Cách chống say xe ô tô cho trẻ em rất hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Cách chống say xe ô tô cho trẻ em rất hiệu quả

19/04/2015 08:19 AM
9,688

Cách chống say xe ô tô cho trẻ em rất hiệu quả. Say tàu xe (hay là buồn nôn và nôn do say tàu xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là những các phòng chống say tàu xe dành cho trẻ em và người lớn.





CÁCH CHỐNG SAY XE Ô TÔ CHO TRẺ EM

Cách chống say xe cho trẻ khi đi du lịch

Say xe thường do sự thay đổi tư thế và kích thích cơ quan tiền đình của tai trong.

Mặc dù thường hay gặp nhất khi đi tàu, thuyền nhưng nó cũng có thể xảy ra khi đi máy bay, xe bus hay xe hơi.

Những dấu hiệu của say xe bao gồm: bụng chộn chạo, nhợt nhạt, ngáp, đầy hơi hoặc ợ hơi, đau đầu, chóng mặt, nôn. Một số trẻ dễ bị say xe hơn những trẻ khác.

Hình minh họa

Dưới đây là một số lưu ý từ Raisingchildren để tránh cho con bị say xe khi đi đường:

- Trước khi đi, không nên ăn đồ béo, nhưng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng đói.

- Nếu con dễ say xe, động viên con nhìn ra bên ngoài xe. Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời.

- Đảm bảo là có gió và không khí trong lành cho bé, và ý tưởng tốt là nên mở cửa ra một chút.

- Không để trẻ đọc sách khi xe đang đi.

- Một số người thấy rằng giữ yên đầu có thể cải thiện tình trạng dễ say xe.

- Cố gắng để bé không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng bé nghĩ tới những thứ khác.

- Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của con, dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.

- Thuốc chống say xe có thể giúp trẻ, nhưng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng cho con, nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh.

Nếu con bạn thường xuyên nôn, cần có vật chứa, khăn ướt, khăn lau và quần áo để thay.

- Trước khi đi, không nên ăn đồ béo, nhưng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng đói.

- Nếu con dễ say xe, động viên con nhìn ra bên ngoài xe. Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời.

 Rất nhiều trẻ nhỏ say khi đi tàu xe.

- Đảm bảo là có gió và không khí trong lành cho bé, và ý tưởng tốt là nên mở cửa ra một chút.

- Không để trẻ đọc khi xe đang đi.

- Một số người thấy rằng giữ yên đầu có thể cải thiện tình trạng dễ say xe. 

- Cố gắng để bé không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng bé nghĩ tới những thứ khác.

- Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của con, dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.

- Thuốc chống say xe có thể giúp trẻ, nhưng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng cho con, nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh.

THAM KHẢO CÁCH CHỐNG SAY XE CHO NGƯỜI LỚN

Đối với người lớn

Trước ngày đi: cần thư giãn, tránh mệt mỏi vì khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói.

Ngày đi: nên ăn nhẹ, không nên uống bia, rượu trước và trong khi đi.

Chọn chỗ ngồi: nếu du ngoạn đường dài bằng thuyền, tàu thì nên ngồi ở giữa là nơi ít chao đảo để giảm bớt khó chịu. Trên xe nên ngồi cạnh cửa thông gió. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.

 Tư thế ngồi rất quan trọng để tránh say tàu xe.


Tư thế ngồi: tránh tư thế ngồi cúi đầu (đọc sách, báo…) khi tàu, xe đang di chuyển lắc lư. Cần giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra sau. Nên nhìn cảnh vật trước mắt, không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì khi tàu xe chạy nhanh ngang qua tầm nhìn sẽ dễ gây chóng mặt vì mắt là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não. Thở chậm và sâu. Nên tránh khói thuốc lá. Đắp khăn lạnh lên trán và cổ.

Thuốc cổ điển chống say tàu xe như Dimenhydrinat, Drammamine, Nautamine... uống 50mg (1 viên) cho người lớn. Nên uống thuốc trước khi khởi hành một tiếng đồng hồ, khoảng 4 tiếng đồng hồ sau uống lại một viên nếu cần.

Một dạng khác là thuốc dán để dán vào vùng da khô, dưới dái tai. Nên dán 4 giờ trước khi đi tàu xe, miếng dán này có tác dụng 72 giờ nhờ hoạt chất scopolamine. Lưu ý: khi dán không nên để dính vào tóc, rửa tay bằng xà phòng sau khi dán và không được để cho trẻ em tự dán.

12 cách chống say xe khi đi du lịch

Say xe có thể phòng chống bằng cách bỏ những thói quen rất bình thường như đọc sách, ăn quá hay để bụng rỗng không mỗi khi đi.

Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.


Theo điều tra của hãng RAC tại Mỹ, một phần ba số lái xe cho biết họ cảm thấy khó chịu với những vị hành khách say xe. Tỷ lệ người bị say xe cao nhất vào mùa hè. Ngoài ra, 60% số người bị say có độ tuổi từ 5 đến 16 tuổi. Dưới quan điểm y học, cảm giác buồn nôn do chuyển động ảnh hưởng tới 80% số người đi xe hơi, tàu thủy hoặc máy bay.

Dưới đây là những cách chống say của RAC.

 
1. Sử dụng thuốc an thần


Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Dùng trước khi đi khoảng 2 tiếng sẽ giúp hành khách tránh bị say trong vòng 8 tiếng. Dân chơi xe ôtô cho biết thuốc an thần không có tác dụng phụ, hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng lái. 
 

2. Dùng miếng dán cổ tay

Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

3. Dùng thảo mộc

Rất nhiều người sử dụng củ gừng để làm dịu dạ dày và qua đó chống lại cảm giác say xe. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi.

4. Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngoài ra ngồi ghế trước thường không xóc.


5. Không bị phụ thuộc vào cảm giác


Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.


6. Tập trung


Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng.


7. Không đọc sách báo


Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp.


8. Tránh ăn no


Trước khi đi, hãy cố gắng đừng ăn no hoặc uống rượu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng.


9. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng


10. Thở bằng khí trời


Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.


11. Chơi trò chơi


Với trẻ em, trò chơi ở đây không phải là những game máy tính hay trên điện thoại di động bởi chúng chỉ có tác động ngược lại. Bạn hãy để trẻ em ở nơi có thể quan sát tốt xung quanh và đố vui bằng các câu đố hay bản nhạc.


12. Trang bị túi dự phòng


Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.

  


1. Thuốc chống say

Trước khi lên xe 10-15 phút, uống 1 viên thuốc chống say như touristil để phòng tránh say xe.  Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn. 

Nếu ngồi trên xe trên 2 tiếng rồi bị say tiếp thì có thể uống thêm 1 viên nữa. Trên đường bị say và uống thuốc chống say ở giữa đường thì cần phải đứng từ 15 – 20 phút sau mới được ngồi xuống để cho thuốc được hấp thụ.

Phương pháp này có tác dụng đến 97%. 

2. Gừng tươi

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. 

Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được. 

3. Vỏ quýt

Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, gấp đôi vỏ quýt, đặt vào giữa hai lỗ mũi và lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào. 

4. Dầu gió

Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được. 

5. Dấm ăn

Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm.

6. Cao giảm đau

Trước khi lên xe lấy một miếng cao giảm đau dán vào lỗ rốn, như vậy có thể phòng chống được say xe.

7.  Ấn huyệt nội quan

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.





Cách chữa say nắng hiệu quả -
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Chữa bệnh táo bón bằng mướp đắng rất tốt
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
con e 5.3 tuoi chua di o to lan nao .e du ding cho hai chau di sam son e so hai chau bi say xe .neu say xe thi phai lam the nao de o anh huong suc khoe cua be
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý