Ấn huyệt chữa say tàu xe mẹo chữa cực đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Ấn huyệt chữa say tàu xe mẹo chữa cực đơn giản

19/04/2015 08:20 AM
204

Ấn huyệt chữa say tàu xe mẹo chữa cực đơn giản. Huyệt này nằm trên bàn tay và chỉ cần day bấm nó trong 10-15 phút, các triệu chứng say tàu xe sẽ giảm hoặc mất hẳn. Phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu thuốc chống say tàu xe tỏ ra ít tác dụng hoặc khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ gà ngủ gật.





ẤN HUYỆT CHỮA SAY TÀU XE

Phòng chống say tàu xe bằng cách bấm huyệt Hợp cốc


d

Nơi đầu ngón cái áp vào là huyệt Hợp cốc.













Cách tìm huyệt Hợp cốc:

- Xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ.

- Lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia đặt vào mép da nối giữa ngón cái và ngón trỏ tay này; đầu ngón áp lên mu bàn tay này (giữa hai xương bàn tay 1 và 2).

- Đầu ngón cái áp vào đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác rất ê tức (có khi cảm giác ê tức thấu sang phía ngón út).

Cũng có thể xác định bằng cách: Khép chặt ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.

Kỹ thuật day bấm huyệt

Dùng ngón cái của tay bên kia hoặc một vật có đầu tà như chiếc đũa, quản bút... bấm thật mạnh vào huyệt, lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được.

Day bấm luân phiên cả hai tay liên tục trong 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các triệu chứng bệnh lý.

Nhiều người mỗi lần đi ôtô, tàu thủy, máy bay... là mỗi lần khốn khổ vì tình trạng say tàu, say xe, đầu choáng, mắt hoa, ngực và bụng nhộn nhạo không yên, buồn nôn hoặc nôn thốc nôn tháo

Nhiều người mỗi lần đi ôtô, tàu thủy, máy bay... là mỗi lần khốn khổ vì tình trạng say tàu, say xe, đầu choáng, mắt hoa, ngực và bụng nhộn nhạo không yên, buồn nôn hoặc nôn thốc nôn tháo...

Tất cả những triệu chứng nói trên ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và công việc. Có nhiều cách chữa, xin giới thiệu với bạn đọc một cách ấn huyệt đơn giản, dễ thực hiện. Các huyệt cần tác động là hợp cốc, quan xung, thần môn và tam âm giao, khu thủ tâm trên lòng bàn tay.

Huyệt hợp cốc nằm trên đường kinh đại trường, có công dụng giải biểu tán tà, thanh nhiệt, giảm đau, thông kinh hoạt lạc.

Vị trí huyệt: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.

Cách bấm: Dùng ngón cái của tay bên kia bấm huyệt thật mạnh vào huyệt, ngón tay trỏ đặt vào khu thủ tâm ở lòng bàn tay (huyệt hợp cốc ở mu bàn tay, khu thủ tâm ở đối diện với huyệt hợp cốc ở lòng bàn tay), lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được.

Duy trì bấm day luân phiên liên tục từ 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời cả hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả cao của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn.

Huyệt thần môn nằm trên kinh tâm: tác dụng chữa đau khớp cổ tay, chống hồi hộp, mất ngủ, vật vã, hay quên, đau vùng tim, có tác dụng chống stress.

Vị trí huyệt trên lằn cổ tay, chỗ lõm giữa xương trụ và xương đậu.

Cách bấm: Bàn tay phải ôm lấy cổ tay trái, ngón tay cái bấm vào huyệt, vừa bấm vừa day, bấm khoảng từ 5-10 phút.

Huyệt nội quan nằm trên kinh tâm bào, nằm ở mặt trước cẳng tay. Tác dụng: Chữa đau vùng cẳng tay, đau vùng trước tim, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, chống nôn, đầy trướng bụng, tiêu hóa kém, mất ngủ.

Vị trí: Nằm ở mặt trước cẳng tay, khe giữa 2 gân cơ gan tay, gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung ngón cái, cơ gấp vuông. Thân dây thần kinh giữa, thần kinh trụ, từ lằn cổ tay đo lên 2 tấc giữa 2 gân cơ gang tay lớn và gang tay bé.

Cách bấm: Tay trái ngửa, bốn ngón tay phải ôm lấy cổ tay, ngón cái bấm vào vị trí huyệt, thời gian bấm nhẹ nhàng, thời gian từ 5-10 phút.

Huyệt tam âm giao: Đây là huyệt giao nhau của 3 kinh tâm, tỳ, thận.

Tác dụng: Sưng đau vùng cẳng chân, đau do thoát vị, tiêu hóa kém, ăn không tiêu, sôi bụng, đầy bụng, chống nôn. Toàn thân đau nhức, nặng nề, khó ngủ.

Vị trí: Ở mặt trong cẳng chân; Bờ trước cơ gấp dài các ngón và cơ cẳng chân sau; Các nhánh vận động của dây thần kinh chày sau + dây thần kinh hiển trong. Cách lấy từ chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong đo lên 3 tấc. Huyệt ở bờ sau trong xương chày.

Cách bấm: Tay phải ôm lấy cổ chân phải, ngón cái bấm vào huyệt, bấm nhẹ nhàng, ấn dần từ nông đến sâu, người bệnh cảm thấy căng tức. Thời gian bấm từ 5-10 phút.

Huyệt quan xung vị trí ở dưới phía ngoài móng tay của ngón tay vô danh (ngón tay thứ 4 hay còn gọi là ngón đeo nhẫn).

Cách bấm: Bàn tay trái úp bàn tay phải ôm lấy 4 ngón tay, ngón cái bấm vào vị trí huyệt, vừa bấm vào huyệt vừa day, bấm khoảng từ 5-10 phút.

Khu thủ tâm: Nằm trên lòng bàn tay, đối diện với huyệt hợp cốc ở mu bàn tay.

Trước khi đi tàu xe 30 phút, bấm nhẹ nhàng các huyệt trên, hoặc đặt một ít gạo trộn với dầu cao vào khu thủ tâm, sau khi lên xe dùng ngón tay bóp nhẹ vào các huyệt trên thì sẽ tránh được say tàu, xe, đồng thời cần tránh ăn no hoặc đói quá, cần ăn trước khi đi tàu xe khoảng 60 phút, uống đủ nước.

Những mẹo chống say tàu xe hiệu quả


Say tàu xe (hay là buồn nôn và nôn do say tàu xe) là một phản ứng bình thường trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Nguyên nhân của chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai (thí du đi tầu mà không có cửa sổ: tai cho biết đang di chuyển, trong khi mắt thì cho cảm giác là không di chuyển).

Say tàu xe có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là những các phòng chống say tàu xe dành cho trẻ em và người lớn.

Đối với trẻ em

- Trước khi đi, không nên ăn đồ béo, nhưng cần ăn chút gì đó vì tình trạng say xe sẽ tệ hơn khi bụng đói. 

- Nếu con dễ say xe, động viên con nhìn ra bên ngoài xe. Trẻ không nên nhìn vào những vật đang chuyển động, như ô tô khác, mà nên cố gắng tập trung vào thứ gì đó đứng im, như một điểm ở đường chân trời.

 Rất nhiều trẻ nhỏ say khi đi tàu xe.

- Đảm bảo là có gió và không khí trong lành cho bé, và ý tưởng tốt là nên mở cửa ra một chút.

- Không để trẻ đọc khi xe đang đi.

- Một số người thấy rằng giữ yên đầu có thể cải thiện tình trạng dễ say xe. 

- Cố gắng để bé không nghĩ tới chuyện say xe bằng cách hướng bé nghĩ tới những thứ khác.

- Nếu bé mệt vì say xe, nên tạo không gian yên tĩnh, không phàn nàn, than vãn về tình trạng của con, dừng xe (nếu đi xe riêng) và để bé đi dạo một chút trong không khí trong lành.

- Thuốc chống say xe có thể giúp trẻ, nhưng cần thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng cho con, nhất là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh.

Đối với người lớn

Trước ngày đi: cần thư giãn, tránh mệt mỏi vì khi thần kinh bị căng thẳng thường dễ gây nôn ói.

Ngày đi: nên ăn nhẹ, không nên uống bia, rượu trước và trong khi đi.

