểu hoặc một thứ thuốc họ steroid để làm giảm chứng viêm.Tuy nhiên giải pháp điều trị dành cho hội chứng ống cổ tay bằng phẫu thuật hết sức đơn giản và có hiệu quả. Sau khi gây mê, người ta có thể rạch một lần để mở ống dây sợi chằng thắt chặt lấy dây thần kinh đi thông qua ống. Động tác này giải tỏa sức ep, làm giảm các triệu chứng và giữ nguyên vẹn chức năng không có biến chứng nào. Vết sẹo chỉ sẽ vừa đủ mà nếu để ý mới thấy thôi.
Tôi có thể làm được gì?
Biện pháp tạm thời là bạn có thể giơ tay lên trên đầu cho nước dẫn lưu trở xuống cánh tay và làm giảm sức éo trong đường ống dây thần kinh đi qua. Đặt hai cổ tay bạn dưới vòi nước lạnh chảy hay áp một túi nước đá lên cổ tay sẽ làm cho cổ tay bớt sưng và làm thuyên giảm các triệu chứng.
Nếu bạn đang mang thai, nên yên tâm vì chứng tê sẽ biến đi sau khi em bé ra đời
(St)