Đông y chữa bệnh gan nhiễm mỡ cực tốt. Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Làm gì khi bị gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Người bị gan nhiễm mỡ đa phần đều không có triệu chứng, vì quá trình lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ. Tuy nhiên, đây là căn bệnh rất nguy hiểm vì 10-25% số bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong. |
|
|
Đông Y trị bệnh gan nhiễm mỡ rất tốt
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn): + Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết): xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động. Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm. Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa... Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động. Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại. Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu. Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng; tập thở sau khi đã vận động cơ bắp; hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em... Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Đông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.
Dinh dưỡng ngừa gan nhiễm mỡ
Bất kỳ ai có lối sống thiếu vận động, ăn uống bất hợp lý và thừa thãi năng lượng, lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan đều có thể bị nhiễm mỡ trong gan. Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hoá mỡ gan. Tình trạng thâm nhiễm gan lan toả bởi các chất mỡ, đặc biệt là bởi Triglycerid. |
||
|