Chọn chỗ ngồi: nếu du ngoạn đường dài bằng thuyền, tàu thì nên ngồi ở giữa là nơi ít chao đảo để giảm bớt khó chịu. Trên xe nên ngồi cạnh cửa thông gió. Hiện nay có một điều bất tiện là đa số xe du lịch thường dùng máy lạnh, đóng kín các cửa. Nếu bạn là người bị say tàu xe, tốt nhất nên yêu cầu hướng dẫn viên du lịch để mở hé phần cửa kính sát chỗ ngồi của mình.

 Tư thế ngồi rất quan trọng để tránh say tàu xe.

Tư thế ngồi: tránh tư thế ngồi cúi đầu (đọc sách, báo…) khi tàu, xe đang di chuyển lắc lư. Cần giữ cho đầu thẳng, ngửa nhẹ ra sau. Nên nhìn cảnh vật trước mắt, không nên nhìn cảnh vật hai bên đường vì khi tàu xe chạy nhanh ngang qua tầm nhìn sẽ dễ gây chóng mặt vì mắt là cơ quan báo hiệu vị trí của cơ thể trong không gian, truyền tín hiệu thần kinh lên não. Thở chậm và sâu. Nên tránh khói thuốc lá. Đắp khăn lạnh lên trán và cổ.

Ba cách hiệu quả chống say xe

Trước đây tôi cũng hay say nên rất hiểu và thông cảm với những ai phải đi lại nhiều. Tuy nhiên, tôi đã hoàn toàn hết say sau khi áp dụng thành công 3 cách là sử dụng thuốc chống say máy bay, tự cầm lái (thực tế là chẳng tài xế nào say), tập luyện và tuân theo các quy tắc khi ngồi trên ôtô.

1. Sử dụng thuốc chống say máy bay: Áp dụng cách này nếu bạn muốn đơn giản và hiệu quả, mỗi một lượt đi xe dùng 2 viên. Bạn ra hiệu thuốc mua 2 viên thuốc chống say máy bay (viên trắng nhỏ, loại của Pháp). Ăn no, không nhịn đói, uống đủ nước và 2 viên thuốc 30 phút trước khi bước lên xe.

Đặc biệt chú ý là bạn phải uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi lên xe, không được uống kèm với bất kỳ thuốc chống say nào khác. Nếu không thuốc không có tác dụng. Hiệu quả rất cao, gần như không gây buồn ngủ hay say thuốc. Nhiều người say lên say xuống nhưng khi uống thấy cực kỳ hiệu nghiệm, đi hàng trăm km không cảm thấy gì.

Đọc sách báo là một trong những nguyên nhân gây say xe.

Đọc sách báo là một trong những nguyên nhân gây say xe. Ảnh: MSN.

2. Tự cầm lái: Nếu bạn có điều kiện, hãy đi học lái xe và tự cầm lái. Vợ của một người bạn tôi cũng rất say xe. Chồng cô ấy chữa bằng cách bắt tự lái. Một thời gian sau chẳng thấy say nữa.

3. Luyện tập và tuân thủ các quy tắc: Ngồi cùng hướng với xe (mặt cùng hướng xe di chuyển, tuyệt đối không ngồi quay ngược lại), không nằm. Mắt nhìn đường qua kính chắn gió, quan sát tình huống giao thông trên đường, tưởng tượng như mình đang lái xe vậy. Bạn hạn chế nhìn qua cửa kính, không nhìn các vật quá gần di chuyển lướt qua liên tục sẽ chóng mặt.

Không ngồi ở cuối xe. Nên ngồi ghế nằm trên trục/cầu sau xe bởi vị trí này ít bị lạng nhất khi xe rẽ. Dùng bông gòn nhét vào hai tai, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều khi không nghe tiếng động cơ gầm rú.

Đừng xuống kính và nên đi xe có điều hòa. Vì xuống kính sẽ có khói xăng vào xe. Nếu điều hòa hôi, có thể dùng quả quít, quả dứa để khử mùi. Bạn không được đọc bất cứ thứ gì trên tay (sách báo/điện thoại di động/laptop...), hạn chế tối đa việc nhắn tin vì các hành động này làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn bình thường, gọi điện thoại thì có thể được.

Khi xe phanh, hít thở từ từ, hít thật sâu dần dần cho đến khi thật căng hai lá phổi, giữ lấy hơi, không được thở ra vội vàng, giữ hơi đến khi xe giảm tốc hoàn toàn và bắt đầu chuyển động đều thì thở nhẹ ra nhưng thật từ từ, tiếp theo là hít thở sâu khoảng 2, 3 lần nữa.

Động tác này rất quan trọng, rất nhiều người say đã bị nôn khi xe phanh gấp hoặc đang đi dừng hẳn lại để bắt khách. Việc hít thở sâu và thở ra thật từ từ giúp cho cơ thể có nhiều ôxy, giữ hơi, đồng thời đây là một "tiểu xảo" để làm giảm sự nhạy cảm của tiền đình.

So với cách đầu tiên dùng thuốc thì cách này hơi phức tạp, đòi hỏi bạn phải tuân thủ đúng mới có hiệu quả. Tuy nhiên nếu áp dụng thành công bạn sẽ thấy rất vui, vì từ nay có thể đi du lịch, công tác xa thoải mái bằng ôtô mà không phải lo say nữa. Tôi đã chia sẻ phương pháp này với nhiều người, và phần lớn họ thấy hiệu quả.

Tôi và em trai đều là những người to khỏe nhưng trước đây đi tàu xe rất khổ, chỉ 15-20 km đã bị. Mỗi lần say thì như một trận ốm nặng, chẳng còn thiết tha đi tham quan du lịch gì nữa. Vốn là người cứng đầu, tôi không cam chịu việc say xe "lãng xẹt" như vậy.

Tôi đã suy nghĩ và tìm hiểu rất nhiều. Điều gì làm người ta bị say. Tại sao có người bị có người không? Sao đi xe máy không say, ngồi ôtô lại say dù vẫn là chuyện ngồi trên một vật khác di chuyển đưa cơ thể ta di chuyển theo. Câu trả lời nằm ở tiền đình của con người. Sở dĩ con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng (diễn viên nhào lộn), di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình mà không bị ngã là nhờ có tiền đình.

Tiền đình giúp cơ thể cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái thăng bằng. Bạn nhắm mắt cũng biết đang đứng thẳng/đứng nghiêng hay dốc ngược đầu, hay như khi bạn đi trong bóng đêm, không cần mắt để giữ thăng bằng. Tiền đình hữu ích như vậy, nhưng với những người say xe - những người có tiền đình quá nhạy cảm - nó lại là vấn đề.

Khi người bị say đi xe ôtô, tiền đình họ hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Nó cố gắng cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể. Tuy nhiên, cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao.

Ví như xe ôtô phanh gấp, hoặc tăng tốc, tiền đình cảm nhận gia tốc thay đổi, tuy nhiên mắt người nhìn nội thất/một số vật nằm trong xe không chuyển động so với cơ thể, nên hai thông tin từ thị giác và tiền đình là không thống nhất.

Tai nghe tiếng máy rú to gây cảm giác xe chạy nhanh, nhưng có thể thực sự lúc đó xe không chạy nhanh và tiền đình cảm nhận xe chạy không nhanh (do tài xế chạy ép số thấp, khi lên dốc chẳng hạn). Sự không nhất quán giữa tiền đình, mắt và tai gây ra cảm giác say cho cơ thể. Vậy mọi phương pháp tập luyện hay quy tắc đi xe đều phải xoay quanh vấn đề giảm bớt sự nhạy cảm của tiền đình (tạm thời "tắt" nó đi).

Bạn sẽ để ý những điều khuyên không nên làm khi đi ôtô ở trên cũng đều từ nguyên lý này: ngồi ngược, nằm, đọc sách, nhìn vào nhà cửa xe cộ lướt qua liên tục... là những hành động làm cho tiền đình phải hoạt động mạnh hơn.





Mẹo giúp tránh say tàu xe.
Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả
Cách chống say xe hiệu quả
Uống thuốc chống say tàu xe có hại không?
Biện pháp chống say tàu xe cực hiệu quả
Bí quyết chống say tàu xe rất nhạy, cực đơn giản
Thuốc chống say tàu xe cho phụ nữ cho con bú
Chống say tàu xe bằng gừng bài thuốc dân gian





(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý