Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé để có những khuôn hình cực đáng yêu

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé để có những khuôn hình cực đáng yêu

19/04/2015 08:21 AM
2,418

Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé để có những khuôn hình cực đáng yêu. Chụp ảnh cho bé là một nghệ thuật khó trong nhiếp ảnh, đòi hỏi kỹ thuật và sự sáng tạo cao, không những thế mà một điều rất quan trọng là phải am hiểu tâm lý trẻ con để có thể bắt được những khoảnh khắc ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ tạo nên những bức ảnh baby đẹp.




Với kinh nghiệm chụp ảnh cho rất nhiều baby các nhiếp ảnh gia của RuaAnh.Com sẽ mách bạn một vài bí quyết nhỏ để bạn có thể tự chụp ảnh cho bé yêu của mình. Khi chụp xong bạn tha hồ lựa chọn rồi mang ảnh đến RuaAnh.Com để làm 1 Album ảnh kỷ niệm.

1. Khi chụp ảnh cho bé yêu quan trọng nhất là phải tạo được không khí thoải mái cho trẻ

khi chup anh cho be yeu phai tao duoc khong khi thoai mai cho tre
Tạo không khí thoải mái khi chụp ảnh cho bé yêu

Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Hãy chứng tỏ mình là bạn của trẻ chứ không phải một thợ săn ảnh khó tính. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chọn những máy ảnh compact cao cấp có tốc độ chụp liên tiếp tốt thay cho những chiếc DSLR cồng kềnh nhằm khiến trẻ em tự tin hơn khi đứng trước ống kính. Cũng đừng ngại phải chụp nhiều vì với những khoảnh khắc ngẫu nhiên, trong 10 bức ảnh bạn chụp thường chỉ có một vài tấm đạt mà thôi.
2. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn.

Không giống như người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo “form”. Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng thế nọ, ngẩng mặt thế kia… mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp. Tốt nhất bạn nên tạo mối quan hệ thân mật với trẻ (và cả bố mẹ của chúng) để dễ dàng đóng góp chỉnh sửa khi cần. Có thể dễ dàng tạo được một nụ cười tự nhiên cho trẻ nếu trong quá trình chụp bằng cách kể chuyện vui hay đề nghị trẻ kể về gia đình chúng. Những đứa có cá tính mạnh thường khiến bạn đau đầu, nhưng hãy để chúng tự do làm điều gì mình muốn. Một khi tạo được lòng tin của trẻ, bạn sẽ dễ dàng “hành nghề” hơn rất nhiều!

3. Tạo những bức ảnh thể hiện đúng sự ngộ nghĩnh trẻ thơ baby.
Sự ngộ nghĩnh ngây thơ của trẻ tạo nên hồn của bức ảnh
Sự ngộ nghĩnh ngây thơ của trẻ tạo nên hồn của bức ảnh

Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất khi chụp là phải mô tả đúng bản chất của đối tượng. Không nên hướng dẫn trẻ làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.

Miriam Hsia, chỉ đạo nhiếp ảnh của tạp chí Parenting, cho rằng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh thật nhất nếu biết cách làm cho trẻ em thoải mái như ở vườn trẻ hay như khi ở cùng bạn bè hoặc bố mẹ. “Bạn đừng mong chụp được những bức ảnh sinh động khi nào muốn. Những giây phút ấy thường rất bất ngờ và nhanh. Do đó luôn cầm máy trên tay và cố gắng chụp càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên, những “khoảnh khắc chết” như khi trẻ ngủ hay khóc cũng tạo được ấn tượng sâu sắc nếu bạn biết cách tận dụng chúng.
4. Hãy để bố mẹ ra ngoài tầm ngắm của ống kính khi chụp ảnh cho bé.

Sẽ dễ dàng hơn cho bạn nếu đi cùng trẻ là những ông bố bà mẹ, bởi khi chụp, trẻ sẽ thấy an tâm. Tuy nhiên, nên hạn chế việc đặt người lớn vào tâm điểm khung hình, khi đó ảnh không còn thể hiện tính ngộ nghĩnh, đáng yêu nữa! Trong một số trường hợp, trẻ em sẽ cảm thấy thoải mái làm những gì chúng muốn mà không có phụ huynh xung quanh. Những ông bố bà mẹ khó tính luôn làm trẻ rối tung lên lúc chụp và kết quả là bạn sẽ thu được những bức ảnh chẳng ra gì.
Khong co bo me ben canh be se thoai mai hon khi chup anh
Không có bố mẹ bên cạnh bé sẽ thoải mái tự nhiên hơn khi chụp ảnh
5. Cố gắng chụp gần, điều tiết ánh sáng hài hòa.

Các nhiếp ảnh chuyên nghiệp thường chụp trẻ em bằng những ống góc rộng để đạt được độ gần cũng như độ sắc nét tối đa cho ảnh. “Vẫn là chưa đủ nếu bạn chụp một bức cho trẻ từ đầu xuống cánh tay” – Miriam Hsia cho biết. Một khuôn mặt ngộ nghĩnh, một đầu gối lấm lem, những ngón tay búp măng… luôn gây được sự chú ý đặc biệt cho người xem, nếu ảnh đó chụp đủ gần.

Hãy cố gắng dùng ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn ánh nắng ban mai hay ánh sáng phản chiếu từ những đám cỏ… Nếu bắt buộc phải sử dụng đến ánh sáng nhân tạo thì không được tập trung toàn bộ vào khuôn mặt. Sẽ rất lý tưởng nếu bạn phả nhẹ ánh đèn flash lên đối tượng cần chụp kết hợp với ánh sáng tự nhiên!
6. Chụp ảnh trẻ con tốt nhất vào thời điểm sáng sớm.

Ánh nắng ban mai thường làm màu da trên ảnh mịn và hồng hào hơn. Màu sắc của cảnh vật xung quanh như lá, hoa cũng mượt và đỡ gắt hơn. Ngoài ra, trẻ em thường cảm thấy thoải mái và rất thích nô đùa vào buổi sớm, bạn nên tận dụng cơ hội này để “bắt” những kiểu ảnh chân thực và giàu màu sắc nhất.
7. Cố gắng thu hút sự tập trung của trẻ.
Khi chup anh cho be hay co gang chup gan
Cố gắng chụp gần để thấy được rõ cảm xúc của bé yêu qua nét mặt

Đừng để trẻ nghĩ rằng bạn đang tìm cách chụp ảnh chúng, cũng đừng tạo cho trẻ tâm lý ngượng nghịu khi đứng trước người lớn. Bạn cố gắng làm mọi thứ để trẻ cảm thấy như không có gì ràng buộc, chẳng hạn thu hút chúng vào một chủ đề hay việc gì đó, như thử quần áo hay tập trang điểm… Đừng để lộ ra rằng bạn đang “soi mói” chúng. Nhiếp ảnh gia Embry Rucker cho biết, “ngoài việc làm trẻ thoải mái bằng việc nói chuyện, hãy cố gắng lắng nghe và tán đồng khi chúng nói. Nếu có thể, nên để một chú mèo hay chó chơi với chúng khi bạn nhiếp ảnh. Điều này khiến trẻ tự tin hơn”.
8. Phát hiện và giải quyết nhanh những vấn đề của trẻ.

Trong đa số trường hợp, những vấn đề của trẻ sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để giải quyết cũng như làm bạn cụt hứng. Vì thế, hãy cố gắng hiểu và quan tâm đến chúng từng phút một, đừng để trục trặc trở nên nghiêm trọng. Bạn hẳn không muốn chụp một cậu bé đang khóc vì dẫm phải gai hay một cô bé dỗi vì quần áo lấm lem! Việc này đòi hỏi người chụp phải chút “năng khiếu” dỗ dành cũng như sức chịu đựng lớn. Nếu tình hình không khá lên, cách tốt nhất là nhờ đến sự trợ giúp của “phụ huynh” và tìm cơ hội khác để chụp.


Kinh Nghiệm Chụp Ảnh Thật "Hot" cho bé


Nhận thấy cả nhà đều thích chụp ảnh cho các bé, mình xin chia sẻ vài kinh nghiệm chụp ảnh trẻ em và một số cách chỉnh bố cục cho ảnh đẹp hơn. Mong rằng cả nhà sẽ có thể lưu giữ những khoảng khắc đẹp của bé yêu mình.

Kinh nghiệm chụp ảnh trẻ em:

Phần 1:Một vài quan điểm
-Máy ảnh nhiều chấm (Mega Pixel) sẽ cho ảnh đẹp hơn: hoàn toàn không phải, với những máy ảnh 3-4 chấm, nếu nắm vững cách chụp bạn vẫn có thế có được những bức ảnh đẹp như thường. Bạn đừng có theo thời, lăn tăn, thấy anh bạn có máy nhiều chấm mình cũng ráng đu theo, mua máy nhiều chấm để rồi không có tiền mua sữa cho con hì..hì
-Máy Nikon, Canon, Sony, Olympus, Fujifilm… cái nào chụp đẹp hơn vậy? Xin thưa đối với dòng máy du lịch thì cái nào cũng đẹp bạn à. Nói chung bạn có máy gì thì cứ xài máy đó. Qua phần sau thì bạn sẽ hiểu.



Phần 2:Chụp liên tục:
-Chụp càng nhiều càng tốt: ngày nay, chúng ta đều xài máy kỹ thuật số, ảnh được truyền qua máy tính, cái nào không đẹp thì chùng ta bỏ đi, không phải tốn tiền tráng rọi như xài máy phim. Do đó, tôi khuyên bạn hãy chụp càng nhiều càng tốt, đừng quá chú tâm vào bố cục mà bỏ lỡ những khoảng khắc đẹp của bé.
-Chụp ảnh trẻ em, quan trọng là thể hiện được nét biểu cảm ở khuôn mặt bé. Do đó, chụp liên tục là cách bạn bắt được một số nét biểu cảm kịp thời của bé. Đó cũng là lí do tôi nói rằng không quan trọng bạn chụp bằng máy nào cho đẹp, quan trọng là bạn bắt được khoảng khắc đẹp của bé không.



-Trẻ con rất hiếu động, loay hoay không ngừng, chụp liên tục may ra trong nhiều tấm của một góc máy, bạn lựa ra được 1 tấm rõ nét đã là thành công rồi. Thông thường, tỉ lệ đạt của tôi là …< 1/10, nghĩa là chụp khoảng 100 tấm (tương đương 3 cuộn phim, hix hix…) tôi mới lựa ra được khoảng 10 tấm đạt thôi.
-Tốc độ chụp của máy du lịch thường rất chậm.Nếu trong nhà, đôi lúc mất khoảng gần 2 giây để bạn chụp xong, vì máy phải đo sáng, oánh flash 2 lần để thực thi bức ảnh. Do đó, tại sao có đôi lúc ta thấy bé nhe răng cười đẹp quá, bấm chụp tách .. tách ra nhìn lại thấy đang…mếu… Hãy chụp càng nhiều càng tốt.

Phần 3:Ánh sáng
-Bạn hãy luôn nhớ, với ánh sáng trong phòng thì khó có thể có được ảnh đẹp. Vì vậy, hãy đem bé đến gần cửa số, ra sân vườn hoặc đi công viên chụp. Với ánh sáng trời tự nhiên thì ảnh sẽ đạt hơn.
-Thời gian chụp đẹp nhất là khoảng từ 8h sáng đến 11h trưa và khoảng từ 4h đến 6h chiều. Lúc này, bé mới ngủ dậy nên sẽ cảm thấy thoải mái, sung sức nhất. Nếu bạn chụp buổi quá trưa, bé sẽ dễ mệt mỏi, cảm giác không vui nên không đạt được biệu cảm tốt. Chẳng những bé, mà Ba Mẹ của bé (tức là chúng ta đây) còn mệt nữa là, sáng dậy còn sung sức chụp, đến trưa phải giặt 3 thau đồ, ủi một sào đồ rồi thì còn sức đâu mà giỡn với bé để chụp với choẹt… hix..hix…



- Đừng quá trong mong vào flash của máy ảnh. Flash theo máy chỉ đánh xa trong tầm… 3m thôi. Nếu xa quá hình sẽ bị tối, nếu gần quá thì mặt bé bị chói nên cũng khó đẹp được. Ngoài ra, nếu bé còn nhỏ, đánh flash trực tiếp có thể gây hại đến mắt của bé (cái này không thấy nhà sản xuất khuyến cáo, tuy nhiên mình đề phòng vẫn hơn). Tốt hơn hết là nến có cái flash rời, ta đánh dội lên trần, vừa được ánh sáng tỏa ra, vừa tránh gây hại đến mắt bé. Với những máy không gắn được flash rời thì tốt nhất nên sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Phần 4: Chụp xóa phông
Tại sao phải chụp xóa phông? Vì khi chụp xóa phông, nền phía sau sẽ nhòa đi, nhân vật chụp của bạn sẽ rõ nên có cảm giác nhân vật của bạn sẽ nổi hơn so với nền.
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc, tui thấy nhiều hình chụp em bé ở trước đẹp quá, còn phông nền thì nhòa đi, sao hay dzị ta? Xin thưa, bạn hoàn toàn có thể làm được. Xin bạn hãy làm theo các bước sau:
-Bạn zoom máy ảnh của bạn ra hết cỡ.
-Bạn đặt bé làm sao vẫn nằm gọn trong khuôn ảnh mà bạn đã zoom.
-Chú ý đặt làm sao cho khoảng cách từ bạn đến bé nhỏ rất nhiều so với khoảng cách từ bé đến phông nền đằng sau (cái này ra công viên là được nhất vì không gian rộng)
-Ráng gồng mình, nín thở và … bấm nhiều lần, vì chắc chắn khi kéo zoom hết cỡ như vậy hình rất dễ nhòe do rung tay đó.

Có một số trường hợp, khi zoom hết cỡ chụp lên thấy nhòe hết sức, cả phông nền lẫn chủ thể cũng nhòe nhoẹt luôn, sao vậy ta? Xin bạn hãy xem lại máy ảnh của mình, có thể bạn đang sở hữu một máy ảnh siêu zoom (lớn hơn 6x, tức là 8x, 10x, 12x). Bạn hãy kích hoạt chức năng chống rung, hoặc nếu như máy không có chức năng đó thì bạn hãy zoom bớt lại một tí.



Những lưu ý khi chụp ảnh cho bé




[IMG]


Chụp ảnh cho bé đôi khi rất dễ nhưng có lúc lại rất khó. Vậy điều gì quyết định việc chúng ta có thể chụp ảnh cho bé đẹp hay không? Theo kinh nghiệm, anhbeyeu sẽ chia sẻ một vài điều mà các Mẹ cần lưu ý đến trước khi chụp ảnh cho bé yêu nhà mình:
Tâm trạng của bé có thể coi như là điều quan trọng nhất để tạo nên những bức ảnh đẹp cho bé yêu của bạn. Với mỗi độ tuổi khác nhau, tâm trạng của bé cũng sẽ có thay đổi khác nhau.
- Với bé từ 1-3 tháng tuổi: bé chỉ có thể nằm ngửa nên chỉ có 1 vài dáng có thể chụp được cho bé. Các mẹ hãy lưu ý đến việc chụp trước và sau khi cho bé ăn, lưu ý cách bắt chuyện với bé. Khi bé thức, hãy bắt chuyện với bé để tạo sự chú ý của bé giúp bé nhìn thẳng vào máy ảnh, tránh chụp chéo từ chân lên hoặc chụp với từ đầu xuống sẽ không đẹp. Khi bé ngủ, hãy tìm các góc chụp nghiêng, hoặc kê gối, chăn để tạo thế nghiêng cho bé, tránh chụp thẳng từ trên xuống khi bé ngủ vì như thế cũng sẽ không đẹp tí nào. Vào độ tuổi này, bé hay ngủ thất thường nên các mẹ hãy để ý thời điểm mà bé sẽ thức lâu nhất trong ngày.

[IMG]


[IMG]


- Với bé từ 3-6 tháng tuổi: tâm trạng của bé được thể hiện rõ ràng hơn và bé đã bắt đầu cảm nhận được không gian xung quoanh. Sau khi chuẩn bị xong mọi việc như cho bé ăn, xi bé đi tiểu, mặc quần áo cho bé, Mẹ hoặc Bố bắt đầu đánh động bé bằng lời nói, cử chỉ, âm thanh một cách liên tục để gây sự chú ý mạnh từ bé. Lúc này là thời điểm thích hợp nhất để chụp ảnh cho bé, Bố và Mẹ hãy cố gắng nắm bắt vì bé sẽ nhanh chóng không chú ý đến mọi thứ chỉ sau 30p. Hãy cho bé ăn trước khi chụp khoảng 30p-1h để bé không khóc hay khó chịu vì đói khi đang chụp, khi đó các mẹ sẽ có nhiều thời gian sáng tác ảnh cho bé hơn, . Hãy cố gắng chụp nude cho bé nếu cổ bé đã cứng, bé đã có thể ngóc đầu dậy.



[IMG]


[IMG]


- Với bé từ 6-12 tháng tuổi: thời điểm này bé khá nhạy cảm, khi đã vui là sẽ vui vẻ cả giờ đồng hồ nhưng khi đã khóc là sẽ khóc cho đến khi bố, mẹ bỏ máy ảnh xuống thì thôi . Cả bố và mẹ hãy chơi với bé khoảng 5p trước khi chụp để bé quen với không gian xung quoanh, sau khi thấy bé bắt đầu hòa nhập với mình khi đó mới lấy máy ảnh ra chụp. Trong khi chụp, nếu bé khóc thì các mẹ đừng cố gắng chụp thêm, hãy bế bé lên và dỗ bé, chơi với bé. Bé sẽ chán trò chơi cũ rất nhanh nên hãy tìm một trò chơi mới và chơi với bé, khi thấy bé vui vẻ với trò chơi mới hãy chụp tiếp.

[IMG]


[IMG]


- Với bé từ 12-24 tháng tuổi: lúc này đa phần các bé đã biết đi lại nên các bé sẽ chạy lung tung, chơi mỗi nơi 1 tí rất hiếu động. Các mẹ hãy cứ để bé chơi trò gì bé thích và hãy lựa thời điểm, chọn góc chụp để chụp cho bé, không nên ép bé đứng kiểu này và tạo dáng kiểu kia bởi khi bị ép, bé sẽ rất gượng. Hãy để ý đến những bài hát, trò chơi, đồ vật mà bé thích để chơi cùng bé. Hãy bật 1 vài bài hát mà bé hay nhảy theo ở nhà và cùng hát, cùng nhảy với bé.

[IMG]


[IMG]


- Với bé trên 24 tháng tuổi: bé đã bắt đầu nghe, hiểu và nhận thức được nhiều vấn đề. Chủ yếu là bố, mẹ hãy cùng chơi với bé, có thể chỉ bé cách tạo dáng đẹp thế này, dáng điệu thế kia để chụp ảnh cho bé. Một vài bé ở độ tuổi này rất khó nói, các mẹ không nên giận quá và quát, mắng bé khi bé không chịu làm theo ý mình, hãy tìm cách chơi cùng bé hoặc để bé tự chơi trò gì bé thích, đây là điểm mấu chốt chụp ảnh đẹp cho bé vào độ tuổi này.

[IMG]


[IMG]


[IMG]

[IMG]


Những lưu ý chung:
- Ảnh nude của bé là một thể loại ảnh rất đẹp mà sau này khi lớn hơn, bé sẽ không thích hợp để chụp nữa. Từ 5-10 tháng tuổi là khoảng thời gian thích hợp nhất để chụp ảnh nude cho bé (Khi bắt đầu biết lẫy và trước khi biết tập đi)
- Nếu đưa bé đi chụp ảnh ngoài studio, hãy chơi với bé trước 5,10p để bé quen với không gian xung quoanh và người chụp ảnh.
- Khi chụp ảnh cho bé, không nên quát mắng bé, bắt bé phải làm theo ý mình; hãy chơi cùng bé và hãy để bé chơi tự nhiên -> bạn sẽ có được những hình ảnh đẹp về bé yêu của bạn



10 Nguyên Tắc Căn Bản Để Bạn Tự CHỤP HÌNH ĐẸP CHO BÉ !


Hy vọng tài liệu hữu ích với các bạn!

Lưu ý, Đã là chụp ảnh cho trẻ em, tức là bạn thường xuyên phải “ theo Mẫu” chứ không phải là bắt các bé theo ý mình, muốn được hình đẹp thì các bạn cần tỉ mỉ, kiên nhẫn và chịu khó…CHỤP!

Tuy nhiên, không vì thế mà không thể có những lưu ý để làm cho hình ảnh của các bạn đẹp hơn, những thiên thần nhỏ của chúng ta luôn có những phút giây ngộ nghĩnh, nhí nhảnh, hồn nhiên, tươi vui; có lúc nghịch nghợm, lại có lúc trầm tư…Hãy lưu ý thêm vài điều dưới đây để tránh bỏ đi những bức hình, những khoảnh khắc “ TUYỆT VỜI NHẤT CỦA BÉ “.

QUY TẮC 1: Hạ góc chụp ảnh - Ống Kính Giữ Ngang Tầm Mắt Bé:

Đã là BÉ, thì luôn bé và thấp, bởi vậy tránh đứng từ trên cao chụp xuống ( Thi thoảng thì vẫn được) mà  hãy nhớ hạ thấp máy ảnh, luôn cố gắng để ống kính máy ảnh ngang với tầm mắt của bé, nếu bé nhìn thẳng thì cực kỳ đẹp, đôi khi ngước lên, hoặc ngước xuống…cũng tạo ra những hiệu ứng lạ và ngộ nghĩnh đánh yêu chỉ có ở bé…

hướng-dẫn-chụp-ảnh-cho-các-bé-trẻ-em

QUY TẮC 2: Chụp ảnh cho bé - Tư Thế Nằm Nghiêng của Bé:

 hãy để đối tượng của bạn nằm trên một mặt phẳng ( giường, bàn , cỏ, có thể mặt phẳng trống hoặc thêm 1 vài vật nhỏ ngộ nghĩnh cho sinh động ) và chụp từ một góc rất thấp(vẫn như nguyên tắc 1: ống kính ngang tầm mắt), đồng thời cho bé nằm hơi nghiêng một góc từ 35 đến 80 độ so với ống kính của máy ảnh, chăc chắn bạn sẽ được POSE hình toàn thân cho bé rất đẹp.

chup-anh-nghe-thuat-cho-be-o-dau-dep-tai-ha-noi

QUY TẮC 3: Chụp hình cho trẻ em - Dáng nằm thẳng cho các bé yêu:

 Cũng là lựa chọn tư thế, nếu như ba mẹ ko thix bé nằm nghiêng như nguyên tắc 2 thì có thể lựa chọn bé nằm thẳng, hướng thẳng ống kinh, 2 tay chống cằm hoặc tạo dáng ( ép nhẹ ngón trò vào má…), tư thế này nếu biết làm cho mắt bé hướng vào ống kính thì sẽ rất tuyệt vời…(Việc làm thế nào để thu hút bé thì do từng bé, bố mẹ bé hiểu nhất, với DAN tôi thì hay dùng:IPHONE..hi hi),có thể để cạnh bé 1 vài đồ xinh xắn…

Chụp ảnh cho trẻ em đẹp và rẻ tại hà nội

QUY TẮC 4: Chụp ảnh trẻ con - Bí Mật - Bật Mí = " KHĂN TRÙM ĐẦU ":

NOTE: Nguyên tắc này thường hiệu quả hơn khi  “ Mẫu” là các bé dưới 2 tuổi ạ!

 Một kiểu tạo dáng dễ thương khác để chụp ảnh em bé. Đặt em bé lên một chiếc giường và trùm lên một tấm chăn để bé hé đầu ra (bạn có thể giả vờ chơi trò trốn tìm với bé, và tìm cách chộp khoảnh khắc bé hé đầu ra). Để có kết quả tốt nhất, hãy đảm bảo màu sắc của chăn cũng như ga trải giường phối màu tốt với nhau. Dùng toàn màu trắng cũng rất đẹp.

anh be yeu - chup anh ky niem sinh nhat cho be

QUY TẮC 5: Chụp ảnh thời trang cho Bé - Ôm hoặc Cưỡi :

Không chỉ bạn mới “ THÍCH ÔM – VÀ ĐƯỢC ÔM!), các bé cũng vậy, hãy lựa chọn và dành cho bé những khoảnh khắc vui tươi bên những món đồ ưa thix như siêu nhân, gấu, hổ,cá…Chắc chắn bé sẽ rất “ đáng yêu đấy bạn ạ…”

chup anh cho be o dau dep

QUY TẮC 6: Chụp hình nghệ thuật cho Bé - Chụp ảnh Bé lúc vui chơi:

 Việc vui chơi luôn là một công việc không thể thiếu của tụi nhỏ, đừng bận tâm bé chơi gì, chơi thế nào, cứ để cho bé thỏa sức nô đùa, thỏa sức sáng tạo, hãy tranh thủ cầm máy và đợi những phút giây “ Chết cười ” của các bé nha

chụp ảnh nghệ thuật cho bé tại hà nội

QUY TẮC 7: Chụp hình cho bé yêu - Chụp ảnh bé lúc HỌC và LÀM :

Bé luôn thích bắt chước người lớn, đôi khi cũng học đòi làm việc, học tập như ai đó, các bạn hãy tranh thủ thời gian bé “ tập trung” vào công việc để POSE lại những phút giây nghiền ngẫm, suy tư vừa hồn nhiên, vừa đáng yêu của các bé…

chụp ảnh đẹp cho con nhà mình

QUY TẮC 8: Chụp ảnh bé yêu - Giữ mãi Nụ Cười Bé Thơ

Hãy chú ý và không bỏ lỡ khoảnh khắc bé đang cười lớn hoặc hét to. Những tình huống như vậy luôn luôn tạo ra những bức ảnh thể hiện được tình cảm và cảm xúc của nhân vật và do đó rất đáng xem. Nhưng, đừng cố tạo ra những nụ cười không tự nhiên, tránh tạo những cảm xúc giả với bất kỳ giá nào.

tìm nơi chụp ảnh cho bé tại hà nội

QUY TẮC 9:.  Chụp hình trẻ em - Miệng Xinh Chúm Chím:

Ở độ tuổi đang mọc răng, bé rất thix gặm, gặp cái gì cũng ngoàm ngoạm liên hồi, đây cũng là những khoảnh khắc tuyệt vời để bạn nắm bắt được những khoảnh khắc đáng nhớ. Với trẻ em, cái miệng luôn có muôn hình, vạn trạng, xinh xắn, duyên dáng, chúm chím, chu mỏ…thật tuyệt khi có được những pose ảnh mà cái miệng bé “ ĐẸP LẠ THƯỜNG”…

can tim noi chup anh nghe thuat cho be tai ha noi

QUY TẮC 10: Chụp ảnh nghệ thutật cho bé yêu - Đôi Mắt : cửa sổ tâm hồn:

Tập Trung hướng ống kính và thao tác lấy nét vào đôi mắt, có thể là nhìn thẳng, nhìn nghiêng, trường hợp này nên zoom lại gần để lấy cận cảnh  khuôn mặt bé, khi đó các bạn sẽ cảm  nhận  rõ ràng nhất lời dạy của ông cha: ĐÔI MẮT LÀ CỬA SỔ TÂM HỒN

kinh nghiem hay chup anh cho cac be

... Note: Chụp ảnh cho bé, đặc biệt là chụp ảnh nghệ thuật, thời trang cho các bé yêu lại là một vấn đề tưởng như đơn giản mà không phải vậy. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra bằng tổng hợp kinh nghiệm cho nghề, các mẹ xem và tự lựa chọn , thay đổi cho phù hợp, làm sao để càng ngày chụp ảnh cho các bé ....Ngày càng đẹp hơn.






Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Tự chụp ảnh cưới cần chuẩn bị gì?
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc -
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý