Gừng chữa say tàu xe bài thuốc đơn giản mà hiệu quả

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Gừng chữa say tàu xe bài thuốc đơn giản mà hiệu quả

19/04/2015 08:20 AM
197

Gừng chữa say tàu xe bài thuốc đơn giản mà hiệu quả. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng còn là một vị thuốc quý trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho mình.




TÌM HIỂU CÔNG DỤNG CỦA GỪNG

Gừng có tên khoa học là Zinziber Officinale Rosc, là một loại cây nhỏ, cao từ 5cm - 1m, thân rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ hình mác dài khoảng 15cm-20cm, rộng 2cm, vò lá có mùi thơm đặc trưng của gừng.

Dược tính và công dụng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này còn giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.

Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.

Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh


Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ

Gừng sống 20g.

Gừng sống giã nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,

uống lúc còn nóng ngay khi vừa về tới nhà.

Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm)

Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc còn nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.

Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh:

Gừng khô tán nhỏ 5g, hòa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.

Chữa nôn mửa khi đi tàu xe:

Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.

Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng:

Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.

Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai

Gừng sống 20g, giã nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.

Chữa trúng gió, tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên:

Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giã nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, hòa với đồng tiện uống lúc đồng tiện còn ấm.

Đồng tiện tính mát, dưỡng âm, có thể trừ phong, tan được huyết ứ, giáng hư hoả. Đồng tiện là nước tiểu "giữa dòng" của bé trai từ 2 đến 10 tuổi. Trên thực tế, để tranh thủ thời gian lúc cấp cứu, có thể sử dụng nước tiểu của người thân trong gia đình có sẳn lúc đó. Bỏ đoạn đầu, bỏ đoạn cuối, chỉ lấy đoạn giữa. Với chức năng phát tán khí huyết ra bì phu và tay chân, giáng khí, hành huyết, tiêu ứ, làm nhẹ áp lực ở vùng ngực và vùng đầu, bài thuốc "sinh khương đồng tiện” còn được kinh nghiệm dân gian sử dụng trong một số bệnh tim mạch như cơn đau vùng tim, cao huyết áp trong điều kiện không tiếp cận được thầy thuốc.

Tuy nhiên, điều cần nhớ là các triệu chứng trúng phong hoặc tim mạch không bất chợt xảy đến mà thường bắt nguồn từ những sự mất cân bằng trước đó của cơ thể. Chẳng hạn dương hư hàn thịnh, đàm trọc, huyết ứ, khí trệ… Do đó sau khi giải toả các triệu chứng cấp thời, người bệnh cần đến thầy thuốc chuyên môn để được thăm khám và điều trị thích hợp nhằm ổn định sức khoẻ lâu dài.

Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1 - 2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng "hành khí" của gừng còn tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.

Cách chống say tàu xe bằng gừng

Gừng: Trước ghế ngồi mà bạn có một ly trà gừng ấm thì chắc bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Theo nghiên cứu so sánh công dụng chống say xe của gừng và Dramamin (thuốc chống say xe) thì bột gừng khô có hiệu lực chống say hơn Dramamin, trong khi gừng không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón và bí đái như dùng Dramamin.

Cũng theo nghiên cứu thì tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày. Vì vậy, trước khi lên xe, bạn mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm 1 lát. Bạn có thể dùng 1 - 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ sợ vị cay của gừng.

5 mẹo hiệu quả chống say tầu xe - 2

Gừng và bột gừng khô có hiệu lực chống say lại không gây buồn ngủ.

Tinh dầu quýt: Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên chống nôn khi đi tàu xe.

Bạn có thể mua ít trái quýt, ăn từng múi, vỏ quýt gấp lại thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi, hay nặn cho tinh dầu bay vào mũi cũng được. Nhiều hãng lữ hành xịt tinh dầu quýt trên xe sẽ giảm thiểu lượng người bị say xe.



Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, vã mồ hôi hoặc cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường cải thiện khi chuyển động ngừng lại, tuy nhiên, với một số người, chúng có thể còn kéo dài tới một vài ngày sau đó.



Dùng chút gừng sống trước khi lên tàu xe có tác dụng phòng chống say xe. Ảnh minh họa: Foxnews.com.


Nếu một người thường xuyên bị hoặc đang bị các triệu chứng của say tàu xe, những biện pháp sau đây có thể giúp phòng và giảm các triệu chứng này:

- Hạn chế vận động đầu và cơ thể bằng cách chọn một vị trí ngồi ổn định, ít phải di chuyển trên xe. Có thể sử dụng gối đầu hoặc các dụng cụ tựa đầu để giữ đầu được cố định tối đa.

- Nếu có thể, chọn vị trí ngồi ở các hàng ghế phía trước, sát cửa kính và nhìn tập trung vào một vật thể cố định, ví dụ, có thể nhìn cố định vào đường chân trời hoặc nhắm kín mắt. Không ngồi quay mặt về phía sau, không đọc báo, xem phim ảnh hoặc chơi game vì những hoạt động này có thể làm tăng nặng triệu chứng.

- Hít thở không khí trong lành và thoáng mát bằng cách mở cửa sổ xe hoặc ngồi trên boong tàu nếu có thể, tránh để môi trường trở nên quá nóng.

- Thư giãn bằng cách nghe nhạc và tập trung thở đều hoặc đếm lùi từ 100. Không quan sát hoặc nói chuyện với những người đang bị say xe.

- Tránh ăn quá no, các thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc dùng đồ uống có cồn trước khi lên xe.

- Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt chuyến đi, sợ bị say xe sẽ làm say xe dễ xuất hiện.

- Các thuốc có tác dụng chống say tàu xe: một số có thể có tác dụng phòng và điều trị say tàu xe. Để đảm bảo hiệu quả, các thuốc này nên được dùng trước khi các triệu chứng say tàu xe xuất hiện vì khi say xe đã xuất hiện sẽ làm khả năng hấp thu thuốc:

+ Scopolamine có tác dụng chống say xe tương đối tốt, được dùng dưới dạng miếng dán ngoài da. Thuốc nên được dán từ trước khi khởi hành, với những chuyến đi dài, thay miếng dán thuốc 3 ngày một lần. Scopolamine có thể gây ngầy ngật, buồn ngủ, nhìn mờ, khô miệng, hoa mắt chóng mặt, táo bón, bí tiểu… Không được dùng thuốc ở những người bị bệnh glôcôm góc đóng.

+ Một số thuốc kháng histamine thế hệ một như dimenhydrinate, diphenhydramine, chlorpheniramine, promethazine và cinnarizine có thể có tác dụng phòng say tàu xe. Các thuốc này nên được uống 1 -2 giờ trước khi khởi hành và nhắc lại mỗi 8 giờ với những chuyến đi dài, tác dụng kém hơn so với scopolamine nhưng gây ít tác dụng phụ hơn, chủ yếu là biểu hiện ngầy ngật, buồn ngủ, khô miệng. Các thuốc dimenhydrinate, diphenhydramine, chlorpheniramine có thể dùng được an toàn ở phụ nữ có thai.

5 mẹo hiệu quả chống say tầu xe

Một con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng trên dây, di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình là nhờ có tiền đình. Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng. Nhưng với những người có tiền đình quá nhậy cảm thì đây lại là một vấn đề. Khi đi tầu xe, tiền đình của hộ sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao. Vì vậy để không say xe thì phải giảm bớt sự nhậy cảm của tiền đình hay nói vui là tạm tắt nó đi. Có những mẹo vặt để tránh say xe, đánh lừa tiền đình của bạn:

Ngồi ghế trước:
Để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. Chẳng may vẫn choáng váng, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và đung đưa người theo nhịp xe lăn. Hãy tập trung vào vấn đề khác như kể chuyện cười sẽ làm giảm sự căng thẳng cho tiền đình. Vì thế, trong những chuyến du lịch, nếu hướng dẫn viên dí dỏm, hay pha trò, thì trên xe gần như không có người bị say.

Bánh mì: Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Bánh mì không chỉ để ăn. Bạn hãy lấy ruột bánh mì ra mà nhấm nháp suốt dọc đường còn vỏ bánh thì để ngửi để tránh mùi tầu xe.

Bấm huyệt hợp cốc: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm cho đến khi tê là đạt yêu cầu.

5 mẹo hiệu quả chống say tầu xe - 1

Huyệt hợp cốc cũng là cách làm hết say.

Và cuối cùng nếu các cách trên đều vô tác dụng thì bạn chỉ còn cách cầu viện đến những viên thuốc. Nhưng cần nói thêm, bạn có say xe đi mãi cũng quen và hết say, bởi cơ thể luôn có cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi. Đừng “trang bị” tâm lý lo sợ thì các triệu chứng “say” sẽ nhanh chóng “bay” ra khỏi não của bạn.


+ Metoclopramide cũng có thể được dùng với mục đích chống say tốt. Thuốc có hiệu quả tốt hơn so với các thuốc kháng histamine và tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.

Những cách phòng ngừa

Để phòng ngừa say sóng khi di chuyển, nên thực hiện một số điều sau đây. Khi đi tàu, thuyền thì nên tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi ở phần đuôi máy bay. Trên ô tô, xe lửa thì nên ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió. Không uống rượu hoặc hút thuốc lá trước hoặc trong lúc đi. Phương pháp quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau ót ra trước ngực cũng có tác dụng rất hữu hiệu giúp không bị say tàu, xe đối với một số người (hiệu quả hơn 90%).

Còn theo đông y thì trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát. Còn theo kinh nghiệm dân gian thì lấy 1/2 củ khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng nhỏ, nhai nát để nuốt nước cũng có thể phòng chống được say tàu xe.

Ngoài ra, có thể thực hiện cách xoa dầu gió vào hai huyệt thái dương, hai huyệt nội quan (giữa hai gân tay, phía trên và cách lằn chỉ cổ tay 3-4cm, huyệt nhân trung (giữa đường rãnh môi trên), hai huyệt phong trì (chỗ lõm phía sau gáy, trên cổ). Cũng có thể lấy hai lát gừng tươi buộc vào hai huyệt nội quan.

Những người có cơ địa say sóng, nên thường xuyên ăn các món: Hoa cúc trắng (bạch cúc hoa) 6-8g, tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, dùng uống sau bữa ăn; nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15-20g nấu canh với thịt heo nạc 50g và táo đỏ một quả để ăn lúc đói; trà (xanh hoặc đen) 5g nấu với vỏ quýt 10g cùng với nửa lít nước, đun sôi 5-10 phút, dùng uống sau bữa ăn; gừng khô (nướng sơ) 6-8g, cam thảo 4g, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trước bữa ăn; nước lõi cải trắng: Lõi cải trắng 1 chiếc, gừng tươi 3 lát, đường đỏ 60g. Lõi cải trắng thái mỏng, cho vào nồi nước nấu chín. Cho đường đỏ vào cùng nấu kỹ; nhân hạt bí đao: Nhân hạt bí đao 400g đem phơi, sấy cho khô, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 lần.



Thận trọng với miếng dán chống say tàu xe

Một bé gái bảy tuổi theo mẹ từ Đồng Tháp lên TP.HCM thăm bà con. Sợ con say xe, người mẹ đã dán hai miếng dán chống ói ở sau tai của con. Trong suốt hành trình, bé ngủ li bì. Khi đến TP.HCM, bé kêu nhức đầu, có biểu hiện rối loạn hành vi, không nhận ra người thân, nói nhảm, la hét, đập phá, nôn mửa, hoa mắt... nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cấp cứu.

Không dùng miếng dán chống ói cho trẻ em dưới tám tuổi và phụ nữ có thai. Ảnh: Hồng Thái


Kết quả chẩn đoán của bác sĩ nhận định bệnh nhi đã bị tác dụng phụ của dược chất scopolamin trong miếng dán chống ói. Đây không phải là trường hợp hy hữu, trước đó cũng đã có một số người gặp những tác dụng tương tự do sử dụng miếng dán chống ói không đúng cách.

Miếng dán cũng là thuốc

Dạng thuốc là miếng băng dán (cao dán) dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ (như cao dán Salonpas, chỉ cho tác dụng giảm đau khu trú ở vùng dán) mà còn có loại mới cho tác dụng toàn thân (dán nhưng cho tác dụng không khác uống thuốc). Dạng thuốc cho tác dụng toàn thân này còn được gọi là băng dán xuyên da.

Để chống nôn ói khi đi tàu xe, thay vì uống thuốc, ta có thể dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da khô sau tai (dán ít nhất bốn giờ trước khi lên tàu xe để có đủ thời gian cho thuốc thấm qua da vào máu), thuốc sẽ thấm dần xuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hoá giải buồn nôn và nôn do say tàu xe. Dạng băng dán xuyên da này khá tiện lợi, vì duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài, nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da.

Không phải ai cũng dùng được

Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, băng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là “liệt đối giao cảm” (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

Do vậy, khi dùng băng dán xuyên da chống nôn, ta cần lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới tám tuổi. Trẻ em trên 8 – 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Khi đang dán băng dán xuyên da và cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệu chứng đã kể ở trên thì phải ngưng ngay, bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếu thấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám ở bác sĩ và kể rõ việc dùng thuốc cho bác sĩ xử trí. Sau khi dán hoặc gỡ miếng băng dán nên rửa tay cho kỹ, để thuốc không dính vào thức ăn, thức uống.






Cách chữa say nắng hiệu quả -
Mẹo chữa uống rượu say trong ngày Tết Nguyên Đán
Chữa bệnh táo bón bằng mướp đắng rất tốt
Em bé bị rôm sảy và cách điều trị, phòng tránh
Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng chữa bệnh của củ khoai tây
Khổ qua chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý