Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú

19/04/2015 08:20 AM
10,604

Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú.Đối với những phụ nữ đang cho con bú, nếu phải dùng thuốc, cần nghĩ ngay tới một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến bé.




Thận trọng dùng thuốc khi đang cho con bú


Sữa mẹ có thể hàm chứa khoảng 1% lượng thuốc người mẹ đã dùng trong ngày, với một số chất có thể lên đến 5%. Hàm lượng này hoàn toàn có thể gây ra tác dụng dược lý đối với bé đang bú mẹ, nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Trong trường hợp người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì nên cho trẻ tạm ngừng bú một thời gian và nuôi trẻ bằng các loại sữa dinh dưỡng dành riêng cho bé. Tuy nhiên, vẫn phải duy trì bầu sữa mẹ để khi ngừng thuốc trẻ lại được tiếp tục bú mẹ. Nhiều loại thuốc có thể qua sữa nhưng vì có nồng độ thấp nên chưa đủ gây phản ứng có hại cho bé. Tuy nhiên, không vì thế mà coi thường việc chọn các loại thuốc đối với người mẹ đang cho con bú. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc khi đang cho con bú, người mẹ cần uống thuốc sau khi cho con bú 15 phút và cách ít nhất 4 giờ sau mới lại cho trẻ bú lần tiếp theo. Làm như vậy sẽ giảm được mức thấp nhất nồng độ thuốc trong sữa mẹ. Sự đào thải thuốc qua sữa mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liều dùng, số lần sử dụng thuốc trong ngày, đường đưa thuốc vào cơ thể, thời gian thải của thuốc trong huyết tương mẹ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào sinh lý tuyến vú, lưu lượng máu ở vú mẹ, thời điểm căng sữa và độ pH của sữa mẹ.
Với trẻ, sẽ phụ thuộc vào lượng sữa bú, khoảng cách giữa thời gian mẹ dùng thuốc và thời gian cho bé bú. Số tháng tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của bé cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở cơ thể trẻ khi bú phải sữa mẹ có nồng độ thuốc.



Thận trọng dùng thuốc khi đang cho con bú

Các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc ngủ làm ảnh hưởng lớn đến thần kinh của trẻ. Mẹ đang cho con bú mà sử dụng thuốc ngủ thì bé cũng bị ảnh hưởng như trẻ chậm tăng cân, hay ngủ li bì, gây nguy hiểm đến tính mạng vì hệ thần kinh của bé chưa hoàn chỉnh. Nếu mẹ đang cho con bú mà uống thuốc tetracyclin thì trẻ bú mẹ lớn lên men răng bị vàng và chậm lớn. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các thuốc có iod sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp. Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, thuốc lào và thuốc phiện đều lưu lại nồng độ cao trong sữa mẹ, vì thế người mẹ phải tránh xa không được dùng trong thời gian đang cho con bú. Các loại thuốc tránh thai cũng rất có hại cho bé. Nếu người mẹ dùng loại thuốc này thì con bú mẹ sẽ bị những rối loạn ở hệ sinh dục, chẳng hạn bộ ngực sẽ to ra và xương bị cốt hóa nhanh. Các loại thuốc kháng sinh thông thường như cephalosporin, ampicilin, amoxilin... cũng nên tránh nhằm đề phòng trẻ bị dị ứng do quá mẫn cảm với thuốc và tuyệt đối không dùng cloramphenicol (clorocid) vì sẽ gây suy tủy cho bé. Thuốc kháng sinh nhóm sulfamid như biseptol, trimazol... gây các tai biến về máu, làm vàng da, ảnh hưởng đến não của trẻ. Khi đang cho con bú, người mẹ tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ một loại thuốc gì. Nếu người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì phải có chỉ định chặt chẽ của thầy thuốc để hạn chế đến mức thấp nhất những phản ứng không mong muốn của thuốc đối với trẻThai phụ có nên dùng thuốc chống say tàu xe.

Thuốc chống say tàu  xe khi đang cho con bú


Khi dùng thuốc không uống bia rượu.

Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú không nên dùng.

Bạn có thể gặp các tên thương mại khác như antivomit, bonaling, contramareo, dimenest, emedyl… Bản chất của thuốc là có tác dụng kháng histamin, chống nôn và chóng mặt.

Với người lớn, 30 phút trước khi đi xe uống 1-2 viên, sau đó nếu cần cứ 4 giờ uống 1 viên. Thuốc có thể gây quánh dịch nhầy đường hô hấp. Bạn có cảm giác đàm nhớt đọng bên trong họng, khó khạc ra nên tằng hắng và khó chịu. Những lúc như vậy ngậm chanh muối sẽ rất tốt lại có thể long đờm để bạn khạc ra dễ dàng.

Hiện có một loại thuốc dán tên là Scopoderm TTS: thuốc dạng dán vào da với bề mặt tiếp xúc 25cm2. Dán một miếng phía sau tai ở chỗ da khô không có tóc từ 6-12 giờ trước khi khởi hành. Khi đến nơi gỡ bỏ miếng thuốc dán. Một miếng dán đủ để phòng cho một chuyến đi trong 72 giờ. Kiêng rượu bia trong thời gian dùng thuốc và không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi, tất nhiên cũng không dùng cho phụ nữ có thai.

Bạn có thai mà hay bị say xe tốt nhất nên “thủ” sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ không gây độc cho bào thai, còn thuốc dù sao cũng là hóa chất. Xin bạn lưu ý và hãy làm thử. Đừng xem củ gừng chỉ là gia vị, nó chống say xe, chống nôn cho phụ nữ có thai rất tốt.

 

Để sử dụng thuốc chống say tàu, xe hiệu quả

Khi đi tàu, xe rất nhiều người có cảm giác bị nôn nao, choáng, đau đầu, thậm chí bị nôn... đó chính là biểu hiện của say tàu, xe. Và không mất nhiều tiền, và nhiều thời gian bạn có thể mua được một liều thuốc để chống say xe. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai biến khi sử dụng thuốc chống say tàu, xe, nhất là với trẻ em và người có bệnh gan, thận, huyết áp, thần kinh...

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống, nhưng thông thường dùng các thuốc đường uống gồm: Thuốc uống aeron, scopolamin, antivert, dramamine less drowsy, nautamine; Thuốc sủi motilium, peridys; Thuốc dán trên da transderms scop; Thuốc tiêm: benadrylinjection...

Ngoài tác dụng có thể chống say xe người dùng còn gặp tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc này là buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, có thể biểu hiện rối loạn tâm thần.

Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, tim mạch. Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Nếu thai phụ bị say xe tốt nhất nên mang sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ giúp chống say xe mà không gây độc cho bào thai.

Ngăn ngừa chứng say tàu, xe

Có khá nhiều người bị chứng say tàu xe, gây trở ngại cho việc đi lại và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo BS-CKII Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, hiện tượng say tàu, xe xảy ra khi cơ quan tiền đình bị tác động; khi tàu, xe chạy dằn xóc, rẽ ngoặt ngoằn ngoèo, những dao động tròng trành… làm cho cơ thể thay đổi tư thế liên tục. Nếu cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng thì dễ mắc chứng say tàu, xe. Có rất nhiều trường hợp say xe là do yếu tố tâm lý, luôn trong tình trạng sợ lên ô tô, tàu hỏa, máy bay và cho rằng mình sẽ bị say.
Ảnh minh họa: Inmagine.com
Để ngăn ngừa tình trạng say tàu, xe, BS Vũ đưa ra một số phương pháp:
- Chuẩn bị cho mình một thể lực và tinh thần thoải mái. Ăn uống đầy đủ, tránh hạ đường huyết nhưng cũng không nên ăn quá no hoặc dùng những thức ăn khó tiêu như dừa, trứng, lạc… vì dễ kích thích niêm mạc dạ dày. Không dùng đồ uống có gas, không uống rượu trước và trong khi đi tàu, xe.
- Ngồi cạnh cửa thoáng gió, đầu tựa nơi cố định, tránh khói thuốc lá. Không đọc sách báo và chỉ nên nhìn về phía trước mặt, không nhìn phía sau hay hai bên đường để tránh cảm giác các vật đang di động ngược chiều với hướng đi của mình.
- Mặc trang phục thoải mái, thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng cho khí huyết lưu thông. Không nên bịt khẩu trang bởi khiến bạn thêm khó thở và mệt mỏi. Những trường hợp mẫn cảm với mùi xăng, mùi mồ hôi… nên chọn những chiếc xe chất lượng tốt, sạch sẽ và chuẩn bị một ít trái cây có mùi thơm như cam, quýt, dứa… Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp nâng cao thể lực, còn tinh dầu từ vỏ cam, quýt sẽ giúp bạn tỉnh táo.
- Ở những người say xe nặng, bắt buộc phải dùng thuốc chống nôn dạng uống hoặc dán lên da sau tai. Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, tim mạch. Thuốc chống nôn không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Dùng các loại thuốc chống say xe còn có thể bị tác dụng phụ như: khô miệng, khó tiểu, nhìn mờ, buồn ngủ, khó chịu...
Để tránh các tác dụng phụ và an toàn cho cả trẻ em, phụ nữ mang thai, có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đã được chứng minh rất hiệu quả:
- Trước khi lên tàu, xe 30 phút, nhai một củ gừng bằng ngón tay cái với muối. Gừng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt động của histamine dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm say tàu, xe, đồng thời kích thích nhu động ruột nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, giúp chống nôn.
- Quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực.
- Cầm một trái chanh hay một viên sỏi trong lòng bàn tay để mân mê mà quên đi việc say xe.
- Bấm huyệt hợp cốc (nằm giữa ngón trỏ và ngón cái): day bấm luân phiên cả hai tay liên tục trong 10-15 phút.
Ngoài ra, còn có một số loại thức ăn chống say tàu, xe như: trà gừng - đường đỏ, nhân hạt bí đao, rễ mướp hầm thịt nạc, nước sinh tố nho - rau cần, rau cần xào trứng gà…
mẹo hiệu quả chống say tầu xe

Một con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng trên dây, di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình là nhờ có tiền đình. Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng. Nhưng với những người có tiền đình quá nhậy cảm thì đây lại là một vấn đề. Khi đi tầu xe, tiền đình của hộ sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao. Vì vậy để không say xe thì phải giảm bớt sự nhậy cảm của tiền đình hay nói vui là tạm tắt nó đi. Có những mẹo vặt để tránh say xe, đánh lừa tiền đình của bạn:

Ngồi ghế trước:
Để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. Chẳng may vẫn choáng váng, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và đung đưa người theo nhịp xe lăn. Hãy tập trung vào vấn đề khác như kể chuyện cười sẽ làm giảm sự căng thẳng cho tiền đình. Vì thế, trong những chuyến du lịch, nếu hướng dẫn viên dí dỏm, hay pha trò, thì trên xe gần như không có người bị say.

Bánh mì: Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Bánh mì không chỉ để ăn. Bạn hãy lấy ruột bánh mì ra mà nhấm nháp suốt dọc đường còn vỏ bánh thì để ngửi để tránh mùi tầu xe.

Bấm huyệt hợp cốc: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm cho đến khi tê là đạt yêu cầu.

5 mẹo hiệu quả chống say tầu xe - 1
Huyệt hợp cốc cũng là cách làm hết say.

Và cuối cùng nếu các cách trên đều vô tác dụng thì bạn chỉ còn cách cầu viện đến những viên thuốc. Nhưng cần nói thêm, bạn có say xe đi mãi cũng quen và hết say, bởi cơ thể luôn có cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi. Đừng “trang bị” tâm lý lo sợ thì các triệu chứng “say” sẽ nhanh chóng “bay” ra khỏi não của bạn.

Gừng: Trước ghế ngồi mà bạn có một ly trà gừng ấm thì chắc bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Theo nghiên cứu so sánh công dụng chống say xe của gừng và Dramamin (thuốc chống say xe) thì bột gừng khô có hiệu lực chống say hơn Dramamin, trong khi gừng không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón và bí đái như dùng Dramamin.

Cũng theo nghiên cứu thì tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày. Vì vậy, trước khi lên xe, bạn mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm 1 lát. Bạn có thể dùng 1 - 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ sợ vị cay của gừng.

5 mẹo hiệu quả chống say tầu xe - 2
Gừng và bột gừng khô có hiệu lực chống say lại không gây buồn ngủ.

Tinh dầu quýt: Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên chống nôn khi đi tàu xe.

Bạn có thể mua ít trái quýt, ăn từng múi, vỏ quýt gấp lại thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi, hay nặn cho tinh dầu bay vào mũi cũng được. Nhiều hãng lữ hành xịt tinh dầu quýt trên xe sẽ giảm thiểu lượng người bị say xe.


Phương pháp phòng ngừa


Theo lương y Đinh Công Bảy, để phòng ngừa say sóng khi di chuyển nên chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt, không nên nhìn sang hai bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy.
Nếu đi tàu, thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu. Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên, xuống.

Nói chung, khi đang di chuyển, không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.

Trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng mỏng.
Bạn cũng có thể thực hiện cách sau đây để phòng ngừa say sóng: xoa dầu (dầu gió, dầu cao) vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3 – 4cm), hai huyệt hợp cốc (ở hổ khẩu, giữa ngón cái và ngón trỏ, chỗ mu thịt dày lên), huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

Đồng thời, nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mình, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không gắng sức quá hoặc để bị căng thẳng vì công việc quá độ.

Món ăn chống say sóng
- Hoa cúc trắng 6 – 8g, tán bột ngâm với nước sôi 5 – 10 phút, dùng uống sau bữa ăn.
- Nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15 – 20g nấu canh với thịt nạc heo 50g và một quả táo để ăn lúc đói.
- Trà (xanh hoặc đen) 5g nấu với vỏ quýt 10g cùng với 1/2 lít nước, sôi từ 5 – 10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô (nướng sơ) 6 – 8g, cam thảo (tẩm mật nướng) 4g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Say tàu xe là một chứng mà rất nhiều người mắc phải. Đặc biệt là những dịp ngày lễ, ngày Tết khi mà nhu cầu đi lại bằng các phương tiện như ô tô, tàu thủy... tăng lên thì vấn đề say tàu xe là một điều đáng bàn. Vậy làm thế nào để phòng, chống say tàu xe?

Vì sao say tàu xe?

Say tàu xe là chứng gây ra bởi những tín hiệu trái ngược nhau truyền về não từ nhiều giác quan khác nhau. Não bộ điều hòa sự thăng bằng của con người qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ 3 nguồn trọng yếu: hình ảnh từ thị giác; những cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian bằng các thụ cảm tại da, bắp thịt và xương; những cảm nhận về sự chuyển động của cơ thể tại bộ phận tai trong (tiền đình ốc tai là quan trọng nhất).




Trừ những trường hợp bệnh lý ra, trong những điều kiện không bệnh lý chúng ta cũng có thể có biểu hiện rối loạn tiền đình ốc tai. Và khi đi tàu xe chính là biểu hiện của rối loạn tiền đình ốc tai không do bệnh lý. Có những người say tàu xe do tâm lý, chỉ cần nhìn thấy xe ô tô là đã say rồi. Hoặc thấy người bên cạnh bị say, nôn là mình cũng bị "lây" theo.

Say tàu xe thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 - 12 tuổi (lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ tiền đình ốc tai), với người trưởng thành, phụ nữ hay gặp hơn nam giới. Triệu chứng say tàu xe thường diễn ra theo chiều hướng leo thang: bắt đầu bằng cảm giác khó chịu trong người, dễ ngủ gật, buồn nôn. Các bé bình thường vốn hiếu động, hoạt bát, khi say xe sẽ ít chơi đùa, thụ động, mặt thất thần. Cảm giác chóng mặt, buồn nôn ngày càng tăng, kèm theo toát mồ hôi, tiết nước bọt và kết cục thường là nạn nhân bị nôn mửa, đôi khi lạnh toàn thân. Tuy nhiên, say tàu xe chỉ là một triệu chứng nhất thời, thường chấm dứt khi chuyến hành trình kết thúc và không để lại di chứng lâu dài với sức khỏe. Riêng những người hay bị say tàu xe lại có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tiêu hóa, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xuất hành để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Phòng, chống như thế nào?

Biện pháp không dùng thuốc

Khi đi tàu, thuyền nên thì tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Trên ô tô, xe lửa thì nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.

Trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức khoẻ. Không uống rượu trước hoặc trong lúc đi. Không hút thuốc lá hoặc ngồi cạnh người hút thuốc lá trong lúc đi. Không đọc sách báo hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì đó. Nếu có người say xe ngồi gần bạn, nên tránh xa hoặc không nhìn họ kẻo bạn cũng bị "lây".

Thận trọng với miếng dán chống say tàu xe

Một bé gái bảy tuổi theo mẹ từ Đồng Tháp lên TP.HCM thăm bà con. Sợ con say xe, người mẹ đã dán hai miếng dán chống ói ở sau tai của con. Trong suốt hành trình, bé ngủ li bì. Khi đến TP.HCM, bé kêu nhức đầu, có biểu hiện rối loạn hành vi, không nhận ra người thân, nói nhảm, la hét, đập phá, nôn mửa, hoa mắt... nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cấp cứu.

Không dùng miếng dán chống ói cho trẻ em dưới tám tuổi và phụ nữ có thai. Ảnh: Hồng Thái


Kết quả chẩn đoán của bác sĩ nhận định bệnh nhi đã bị tác dụng phụ của dược chất scopolamin trong miếng dán chống ói. Đây không phải là trường hợp hy hữu, trước đó cũng đã có một số người gặp những tác dụng tương tự do sử dụng miếng dán chống ói không đúng cách.

Miếng dán cũng là thuốc

Dạng thuốc là miếng băng dán (cao dán) dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ (như cao dán Salonpas, chỉ cho tác dụng giảm đau khu trú ở vùng dán) mà còn có loại mới cho tác dụng toàn thân (dán nhưng cho tác dụng không khác uống thuốc). Dạng thuốc cho tác dụng toàn thân này còn được gọi là băng dán xuyên da.

Để chống nôn ói khi đi tàu xe, thay vì uống thuốc, ta có thể dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da khô sau tai (dán ít nhất bốn giờ trước khi lên tàu xe để có đủ thời gian cho thuốc thấm qua da vào máu), thuốc sẽ thấm dần xuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hoá giải buồn nôn và nôn do say tàu xe. Dạng băng dán xuyên da này khá tiện lợi, vì duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài, nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da.

Không phải ai cũng dùng được

Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, băng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là “liệt đối giao cảm” (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

Do vậy, khi dùng băng dán xuyên da chống nôn, ta cần lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới tám tuổi. Trẻ em trên 8 – 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Khi đang dán băng dán xuyên da và cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải ngưng ngay, bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám ở bác sĩ và kể rõ việc dùng thuốc cho bác sĩ xử trí. Sau khi dán hoặc gỡ miếng băng dán nên rửa tay cho kỹ, để thuốc không dính vào thức ăn, thức uống.






Cách chữa say nắng hiệu quả -
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Chữa bệnh táo bón bằng mướp đắng rất tốt
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả




(ST)




Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý