Cách phòng chống say xe ô tô bằng những mẹo đơn giản. Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành.
Những cách phòng chống say xe hiệu quả nhất khi đi du lịch
Say xe có thể phòng chống bằng cách bỏ những thói quen rất bình thường như đọc sách, ăn quá hay để bụng rỗng không mỗi khi đi.
Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.
Theo điều tra của hãng RAC tại Mỹ, một phần ba số lái xe cho biết họ cảm thấy khó chịu với những vị hành khách say xe. Tỷ lệ người bị say xe cao nhất vào mùa hè. Ngoài ra, 60% số người bị say có độ tuổi từ 5 đến 16 tuổi. Dưới quan điểm y học, cảm giác buồn nôn do chuyển động ảnh hưởng tới 80% số người đi xe hơi, tàu thủy hoặc máy bay.
Dưới đây là những cách chống say của RAC.
1Sử dụng thuốc an thần
Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Dùng trước khi đi khoảng 2 tiếng sẽ giúp hành khách tránh bị say trong vòng 8 tiếng. Dân chơi xe ôtô cho biết thuốc an thần không có tác dụng phụ, hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng lái.
2. Đung miếng dán cổ tay
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
3. Dùng thảo mốc
Rất nhiều người sử dụng củ gừng để làm dịu dạ dày và qua đó chống lại cảm giác say xe. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi.
4. Ngồi ghế trước
Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngoài ra ngồi ghế trước thường không xóc.
5. Không bị phụ thuộc vào cảm giác
Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.
6. Tập trung
Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng.
7. Không đọc sách báo
Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp.
8. Tránh ăn no
Trước khi đi, hãy cố gắng đừng ăn no hoặc uống rượu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng.
9. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng
10. Thở bằng khí trời
Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.
11. Chơi trò chơi
Với trẻ em, trò chơi ở đây không phải là những game máy tính hay trên điện thoại di động bởi chúng chỉ có tác động ngược lại. Bạn hãy để trẻ em ở nơi có thể quan sát tốt xung quanh và đố vui bằng các câu đố hay bản nhạc.
12. Trang bị túi dự phòng
Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.
Mẹo hay phòng ngừa say tàu xe
Người thường say tàu xe có thể dùng trà nấu vỏ quýt hoặc hoa cúc trắng ngâm nước sôi uống sau bữa ăn. Ngoài ra nấm mộc nhĩ nấu canh với thịt nạc, táo đỏ cũng hiệu quả để phòng ngừa say xe.
Say tàu xe còn gọi là say sóng, một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.
Cơ quan tiền đình, về mặt phát sinh chủng loại, được coi là phần cổ nhất trong ống tai trong, nằm trong xương đá của xương thái dương, rất gần với ốc tai. Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình, trong việc duy trì ánh mắt nhìn cố định vào một vật nào đó.
|
Chọn chỗ ngồi gần đầu xe, không nhìn sang hai bên khi say xe. Ảnh: 123 |
Khi di chuyển, sự lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thủy, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say sóng.
Để phòng ngừa say sóng khi di chuyển, nên thực hiện một số điều sau:
- Chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt. Không nên nhìn sang 2 bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy.
- Nếu đi tàu thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu.
- Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên xuống.
- Nói chung, khi đang di chuyển không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.
- Trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng mỏng.
- Bạn cũng có thể thực hiện cách sau đây để phòng ngừa say sóng: xoa dầu (dầu gió, dầu cao) vào 2 huyệt Thái dương, 2 huyệt Nội quan (giữa 2 gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4 cm), 2 huyệt Hợp cốc (ở hổ khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ mu thịt dầy lên), huyệt Nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), 2 huyệt Phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy 2 lát gừng tươi buộc vào 2 huyệt Nội quan.
Những người có cơ địa bị say sóng nên thường xuyên ăn uống các món sau:
- Hoa cúc trắng (bạch cúc hoa) 6-8g, tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, dùng uống sau bữa ăn.
- Nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15-20g nấu canh với thịt nạc heo 50g và táo đỏ một quả để ăn lúc đói.
- Trà (xanh hoặc đen) 5g nấu với vỏ quít (trần bì) 10g cùng với ½ lít nước, sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô (nướng sơ) 6-8g, cam thảo (tẩm mật nướng) 4g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Để phòng tránh say tàu xe, cần có thời gian tập luyện để cơ quan tiền đình giảm mẩn cảm, cơ thể dần dần thích ứng với trạng thái di chuyển đột ngột, chao đảo, quay vòng. Đồng thời có kết hợp với sự điều chỉnh bình thường lại những yếu tố bất lợi khác như đã nêu trên.
Một số cách tập luyện để tăng cường chức năng điều khiển sự thăng bằng cơ thể:
1. Ngồi thẳng lưng trên ghế có dựa lưng, ngẩng cao đầu và mắt nhìn theo lên trên, chú ý vào một điểm hay một vật nào đó (hít hơi vào từ từ), sau đó cúi gập đầu, cằm chạm ngực, mắt nhìn theo xuống dưới (thở hơi ra từ từ cho hết). Tiếp tục làm 10 lần, về sau nâng lên 15-20 lần.
2. Ngồi thẳng lưng trên ghế, xoay đầu về bên trái, cằm chạm được mỏm vai trái càng tốt, mắt di chuyển theo và nhìn vào một điểm hay một vật nào đó ở phía vai trái, ra phía sau càng tốt.
Sau đó, xoay đầu về phía vai phải, cằm chạm vào mỏm vai phải, mắt cũng di chuyển theo về phía phải, nhìn vào một điểm hay một vật nào đó ở phía vai phải. Tiếp tục làm 10 lần, về sau nâng lên 15-20 lần. Hít vào, thở ra, chậm, sâu, đều.
3. Ngồi thẳng lưng trên ghế, nghiêng đầu về phía vai trái, tai trái chạm vào mỏm vai trái càng tốt, mắt chăm chú nhìn vào một điểm hay một vật nào đó ở phía trước mặt, cách khoảng 40 cm.
Sau đó, nghiêng đầu về về phía vai phải, tai phải chạm vào mỏm vai phải càng tốt, mắt vẫn chăm chú nhìn vào một điểm hay một vật đó ở phía trước mặt.
Tiếp tục làm 10 lần, về sau nâng lên 15-20 lần. Hít vào, thở ra, chậm, sâu, đều.
4. Ngồi thẳng lưng trên ghế, để ngón tay trỏ ở phía trước, cách mắt khoảng 25 đến 30cm. Mắt chăm chú nhìn vào ngón trỏ, sau đó xoay đầu sang bên trái rồi chuyển sang bên phải. Tập xoay đầu từ chậm rãi đến nhanh dần, nhưng lúc nào mắt cũng phải chăm chú nhìn ngón tay trỏ. Tiếp tục làm từ 15 đến 20 lần.
5. Ngồi thẳng lưng trên ghế. Đảo mắt nhìn một số mục tiêu cố định ở bên trái, phía trên, bên phải, phía dưới, vẽ tầm nhìn thành một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Đầu giữ yên, không xoay. Làm 15-20 lần, sau đó đổi chiều.
Sau khi tập thuần thục thì xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và mắt nhìn theo các mục tiêu. Làm 15-20 lần, sau đó đổi chiều.
6. Ngồi thẳng lưng trên ghế, xoay đầu theo vòng tròn (phía trái, ra phía trước, qua phía bên phải, ra phía sau) trong khi mắt vẫn mở và nhìn theo hướng của đầu, mỗi lần xoay một vòng. Thực hiện 15-20 lần theo chiều kim đồng hồ. Sau đó đổi chiều, thực hiện từ 15-20 lần. Sau khi tập thuần thục, thực hiện lại động tác nhưng nhắm mắt.
7. Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai. Hai tay chống ở hông, mắt nhìn thẳng vào một điểm hay một vật cố định nào đó ở trước mặt, xoay phần thân trên (từ hông trở lên) theo một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, tức từ trái sang phải. Không nghiêng khớp hông. Làm 15-20 lần. Sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ, ánh mắt không di chuyển. Làm 15-20 lần.
Lúc đầu xoay vòng tròn nhỏ, sau đó vòng tròn càng lớn dần. Hít thở chậm, sâu, đều, tập trung vào cảm giác của bàn chân trên mặt đất. Với những người chưa quen, nên thực hiện động tác này ở nơi có sẵn vật dụng để vịn hoặc tựa vào, hoặc có người đứng phía sau, để đề phòng bị ngã vì chóng mặt.
Sau khi thực hiện thuần thục động tác này, tiếp tục tập luyện nhưng có thay đổi là nhắm mắt lại.
8. Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, hai cánh tay duổi thẳng trước mặt, hai lòng bàn tay áp sát vào nhau, mắt nhìn thẳng theo tay. Xoay hai tay vẽ thành vòng tròn, theo chiều kim đồng hồ, và mắt nhìn tay.
Sau đó, đưa hai tay cao khỏi đầu, sau đó đưa xuống thấp phía dưới, động tác chậm nhưng liên tục.
Nếu trong lúc tập mà có cảm giác chóng mặt thì nên ngừng lại, đến khi thấy bình thường trở lại mới tiếp tục tập. Làm từ 15 tới 20 lần. Đổi chiều xoay và lặp lại từ 15 tới 20 lần. Các động tác trên nên tập luyện mỗi ngày 2 đến 3 lần, cách xa bửa ăn từ 2 đến 3 giờ.
Trong thời gian luyện tập các động tác trên, cũng cần thực hiện việc ngồi tàu, xe nhiều lần để nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với những tác động của sự chuyển động không có quy tắc.
Cũng có thể rèn luyện thể lực thường xuyên (tập các môn xà đơn, xà kép, nhào lộn trên đệm, cầu trượt) để giúp cho việc điều tiết thăng bằng vị trí của cơ thể.
Chuẩn bị trước khi lên xe để không bị say
Chỉ cần áp dụng một số mẹo đơn giản, bạn có thể quên đi nỗi ám ảnh say xe mỗi khi tham gia một chuyến đi xa.
Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành
Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao.
Tránh ăn no
Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng.
Vỏ quýt
Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn.
|
Say xe làm bạn mất hết hứng thú khi đi đường . |
Dấm ăn
Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe.
Uống thuốc chống say
Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa.
Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Dùng miếng dán cổ tay và rốn
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.
Ngồi ghế trước
Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.
Tập trung
Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh.
Dầu gió
Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được.
|
Đọc sách báo khiến bạn dễ bị say xe. |
Không đọc sách báo
Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.
Tránh ngồi cạnh người cũng say xe
Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn.
Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác
Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.
Gừng tươi
Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não.
|
Hãy sẵn sàng những túi nôn khi cần, cùng khăn giấy và nước . |
Thở bằng khí trời
Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng
Ấn huyệt nội quan
Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng.
Trò chuyện với mọi người xung quanh
Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.
Trang bị túi dự phòng
Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn.
|
Nếu có thể, hãy chợp mắt một chút để tránh bị say xe . |
Ngủ một chút nếu có thể
Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say.
Dùng khẩu trang
Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu.
Cuối cùng, xin chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ, khỏe khoắn và không bị say xe!
Nóng và ẩm là những yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người, nếu ta không chú ý phòng chống nắng, chống nóng tốt rất dễ bị cảm nắng, say nắng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao hoặc lao động thể lực nặng nhọc, cơ thể sẽ thải bớt nhiệt. Sự thải nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách khuyếch tán, dẫn truyền nhiệt qua da và bay hơi mồ hôi trên da. Như vậy da là bộ phận chống nóng quan trọng. Nếu gặp điều kiện bất lợi cho sự khuếch tán, dẫn truyền và bốc hơi (như trời đứng gió, không khí không lưu thông, ẩm độ không khí cao...) rất dễ xảy ra cảm nắng, say nắng. Say nắng là một trường hợp cấp cứu. Triệu chứng của say nắng thường như sau: - Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39oC. - Trường hợp nặng, ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... Có những trường hợp bệnh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Đây là những trường hợp rất nặng, nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong. Trước một trường hợp bị cảm nắng, say nắng, ngay tại chỗ chúng ta cần phải xử trí như sau: Đối với những trường hợp nhẹ, cần nhanh chóng đưa người bệnh vào chỗ mát, thoáng gió, nới hết quần áo, bỏ tất cả những thứ gì cản trở cho sự hô hấp, tuần hoàn. Lấy khăn to nhúng nước lạnh, vắt ráo rồi lau khắp cơ thể, đắp khăn mát lên trán, cho uống nước chè đường, nước bột sắn dây, nước chanh quả, quạt nhẹ. Điều cần chú ý là phải để bệnh nhân nằm nghỉ và theo dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ, không nên thấy người bệnh đã dễ chịu lại để tiếp tục làm việc ngoài nắng, rất dễ bị say nắng lại và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Trong nhân dân ta có nhiều bài thuốc kinh nghiệm chữa cảm nắng, say nắng tốt. Chúng ta có thể sử dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g. Cách dùng: Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2-3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, còn khát nước, cho uống thêm một lần nữa. Bài 2: Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát. Cách dùng: Tất cả đem rửa sạch, cho vào ấm sắc với 300ml nước còn 200ml, cho bệnh nhân uống cả một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng. Bài 3: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Cánh dùng: Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn uống cả một lần, ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn. Trên đây là những bài thuốc chữa cảm nắng, say nắng đơn giản, có tác dụng tốt đối với những trường hợp nhẹ. Trường hợp say nắng nặng, bệnh nhân phải được cấp cứu thật khẩn trương nhằm chống lại sự tăng nhiệt độ, mất nước và mất muối, chống lại trụy tim mạch và rối loạn thần kinh tại bệnh viện. Vì vậy, sau khi sơ cứu xong phải nhanh chóng chuyển ngay người Cách phòng bệnh say nắng mùa hè Say nắng là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 40 độ C hoặc cao hơn. Nguyên nhân thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Bác sĩ gia đình Medic Việt chia sẻ các phòng trống và chữa trị bệnh say nắng: Phòng bệnh: Chữa bệnh say nắng: - Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu. - Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước. - Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân. - Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống. - Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng. Những thực phẩm giúp chòng chống say nắng: Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng “hạ họa” và đẩy lùi say nắng. Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt. Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe. Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng. Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C... đều tốt cho chống say nắng. Đậu xanh: Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng. Dưa chuột: Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể... Bí ngô: Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta – carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt. Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức...
|