Phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ tốt nhất.Một người có gan nhiễm mỡ khi chất béo chiếm ít nhất 5-10% trong gan.Trước đây, gan nhiễm mỡ được cho là không nguy hiểm, nhưng thời gian gần đây, các nhà khoa học nhận thấy rằng một số bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nếu không được chữa trị đúng cách, tế bào gan của họ sẽ từ từ bị hủy hoại gây ra viêm và chai gan.
BỆNH GAN NHIỄM MỠ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Gan nhiễm mỡ – triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Gan nhiễm mỡ là kết quả của sự tích tụ chất béo dư thừa trong tế bào gan.
Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Nguy cơ chính gây ra gan nhiễm mỡ là nghiện rượu, bệnh béo phì, tiểu đường và lượng triglyceride trong máu cao.
Vì số người bị bệnh béo phì, tiểu đường, lượng mỡ hoặc cholesterol cao, cũng như người nghiện rượu càng ngày càng tăng nhanh, bệnh gan nhiễm mỡ đã trở thành nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến chai gan tại Mỹ.
Ở Mỹ, tỷ lệ gan nhiễm mỡ là từ 15 đến 20% dân số nói chung và cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở những người béo phì. Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân phổ biến nhất của xét nghiệm chức năng gan bất thường ở Mỹ. Nó cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
Một trường hợp đặc biệt của gan nhiễm mỡ là gan nhiễm mỡ cấp tính trong khi có thai (acute fatty liver of pregnancy). Tuy tương đối hiếm hoi, xẩy ra khoảng 1 trong 9,000 đến 13,000 ca đỡ đẻ, bệnh rất nguy hiểm với số tử vong cho cả mẹ và bé sơ sinh lên đến 20%
Bệnh gan nhiễm mỡ hiện đang trở nên phổ biến ở trẻ em, phần lớn liên quan tới sự gia tăng đáng báo động tỉ lệ trẻ em béo phì. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng, 29% trẻ thành thị thừa cân, con số này ở nông thôn chỉ là 5,5%. Bệnh gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ em và 22-53% trẻ em béo phì. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể được tìm thấy ở trẻ em như trẻ như bốn tuổi.
Gan nhiễm mỡ chia làm 2 nhóm:
• Gan nhiễm mỡ do rượu
• Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Một điều dễ hiểu nếu một người bị tiểu đường hoặc quá béo nếu uống quá nhiều rượu hoặc bia sẽ rất dễ bị gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ do rượu:
Tất cả những người uống hơn 60g cồn mỗi ngày, ngay cả nếu chỉ uống trong một thời gian ngắn đều có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
Tại Mỹ, khoảng 15.3 triệu người đang nghiện rượu. Nếu thử nghiệm lá gan của họ, gần như người nào cũng bị gan nhiễm mỡ. May mắn thay, hiếm khi gan nhiễm mỡ đưa đến tử vong, và lá gan sẽ trở lại hoàn toàn bình thường nếu bệnh nhân ngừng uống rượu. Tuy nhiên, nếu người nghiện rượu vẫn tiếp tục uống rượu, lá gan của họ sẽ từ từ trở thành chai. Một số người có thể sẽ bị ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ. Ảnh nguồn childrenshospital.org
Gan nhiễm mỡ không do rượu:
Trong trường hợp này, gan nhiễm mỡ có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Khi chúng ta ăn quá nhiều so với mức tiêu thụ của cơ thể, năng lượng thặng dư sẽ tích trữ dưới dạng mỡ. Mỡ ứ đọng lại khắp nơi trong cơ thể, rõ rệt nhất là bụng, hông, cằm và cổ. Nhưng chính những “hạt” mỡ ẩn nấp bên trong cơ thể mới thật sự nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế, rất nhiều bệnh nhân tuy gầy ốm vẫn có thể bị gan nhiễm mỡ, nhất là khi họ bị tiểu đường hoặc/và mỡ cao.
Triệu chứng gan nhiễm mỡ
Thông thường gan nhiễm mỡ không gây ra triệu chứng gì đáng kể. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn có thể có một số triệu chứng:
- Mệt mỏi, yếu ớt, khó chịu, buồn nôn và bụng nôn nao khó chịu.
- Lá gan có thể bị sưng to
- Một số ít người có thể bị vàng da.
Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi, bệnh không nguy hiểm cho lắm. Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn nhiễm phát hiện có sự bất thường và hoạt động loại bỏ những tế bào gan hư hỏng này, bạch huyết cầu sẽ xuất hiện khắp nơi gây ra viêm gan. Viêm lâu ngày sẽ đưa đến xơ rồi chai gan.
Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Vì gan nhiễm mỡ không gây ra một triệu chứng nào đáng kể, bệnh này thường chỉ phát hiện khi bệnh nhân tình cờ đi siêu âm gan (ultrasound of the abdomen) vì một lý do nào khác.
Tuy hình thù của lá gan sẽ có một số sắc thái đặc biệt khi khám nghiệm bằng siêu âm hoặc MRI, nhưng phương pháp chính xác nhất vẫn là sinh thiết lá gan (liver biopsy). Trong phương pháp này, một cây kim nhỏ sẽ được “đâm” thẳng vào lá gan. Sau đó tế bào gan sẽ được nghiên cứu dưới kính hiển vi. Phương pháp này tương đối an toàn và không đau đớn lắm nên chỉ cần tiêm một ít thuốc tê vào dưới da mà thôi.
Điều trị
Phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là cai rượu. Vì thế, người bị gan nhiễm mỡ phải ngừng uống rượu bia càng sớm càng tốt, nhất là khi gan chưa bị xơ và chai.
Một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường như Actos, Avandia hoặc thuốc hạ cholesterol như lovastatin có thể thuyên giảm sự tiến triển của gan nhiễm mỡ.
Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
Phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
- Bằng cách lựa chọn một lối sống lành mạnh, bạn có thể ngăn ngừa thừa cân, béo phì, một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ. Thực hiện chế độ giảm cân từ từ và bền vững.
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng tốt đó là ít chất béo bão hòa và tăng chất xơ.
- Tạo thói quen tập thể dục, ít nhất là bốn lần một tuần. Bạn có thể đi bộ, bơi, làm vườn, luyện tập những bộ môn thể thao mà bạn yêu thích (tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn).
- Hạn chế uống rượu.
Dùng bạn đã bị gan nhiễm mỡ, đừng quá bi quan, bạn có thể đảo ngược tình hình với việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập và tránh xa rượu bia sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt.
7 chiêu giúp đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ
Hiện nay, cách điều trị chủ yếu cho tình trạng gan nhiễm mỡ mà các bác sĩ đang thực hiện là khuyên người bệnh nên có một chế độ ăn uống hợp lý.
Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Hãy tự bảo vệ mình khỏi tình trạng này ngay từ bây giờ nhé.
1. Cố gắng viết nhật ký ăn uống
Nhật ký chế độ ăn uống bao gồm các nội dung như thời gian ăn, chủng loại, số lượng và phương pháp nấu nướng. Nhật ký ăn uống không chỉ là một sự thôi thúc đối với người bệnh, cũng là cách tốt để bác sỹ hiểu được tình trạng ăn uống của người bệnh, nhằm điều chỉnh phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống.
2. Tập trung kiểm soát bữa tối
Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt và ăn đồ ngọt, nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và các chất đạm như các loại thịt, mà nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.
3. Hạn chế chất béo, đường và muối
Việc ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối trong thời gian dài như uống nước chứa đường, ăn đồ chiên rán, đồ bảo quản là hung thủ gây ra gan nhiễm mỡ. Đối với những người gan nhiễm mỡ, cố gắng giảm thiểu hoặc tránh nạp các thực phẩm nói trên là điều cần phải làm.
4. Giảm tần suất đi ăn bên ngoài
Cố gắng giảm tần suất ra ngoài ăn, trên bàn ăn phải tránh ăn quá nhiều đồ chiên rán, thịt mỡ hoặc các món điểm tâm. Đặc biệt, cần tránh các loại thức ăn nhanh, hãy thay các món chiên xào bằng những món nướng, luộc.
5. Cai rượu, bia
Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. Do đó, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng phải cai hẳn rượu, bia; Còn những người ở thể nhẹ chỉ có thể uống một ít vừa phải, mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 50ml.
6. Nên ăn nhiều chất xơ
Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt... để đẩy lùi nguy cơ gan nhiễm mỡ. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
7. Giảm cân
Giảm cân là biện pháp tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ. Mục tiêu ban đầu nên làm giảm 10% cân nặng. Nên giảm từ từ khoảng 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Đừng vì lo lắng quá mà nôn nóng điều trị đến mức nhịn ăn luôn. Nhịn ăn thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi và thường có xu hướng ăn bù vào những ngày tiếp theo.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần vận động để giảm cân hiệu quả hơn bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục thẩm mỹ... để tiêu bớt lượng mỡ thừa và tăng cường cơ bắp cho cơ thể.
Ăn thức ăn có nhiều calori dễ gây nên sự tích tụ mỡ trong gan. Hầu như các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ đều ở độ tuổi trung niên và bị dư cân. Nghiện rượu, sụt cân nhanh và dinh dưỡng kém có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ quá mức có thể dẫn đến viêm gan. Khi kết quả xét nghiệm máu có men gan cao (SGOT, SGPT, GGT), bạn đã bị viêm gan. Tình trạng này gọi là viêm gan do nhiễm mỡ và đây cũng chính là nguyên nhân gây tổn thương gan. Đôi khi, chứng viêm gan do nhiễm mỡ có liên quan đến nghiện rượu, gọi là viêm gan mỡ do rượu. Mặt khác cũng có tình trạng viêm gan do nhiễm mỡ nhưng lại không liên quan đến rượu gọi là viêm gan mỡ không do rượu hay còn gọi là NASH. Khi bị viêm, gan có thể làm thành sẹo và bị xơ cứng. Tình trạng này gọi là xơ gan, rất nguy hiểm và thường dẫn đến suy gan. Nhìn chung bạn khó có thể phát hiện mình bị gan nhiễm mỡ bằng các triệu chứng thông thường, chỉ có thể biết mình bị bệnh hay không khi làm các xét nghiệm y khoa hoặc tình cờ làm xét nghiệm để khám các bệnh khác mới phát hiện ra mình bị gan nhiễm mỡ. Nhưng nếu bệnh trở nặng, bạn sẽ thấy mệt mỏi, sụt cân, đuối sức và hay quên. Trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện gan bạn bị nhiễm mỡ qua siêu âm. Bạn cần làm xét nghiệm máu đo men gan và lượng mỡ trong máu. Bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác tùy mức độ của viêm gan nặng hay nhẹ như: chụp CT hay MRI, thử viêm gan siêu vi B, C, thử đường máu... Hiện gan nhiễm mỡ không thể điều trị bằng thuốc hay bằng phẫu thuật, khi bị gan nhiễm mỡ, đặc biệt là viêm gan mỡ không do rượu (NASH) bạn nên: - Giảm cân - Có chế độ ăn giảm mỡ, dùng thuốc giảm mỡ hay kết hợp cả hai phương pháp - Kiêng rượu, thuốc lá - Kiểm soát đường huyết tốt nếu bạn bị tiểu đường - Có chế độ ăn cân đối và đầy đủ - Tăng cường các hoạt động nâng cao thể lực, tham gia các hoạt động thể thao - Theo dõi, tái khám định kỳ với một bác sĩ chuyên khoa gan. Bưởi non chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng Ngô
Ngô là loại ngũ cốc rất thích hợp với người gan bị nhiễm mỡ.Gan là tạng lớn nhất của cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Cứ 2 phút toàn bộ máu lại di chuyển qua gan 1 lần. Gan là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng glycogen, lipit, protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia tạo hồng cầu. Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày có nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật làm hàm lượng chất béo trong gan tăng thường gọi là “gan nhiễm mỡ”.
Khi gan bị nhiễm mỡ, tùy mức độ, có thể chức năng của gan bị suy giảm, cơ thể mệt mỏi, ăn chậm tiêu, chán ăn. Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề tiết chế trong ăn uống và sử dụng các món ăn bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng. Gan nhiễm mỡ nên dùng thực phẩm gì? Theo y học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, phù thũng, rối loạn lipid máu… Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô. Nhộng tằm có vị ngọt mặn, tính bình, có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống. Nấm hương được xem là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn. Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà (chè) có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Còn kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có khả năng làm tăng tính năng đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan. Lá sen cũng có tác dụng giảm mỡ, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen. Rau cần cũng có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung các loại rau tươi như cải xanh, rau muống, cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột. Về thức uống, nên dùng một trong những loại trà được chế biến như sau: trà khô 3g, vị thuốc trạch tả 15g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút là uống được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi tiểu, giảm béo. Hoặc lấy trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước, uống trong ngày. Dùng trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi (hoặc khô) thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày. Dùng rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà này rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành. Trà tươi 30g, sơn tra 15g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày, có công dụng tiêu mỡ, giảm béo. Dùng hoa trà 3g, trần bì 3g, bạch linh 5g thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Cần hạn chế (hoặc kiêng) các đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, bộ óc và gan gia súc, bơ… và các thứ quá cay, nóng. Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
|